Tiểu đường là 1 bệnh lý rất cần phải kiểm soát thức ăn đưa vào cơ thể để tránh tăng đường huyết quá mức. Vậy tiểu đường ăn khoai lang được không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Bệnh tiểu đường ăn được khoai lang được không? 3 loại khoai có lợi
Contents
- 1 Bệnh tiểu đường là gì?
- 2 Thành phần dinh dưỡng có trong củ khoai lang
- 3 Lợi ích của khoai lang đối với bệnh tiểu đường
- 4 Tiểu đường ăn được khoai lang không?
- 5 Tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không?
- 6 Người mắc tiểu đường ăn khoai lang như thế nào?
- 7 Các loại khoai lang tiểu đường có thể ăn
- 8 Lựa chọn và bảo quản khoai lang
- 9 Các công thức chế biến khoai lang cho người tiểu đường
Bệnh tiểu đường là gì?
Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là một bệnh lý liên quan đến khả năng cơ thể điều chỉnh đường huyết. Bệnh tiểu đường làm tăng mức đường glucose trong máu, gây hại đến cơ quan và các cụm mạch máu, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không kiểm soát tốt.
Người được chẩn đoán là tiểu đường khi:
- Glucose huyết tương lúc đói ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L). Bệnh nhân phải nhịn ăn ít nhất 8 giờ.
- Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).
- HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol)
- Mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).[1]
Tiểu đường là một căn bệnh rất phổ biến trên toàn thế giới
Thành phần dinh dưỡng có trong củ khoai lang
Khoai lang chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ, là một nguồn dinh dưỡng dồi dào. Ngoài ra trong khoai lang còn chứa chất chống oxy hóa, vitamin C, và provitamin A (beta-carotene) có tác dụng bảo vệ sức khỏe tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ mắt.
Khoai lang cũng là nguồn carbohydrate, nhưng có chỉ số glycemic (chỉ số đường huyết trong thực phẩm) thấp hơn so với khoai tây, điều này có lợi cho người tiểu đường.[2]
1 chén khoai lang có:
- 114 calo.
- 2,1g chất đạm.
- 0,1g chất béo.
- 27g carbohydrate.
- 4g chất xơ.
- 6g đường.
Khoai lang là một loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng
Lợi ích của khoai lang đối với bệnh tiểu đường
Khoai lang có nhiều lợi ích đối với người mắc tiểu đường. Thành phần dinh dưỡng trong khoai lang giúp quản lý đường huyết, hỗ trợ giảm cân và tăng cường sức khỏe tim mạch. Các chất chống oxy hóa trong khoai lang cũng giúp ngăn ngừa các biến chứng do tiểu đường gây ra.
Khoai lang có rất nhiều lợi ích với người bệnh tiểu đường
Tiểu đường ăn được khoai lang không?
Người tiểu đường hoàn toàn có thể ăn khoai lang được, nhưng cần ăn một cách hợp lý và kiểm soát lượng ăn. Khoai lang có chỉ số glycemic (GI) thấp, giúp kiểm soát đường huyết ổn định hơn sau khi ăn.[3]
Tuy nhiên, nên hạn chế ăn nhiều khoai lang cùng lúc và tránh chế biến với đường hoặc những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao.
Người tiểu đường hoàn toàn có thể ăn khoai lang được
Tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không?
Trong trường hợp những người phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ, việc ăn khoai lang có thể là một lựa chọn hợp lý vì trong khoai lang chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và cũng có thể giúp kiểm soát đường huyết một cách ổn định.
Tuy nhiên, việc ăn khoai lang trong trường hợp này cần được thực hiện cẩn thận và tuân thủ chế độ ăn kiêng được gợi ý bởi bác sĩ. Chế độ ăn kiêng này sẽ đảm bảo rằng lượng khoai lang được ăn là hợp lý và không gây ảnh hưởng xấu tới mức đường huyết và sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Khi bị tiểu đường thai kỳ nên ăn khoai lang theo chỉ định của bác sĩ
Người mắc tiểu đường ăn khoai lang như thế nào?
Người mắc tiểu đường nên ăn khoai lang một cách có mục đích, hợp lý để hỗ trợ quản lý đường huyết và duy trì sức khỏe. Đây là những lưu ý cho người tiểu đường khi ăn khoai lang:
- Thảo luận trước với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
- Chọn loại khoai lang phù hợp.
- Kiểm soát lượng khoai lang.
- Theo dõi đường huyết thường xuyên.
- Kết hợp với các thực phẩm khác.
Nên kết hợp khoai lang trong các bữa ăn hằng ngày
Các loại khoai lang tiểu đường có thể ăn
Khoai lang tím
Khoai lang tím là một loại khoai có vỏ và ruột đều màu tím được nhiều người ưa thích. Ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng, khoai lang tím còn có một thành phần đặc biệt là anthocyanin – một chất chống oxy hóa có tác dụng rất tích cực đối với người mắc tiểu đường.
Các chất anthocyanin trong khoai lang tím đã được nghiên cứu và cho thấy có khả năng điều hòa lượng đường huyết, cải thiện tình trạng kháng insulin và ngăn chặn sự tích tụ mỡ, giúp ngăn ngừa béo phì.
Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Dược phẩm Ynno của nước nào? Có tốt không?
Khoai lang tím là loại khoai rất phù hợp với người tiểu đường
Khoai lang cam
Khoai lang cam có vỏ cam và ruột màu cam đặc trưng, là một nguồn dinh dưỡng quý giá cho người mắc tiểu đường. Khoai lang cam chứa chất xơ và vitamin A, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và duy trì sức khỏe mắt.
Chất xơ trong khoai lang cam giúp cải thiện quá trình chuyển hóa thực phẩm và giảm tốc độ hấp thu đường vào máu, kiểm soát đường huyết một cách ổn định.
Khoai lang cam không những tốt cho người tiểu đường mà còn tốt cho mắt
Khoai lang trắng Nhật Bản
Khoai lang trắng Nhật Bản là dòng khoai rất phổ biến tại Việt Nam, với vỏ tím và ruột vàng. Với chỉ số glycemic (GI) thấp, khoai lang trắng Nhật Bản cung cấp một nguồn carbohydrate tốt, giúp kiểm soát đường huyết và cung cấp năng lượng cho cơ thể một cách ổn định.
Chỉ số glycemic thấp trong khoai lang trắng Nhật Bản giúp tránh tăng đột ngột đường huyết sau khi ăn, giúp người mắc tiểu đường duy trì mức đường huyết ổn định.
Khoai lang trắng Nhật Bản rất phổ biến tại thị trường Việt Nam
Lựa chọn và bảo quản khoai lang
Việc lựa chọn và bảo quản khoai lang đúng cách là điều cần thiết để đảm bảo chất lượng và an toàn dinh dưỡng. Dưới đây là một số lời khuyên để giúp bạn tận dụng tối đa lợi ích của khoai lang:
- Lựa chọn khoai lang chất lượng: Chọn những củ tươi mới, không có vết thối, tổn thương hoặc nứt. Tránh mua các củ có dấu hiệu của sâu bệnh hoặc khô, vì những dấu hiệu này có thể cho thấy chất lượng của khoai lang không tốt.
- Kiểm tra vỏ khoai lang: Xem kỹ vỏ khoai lang để đảm bảo không có dấu hiệu mốc. Nếu vỏ bị hỏng hoặc có các vết nứt, nên chọn khoai lang khác để tránh tình trạng mất nước và oxi hóa.
- Bảo quản khoai lang đúng cách: Nên bảo quản khoai lang ở nơi thoáng mát, khô ráo và thông gió tốt. Tránh đặt ở nơi không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc các nguồn nhiệt cao.
- Tránh bảo quản lâu ngày: Khoai lang nên được tiêu thụ trong thời gian ngắn sau khi mua để đảm bảo hương vị và chất lượng tốt nhất. Bảo quản ở nhiệt độ phòng quá lâu có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng và chất lượng của khoai lang.
- Không giữ trong tủ lạnh: Tránh để khoai lang trong tủ lạnh, vì điều này có thể làm cho củ mềm và ẩm, gây mất đi hương vị tự nhiên của khoai lang.
Bảo quản khoai lang đúng cách sẽ giúp giữ được các chất dinh dưỡng bên trong
Các công thức chế biến khoai lang cho người tiểu đường
Sinh tố khoai lang
Sinh tố khoai lang là một món thức uống ngon miệng và bổ dưỡng dành cho người mắc tiểu đường. Ngoài vị thơm mát, sinh tố khoai lang cũng cung cấp một lượng lớn dinh dưỡng quan trọng như vitamin, chất xơ và khoáng chất.
Nguyên liệu: 500gr khoai lang, 200ml sữa tươi không đường, 1/2 lon sữa đặc (có thể giảm lượng sữa theo mong muốn), đá.
Cách làm: Luộc khoai chín sau đó cho tất cả nguyên liệu vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn.
Sinh tố khoai lang là một thức uống rất thơm ngon và bổ dưỡng
Khoai lang luộc
Khoai lang luộc là một lựa chọn tốt cho người mắc tiểu đường, đặc biệt khi muốn giữ nguyên các thành phần dinh dưỡng của khoai lang mà không cần thêm bất kỳ chất béo hay đường vào trong quá trình chế biến.
Cách làm: Bắc nồi lên bếp sau đó cho thìa, dĩa vào trong rồi cho khoai lang đã rửa lên trên và đậy nắp, luộc khoai trên lửa nhỏ khoảng 20-30 phút.
Khoai lang luộc là món ăn dễ ăn và dễ chế biến
Khoai lang sấy
Khoai lang sấy là một lựa chọn thú vị và dễ thực hiện cho người mắc tiểu đường. Khi sấy khoai lang, đường huyết và các thành phần dinh dưỡng chủ yếu được giữ nguyên, giúp duy trì mức đường huyết ổn định sau khi tiêu thụ.
Cách làm: Sơ chế khoai, cắt thành những lát vừa ăn. Sau đó xếp khoai vào lò nướng hoặc nồi chiên không dầu, bên dưới lót 1 lớp giấy nến để không bị dính. Chỉnh chế độ sấy ở nhiệt độ 100 độ trong khoảng 2-3 tiếng tùy lò.
>>>>>Xem thêm: Cây vối có tác dụng gì? 9 công dụng của cây vối đối với sức khỏe
Khoai lang sấy là món ăn nhẹ rất phù hợp với người tiểu đường
Khoai lang là một lựa chọn dinh dưỡng tốt cho người mắc tiểu đường nếu được ăn một cách hợp lý. Tuy nhiên, nên lưu ý theo dõi đường huyết và tư vấn bác sĩ trước khi thực hiện chế độ ăn mới. Chia sẻ bài viết này cho người thân và bạn bè để biết thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!