Bệnh sỏi mật nên kiêng gì và ăn gì? Lưu ý trong chế độ ăn

Rate this post

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa, điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa. Cùng Kenshin tìm hiểu bị sỏi mật nên ăn gì và kiêng ăn gì thông qua bài viết sau đây nhé!

Bạn đang đọc: Bệnh sỏi mật nên kiêng gì và ăn gì? Lưu ý trong chế độ ăn

Bệnh sỏi mật nên kiêng gì và ăn gì? Lưu ý trong chế độ ăn

Sỏi mật là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến

Vai trò của chế độ ăn uống đối với việc điều trị sỏi mật

Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp bạn duy trì sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật, bao gồm cả bệnh sỏi mật. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, điều chỉnh chế độ ăn uống là một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm để giảm nguy cơ mắc các bệnh lý đường mật.

Ngoài ra, các yếu tố khác như tuổi tác, giới tínhdân tộc cũng có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc sỏi mật.

Bệnh sỏi mật nên kiêng gì và ăn gì? Lưu ý trong chế độ ăn

Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp ngăn ngừa bệnh sỏi mật

Bị sỏi mật nên ăn gì?

Hoa quả và rau

Chế độ ăn lành mạnh, cân bằng với đa dạng các loại trái cây và rau quả là biện pháp hiệu quả để bảo vệ cho đường mật khỏe mạnh.

Hoa quả và rau xanh có đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin và chất xơ, đây đều là những chất cần thiết để giúp tăng tốc độ tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc sỏi mật.

Bệnh sỏi mật nên kiêng gì và ăn gì? Lưu ý trong chế độ ăn

Ăn nhiều rau quả giúp hỗ trợ đường tiêu hóa

Chất xơ

Chất xơ có công dụng hỗ trợ và tăng hoạt động đường tiêu hóa. Ngoài ra chất xơ cũng giúp thức ăn di chuyển dễ dàng hơn ở ruột và giảm hấp thu cholesterol từ ruột, từ đó giảm nguy cơ phát triển các bệnh lý về đường mật.

Bệnh sỏi mật nên kiêng gì và ăn gì? Lưu ý trong chế độ ăn

Chất xơ có vai trò kiểm soát quá trình tiêu hóa

Sữa ít béo

Sữa ít béo giúp hỗ trợ giảm lượng cholesterol trong mật, đồng thời bổ sung dinh dưỡng nên có thể ngăn ngừa sỏi mật một cách hiệu quả. Bạn có thể lựa chọn sử dụng các loại sữa hạt như sữa hạnh nhân, sữa yến mạch hoặc sữa đậu nành để thay thế cho sữa nguyên chất.

Bệnh sỏi mật nên kiêng gì và ăn gì? Lưu ý trong chế độ ăn

Sữa ít béo giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi túi mật

Thịt trắng

Trong khi thịt đỏ và sữa là nguồn cung cấp protein dồi dào, chúng cũng chứa nhiều chất béo bão hoà và gây tình trạng quá tải cho đường mật, dễ gây nên sỏi cholesterol.

Các loại protein ít béo như thịt gia cầm, cá, quả hạch, hạt, đậu, đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành có thể cung cấp protein mà không chứa quá nhiều chất béo bão hoà.

Bệnh sỏi mật nên kiêng gì và ăn gì? Lưu ý trong chế độ ăn

Bổ sung các loại thịt trắng có lợi cho đường mật của bạn

Thực phẩm giàu vitamin C

Thực phẩm giàu vitamin C là một lựa chọn tuyệt vời cho túi mật khỏe mạnh. Vitamin C, chất xơ có tác dụng làm giảm quá trình tạo ra bùn mật (Calci Bilirubinat và Cholesterol) – là tiền thân của sỏi mật.

Vì vậy, vitamin C có tác dụng tốt trong phòng ngừa sỏi mật, bổ sung mỗi ngày có thể làm giảm một nửa nguy cơ sỏi mật.

Bệnh sỏi mật nên kiêng gì và ăn gì? Lưu ý trong chế độ ăn

Cam và các loại trái cây có múi là những lựa chọn tốt làm giảm sự hình thành sỏi

Thực phẩm giàu canxi

Bổ sung đầy đủ canxi trong chế độ ăn giúp hỗ trợ sức khỏe túi mật. Canxi hiện diện trong các loại rau xanh sẫm màu như cải xoăn, bông cải xanh, cá mòi, nước cam và các chế phẩm từ sữa. Đặc biệt những người có nguy cơ mắc sỏi mật nên chọn các sữa ít béo.

Bệnh sỏi mật nên kiêng gì và ăn gì? Lưu ý trong chế độ ăn

Chế độ ăn bổ sung canxi giúp túi mật khỏe hơn

Thực phẩm giàu vitamin B

Vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B3 không chỉ đóng vai trò trong chuyển hóa năng lượng cho cơ thể mà còn giúp quá trình tạo máu và loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể.

Bổ sung vitamin B giúp giảm cholesterol trong máu, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường lưu thông máu cho túi mật, nhờ đó bảo vệ túi mật khỏi tổn thương, phòng ngừa hình thành sỏi. Ngoài ra, vitamin B còn giúp giảm nguy cơ phát triển viêm túi mật.

Tìm hiểu thêm: Những thực phẩm nên ăn khi bị cảm lạnh

Bệnh sỏi mật nên kiêng gì và ăn gì? Lưu ý trong chế độ ăn

Vitamin B bảo vệ túi mật khỏi quá trình viêm

Thực phẩm giàu protein thực vật

Giảm bớt chất béo động vật và tập trung vào chế độ ăn giàu protein thực vật giúp giảm hấp thu cholesterol, giảm tình trạng quá tải do tăng tiết dịch mật, từ đó ngăn ngừa nguy cơ hình thành sỏi mật.

Nguồn protein thực vật như đậu lăng, đậu nành, đậu hũ,… là những thực phẩm tuyệt vời để thay thế các loại thịt đỏ chứa nhiều cholesterol.

Bệnh sỏi mật nên kiêng gì và ăn gì? Lưu ý trong chế độ ăn

Đậu là nguồn protein thực vật tuyệt vời cho sức khỏe

Bị sỏi mật kiêng ăn gì?

Thực phẩm giàu chất béo xấu

Những loại thực phẩm giàu chất béo xấu gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, kể cả với những người bình thường. Chúng có thể khiến người bệnh sỏi mật bị đầy bụng, khó tiêu và làm tăng nguy cơ hình thành sỏi mới.

Nhóm thực phẩm giàu chất béo xấu bao gồm: mỡ và nội tạng động vật, những loại thịt có màu đỏ (thịt bò), lòng đỏ trứng, đồ chiên xào, thức ăn nhanh (xúc xích, hamburger),…

Bệnh sỏi mật nên kiêng gì và ăn gì? Lưu ý trong chế độ ăn

Thực phẩm giàu chất béo xấu làm tăng nguy cơ hình thành sỏi mới

Các loại sữa béo

Các loại thực phẩm như: phô mai, kem, sữa tách kem,… chứa rất nhiều chất béo bão hoà. Đây là loại chất béo có thể làm tăng kích thước sỏigây nên những cơn đau túi mật. Chính vì thế mà người bệnh sỏi mật nên hạn chế những loại thực phẩm trên.

Bệnh sỏi mật nên kiêng gì và ăn gì? Lưu ý trong chế độ ăn

Bi sỏi mật cần tránh các loại sữa béo như bơ, kem, phô mai,…

Tinh bột tinh chế, đồ ngọt

Các loại tinh bột tinh chế, đồ ngọt như: bánh ngọt, bánh quy, socola, kem, bánh pudding,… có chứa chất béo bão hòa, do vậy có thể làm tăng kích thước sỏi mật gián tiếp do làm tăng đường huyết. Vì vậy, người bệnh sỏi mật nên hạn chế sử dụng đồ ăn thuộc nhóm này.

Bệnh sỏi mật nên kiêng gì và ăn gì? Lưu ý trong chế độ ăn

Người bệnh sỏi mật nên hạn chế các loại tinh bột tinh chế, đồ ngọt

Đồ uống chứa chất kích thích

Sử dụng những đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia sẽ khiến túi mật phải làm việc nhiều hơn và có thể gây nên các cơn đau túi mật. Ngoài ra, những thức uống này cũng dễ gây tổn thương gantác động xấu đến chức năng bài tiết dịch mật của gan.

Bệnh sỏi mật nên kiêng gì và ăn gì? Lưu ý trong chế độ ăn

Rượu, bia rất có hại với người bệnh sỏi mật

Gia vị cay nóng

Một số hoạt chất trong ớt gây kích ứng và các cơn đau bụng mật dữ dội vì đặc tính cay, nóng của nó. Do đó, nên hạn chế tối đa những gia vị cay nóng như ớt để tránh gặp phải các cơn đau bụng do sỏi mật gây nên.

Bệnh sỏi mật nên kiêng gì và ăn gì? Lưu ý trong chế độ ăn

Người bệnh sỏi mật nên kiêng ăn các loại gia vị cay nóng như ớt

Xây dựng chế độ ăn uống cho người sỏi mật

Một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh cho người sỏi mật bao gồm:

  • Ăn nhiều rau, trái cây và tinh bột. Chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt nếu có thể.
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa. Chú ý lựa chọn các sản phẩm sữa ít chất béo.
  • Thịt, cá, trứng và các lựa chọn thay thế như đậu.
  • Hạn chế các thực phẩm giàu chất béo và đường, chẳng hạn như bơ, pho mát, bánh ngọt, bánh quy,… Thay thế chúng bằng chất béo không bão hòa có trong các sản phẩm phi động vật, chẳng hạn như dầu ô liu, quả hạch và các loại hạt.
  • Uống nhiều nước, ít nhất 2 lít/ngày.

Bệnh sỏi mật nên kiêng gì và ăn gì? Lưu ý trong chế độ ăn

Những người bệnh sỏi mật nên uống nhiều nước, ít nhất 2 lít/ngày

Các lưu ý chế biến thực phẩm cho người sỏi mật

  • Nên dùng giấy thấm để tránh dầu mỡ bị ngấm nhiều vào thức ăn. Tốt nhất là hạn chế việc chiên xào đồ ăn nếu có thể.
  • Ưu tiên nướng, luộc và hấp đồ ăn để hạn chế dầu mỡ.
  • Khi nấu món hầm nên tiến hành hớt bọt chất béo.
  • Không nên cho quá nhiều dầu khi chế biến và nên dùng dưới 6g muối/ngày.

Bệnh sỏi mật nên kiêng gì và ăn gì? Lưu ý trong chế độ ăn

>>>>>Xem thêm: 30 thực phẩm ít calo hỗ trợ giảm cân hiệu quả và các lưu ý giảm cân

Ưu tiên nướng, luộc và hấp đồ ăn để hạn chế dầu mỡ.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đầy đủ những thông tin về các loại thực phẩm mà bệnh nhân sỏi mật nên và không nên ăn. Nếu bạn thấy thông tin này hữu ích, hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!

Nguồn: Healthline, Patient, Spirehealthcare

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *