Sỏi bàng quang là một trong những bệnh lý đường tiết niệu phổ biến ở nam giới. Bệnh lý này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể nguy hại đến sức khỏe người bệnh. Cùng Kenshin tìm hiểu về các nguyên nhân gây sỏi bàng quang qua bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: Sỏi bàng quang: 11 nguyên nhân gây bệnh không thể chủ quan
Sỏi bàng quang không điều trị sớm có thể dẫn đến nhiễm trùng và các biến chứng khác
Contents
- 1 Phì đại tuyến tiền liệt (Prostate gland enlargement)
- 2 Các dây thần kinh bị tổn thương (Damaged nerves)
- 3 Tình trạng viêm nhiễm (Inflammation)
- 4 Dị vật bàng quang (Medical devices)
- 5 Sỏi thận (Kidney stones)
- 6 Phẫu thuật tạo hình bàng quang (Augmentation cystoplasty)
- 7 Túi thừa bàng quang (Bladder diverticula)
- 8 Cơ thể mất nước (Dehydration)
- 9 Sa bàng quang (Cystocele)
- 10 Hội chứng bàng quang kích thích
- 11 Hẹp niệu đạo
- 12 Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi bàng quang
- 13 Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Phì đại tuyến tiền liệt (Prostate gland enlargement)
Phì đại tuyến tiền liệt (tăng sản tuyến tiền liệt lành tính, hoặc BPH) có thể là nguyên nhân gây ra sỏi bàng quang ở nam giới. Kích thước tuyến tiền liệt tăng lên sẽ chèn ép niệu đạo và bóp chặt cổ bàng quang gây cản trở dòng chảy của nước tiểu, khiến nước tiểu không thể thoát ra ngoài.
Phì đại tuyến tiền liệt gây cản trở dòng chảy của nước tiểu
Các dây thần kinh bị tổn thương (Damaged nerves)
Thông thường các dây thần kinh truyền tín hiệu từ não đến cơ bàng quang, chỉ đạo cơ bàng quang thả lỏng hay siết chặt.
Tuy nhiên khi bị chấn thương tủy sống, đột quỵ hoặc các vấn đề sức khỏe khác sẽ khiến những dây thần kinh này bị tổn thương, ngăn tín hiệu từ não đến bàng quang. Khi đó nước tiểu đọng lại trong bàng quang và gây ra sỏi.
Đột quỵ khiến các dây thần kinh bị tổn thương và có thể gây ra sỏi bàng quang
Tình trạng viêm nhiễm (Inflammation)
Tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc xạ trị vùng chậu, đặc biệt là viêm bàng quang, có thể là nguyên nhân dẫn đến sỏi bàng quang.
Viêm nhiễm có thể dẫn đến sỏi bàng quang
Dị vật bàng quang (Medical devices)
Những trường hợp phải đặt ống thông bàng quang kéo dài như người bệnh hôn mê thở máy kéo dài, người bị liệt không tự chủ trong việc tiểu tiện…. có nguy cơ hình thành sỏi bàng quang.
Đôi khi các dị vật khác như dụng cụ tránh thai vô tình di chuyển đến bàng quang hay ống thông niệu quản để lâu cũng gây ra hiện tượng tương tự. Các tinh thể khoáng chất, sau này biến đổi thành đá, có xu hướng tạo thành trên bề mặt của các dị vật này.
Hình ảnh sỏi bám trên sonde JJ khi để quá lâu trong bàng quang – niệu quản
Sỏi thận (Kidney stones)
Sỏi hình thành và phát triển trong thận theo những cách khác nhau, không giống như sỏi bàng quang. Theo dòng chảy nước tiểu, sỏi thận nhỏ có thể đi xuống niệu quản vào bàng quang của bạn và nếu không được tống ra ngoài, nó sẽ kẹt lại có thể phát triển thành sỏi bàng quang.
Sỏi thận có thể bị kẹt lại và phát triển thành sỏi bàng quang
Phẫu thuật tạo hình bàng quang (Augmentation cystoplasty)
Trong phẫu thuật tạo hình bàng quang (nâng bàng quang), người ta sử dụng mô từ ruột để tăng kích thước bàng quang và cải thiện cách thức hoạt động của bàng quang. Đôi khi quy trình này có thể khiến nước tiểu đọng lại trong bàng quang.
Tìm hiểu thêm: Tinh dầu hoa anh thảo là gì? 10 tác dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng
Phẫu thuật tạo hình bàng quang khiến nước tiểu đọng lại trong bàng quang
Túi thừa bàng quang (Bladder diverticula)
Kích thước túi thừa quá lớn sẽ cản trở sự tháo rỗng của bàng quang. Tình trạng này có thể gặp khi mới sinh hoặc có thể phát triển vào giai đoạn khác trong cuộc đời do bệnh tật hoặc phì đại tuyến tiền liệt.
Kích thước túi thừa quá lớn sẽ cản trở sự tháo rỗng của bàng quang
Cơ thể mất nước (Dehydration)
Khi cơ thể được cung cấp đủ nước, các khoáng chất được pha loãng và theo nước tiểu ra bên ngoài. Mất nước hoặc không uống đủ nước có thể khiến khoáng chất tích tụ trong bàng quang, từ đó dẫn đến sỏi bàng quang.
Mỗi ngày, bạn cần bổ sung từ 1,5 – 2 lít nước, hoặc bạn cũng có thể bổ sung từ nước ép trái cây giàu cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
Mất nước có thể dẫn đến sỏi bàng quang vì khoáng chất tích tụ trong nước tiểu cô đặc
Sa bàng quang (Cystocele)
Ở một số phụ nữ, sàn chậu trước suy yếu làm cho bàng quang sa xuống âm đạo. Điều này ảnh hưởng đến dòng chảy của nước tiểu từ bàng quang ra ngoài khiến người bệnh tiểu khó, tiểu không hết bãi dẫn đến tồn đọng nước tiểu trong bàng quang.
Thành bàng quang sa xuống âm đạo ảnh hưởng đến dòng chảy của nước tiểu
Hội chứng bàng quang kích thích
Các dây thần kinh trong bàng quang có trách nhiệm truyền tín hiệu đến não bộ. Do đó khi các dây thần kinh bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến hoạt động co bóp và tháo rỗng của bàng quang, làm tăng nguy cơ tạo thành sỏi.
Các dây thần kinh trong bàng quang bị tổn thương làm tăng nguy cơ tạo thành sỏi
Hẹp niệu đạo
Hẹp niệu đạo là tình trạng có một sẹo xơ ở bên trong hoặc xung quanh niệu đạo gây cản trở dòng nước tiểu, hay gặp sau viêm, nhiễm khuẩn hoặc chấn thương. Đây chính là nguyên nhân gây nên ứ đọng nước tiểu trong bàng quang dẫn đến tạo sỏi bàng quang.
Hẹp niệu đạo cản trở dòng chảy tự do của nước tiểu
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi bàng quang
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi bàng quang bao gồm:
- Tuổi tác và giới tính: nam giới, đặc biệt là những người trên 50 tuổi, có nhiều khả năng bị sỏi bàng quang hơn nữ giới.
- Tắc nghẽn đường ra của bàng quang: bất kỳ tình trạng nào cản trở dòng nước tiểu từ bàng quang đến niệu đạo ra khỏi cơ thể đều có thể dẫn đến hình thành sỏi bàng quang. Phì đại tuyến tiền liệt là nguyên nhân phổ biến nhất gây tắc nghẽn đường tiểu ở nam giới trên 50 tuổi.
- Tổn thương thần kinh: đột quỵ, chấn thương tủy sống, bệnh Parkinson, tiểu đường, thoát vị đĩa đệm và một số vấn đề khác có thể làm tổn thương các dây thần kinh kiểm soát chức năng bàng quang.
>>>>>Xem thêm: Triệu chứng của bệnh quai bị
Nam giới trên 50 tuổi có nhiều khả năng bị sỏi bàng quang hơn nữ giới
Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Khi có một trong các triệu chứng của bệnh sỏi bàng quang bạn nên đến thăm khám bác sĩ sớm nhất để có thể thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán bệnh sỏi bàng quang.
Các xét nghiệm bệnh sỏi bàng quang
- Xét nghiệm nước tiểu: mẫu nước tiểu của bạn sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để tìm các dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc máu trong nước tiểu.
- Xét nghiệm hình ảnh: chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp X-quang và siêu âm sẽ cho thấy hình ảnh rõ ràng về bàng quang của bạn. Các xét nghiệm này cho thấy kích thước, hình dạng và vị trí của sỏi bàng quang.
- Soi bàng quang: trong thủ thuật này, bác sĩ sử dụng một ống soi nhỏ để nhìn vào bên trong bàng quang và kiểm tra sỏi. Ống soi mỏng, linh hoạt và có camera ở cuối.
Tham khảo địa chỉ khám và điều trị bệnh sỏi bàng quang
Nếu có nhu cầu đến bệnh viện để làm các xét nghiệm về bệnh sỏi bàng quang, bạn nên tham khảo các bệnh viện lớn có chuyên khoa Nội Khoa – Tiết niệu như:
- Tại thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Nhân dân 115, bệnh viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn,…
- Tại thành phố Hà Nội: Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, bệnh viện Quân Y 103, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh viện Việt Pháp Hà Nội,…
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thêm cho bạn những kiến thức hữu ích về các nguyên nhân gây sỏi bàng quang. Hãy chia sẻ nhiều hơn cho những người thân xung quanh bạn cùng đọc nhé!
Nguồn: My.clevelandclinic, Mayoclinic, Medicalnewstoday