Nhà mở điều hòa 24/24 vào mùa nóng nên sợ trẻ bị ốm, làm sao để dùng điều hòa nhưng vẫn đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ.
Bạn đang đọc: Sử dụng điều hòa đúng cách cho bé vào mùa nóng
Một thiết bị được dùng nhiều nhất vào mùa nóng của các gia đình hiện đại là điều hòa nhưng nếu dùng không đúng cách, con trẻ của bạn có thể sẽ bị cảm, nổi mẫn hoặc đau họng….Để bảo vệ sức khỏe trẻ mùa nóng, bố mẹ chú ý trong cách sử dụng điều hòa như sau:
Contents
Chỉnh nhiệt độ điều hòa từ 26 – 28 độ
Với trẻ sơ sinh (tính từ sau khi ra đời tới 30 ngày tuổi), trẻ không có khả năng tự điều hòa nhiệt độ cơ thể như trẻ lớn hơn và người lớn nên ngay cả khi cho trẻ mặc đủ quần áo, bao tay, vớ chân, đội mũ, đắp chăn thì bố mẹ phải nên duy trì nhiệt độ phòng từ 26 – 28 độ C.
Không để nhiệt độ thấp hơn vì trẻ có thể bị lạnh, cũng không để nhiệt độ cao hơn 28 độ C vì trẻ dễ bị đổ mồ hôi, nổi rôm sảy (hiện tượng thường gặp ở trẻ từ 1 – 12 tháng tuổi).
Bố mẹ cẩn thận hơn nên đặt 1 chiếc nhiệt kế trong phòng để đo và đảm bảo nhiệt độ từ 26 – 28 độ C, không nên chỉ chú ý và tin cậy vào mức nhiệt trên điều hòa, vì nếu máy lỗi hoặc xảy ra sự cố nào đó khiến nhiệt độ phòng chênh lệch quá mức với mức nhiệt lý tưởng, có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ.
Không để điều hòa thổi trực tiếp vào người trẻ
Luồng khí lạnh thổi trực tiếp vào người trẻ, dễ làm tổn thương hệ hô hấp vốn nhạy cảm của trẻ. Chỉ cần để điều hòa thổi trực tiếp vào trẻ trong thời gian ngắn, trẻ sẽ có tỉ lệ cao bị các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm phê quản, viêm phổi, dị ứng đường hô hấp, đau họng…
Cho nên khi lắp đặt máy điều hòa, bạn nên đặt máy ở vị trí cao, cánh cửa gió không đặt về hướng trẻ thường nằm, chỉnh tốc độ quạt về thấp nhất, kích hoạt thêm chế độ quay để không khí lưu thông tốt hơn.
Khi cho trẻ nằm, chơi đùa trong phòng điều hòa, bố mẹ chú ý để trẻ tránh hướng thổi trực tiếp của máy.
Không đột ngột đưa trẻ ra vào phòng có máy điều hòa
Tìm hiểu thêm: 11 tác dụng của củ dền bạn không nên bỏ qua
Trẻ đang nằm ngồi trong phòng điều hòa, bố mẹ không đột ngột mang trẻ ra ngoài hoặc khi trẻ đi bên ngoài về, ra mồ hôi nhiều, cũng không cho trẻ vào phòng điều hòa ngay vì sự chênh lệch nhiệt độ đột ngột này dễ làm trẻ bị sốc nhiệt, khó chịu, ho, cảm cúm…
Bố mẹ nên tạo một khoảng thời gian thích nghi cho trẻ để cơ thể trẻ dễ “thích nghi” với nhiệt độ phòng điều hòa và nhiệt độ thường bằng cách, trước khi cho trẻ từ phòng điều hòa ra ngoài, bạn tắt điều hòa, để trẻ ở trong phòng đó trong ít nhất 3 phút rồi mới cho trẻ ra ngoài.
Nếu từ bên ngoài vào phòng điều hòa, bạn lau sạch mồ hôi trên người trẻ, để trẻ ngồi ở trong phòng nhiệt độ thường tối thiểu 3 phút rồi mới vào phòng điều hòa.
Làm sạch máy, nhà cửa thường xuyên
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Kendai của nước nào? Có tốt không?
Để điều hòa làm mát, loại bỏ bụi bẩn tốt, kéo dài tuổi thọ, hoạt động đúng công suất, bạn nên làm sạch điều hòa định kỳ cũng nên vệ sinh phòng đặt điều hòa thường xuyên để tránh cho vi khuẩn tích tụ, xâm nhập vào cơ thể gia đình bạn.
Sau 1 thời gian dài không sử dụng lại điều hòa, bạn cũng nên vệ sinh lại máy, bơm ga, làm sạch tấm lưới lọc để loại bỏ vi khuẩn, nấm mốc, đảm bảo không khí trong phòng luôn sạch sẽ, an toàn cho sức khỏe người dùng.
Ngoài việc chú ý trong cách sử dụng điều hòa thì bạn cũng nên biết điều hòa không chỉ tạo cảm giác mát mẻ mà nó còn dễ gây khô mũi, khô da. Muốn hạn chế tình trạng này, bạn cần thường xuyên nhỏ nước muối sinh lý, cho trẻ uống nhiều nước, bú nhiều lần để hạn chế mất nước.
Nên thoa kem dưỡng ẩm để tránh da trẻ bị khô, khi trẻ ngủ nên đắp chăn mỏng che kín bụng, tránh cho trẻ bị cảm lạnh.
Thời tiết ngày càng nắng nóng, để bảo vệ sức khỏe trẻ tốt nhất, bố mẹ nhớ kỹ và thực hiện đúng các mẹo dùng điều hòa ở trên nhé.