Bệnh tay chân miệng là một bệnh lý cấp tính và nguy hiểm thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Vậy bệnh tay chân miệng là gì? Bệnh tay chân miệng có lây không? Các bậc phụ huynh hãy cùng tìm hiểu trong bài đăng này nhé!
Bạn đang đọc: Bệnh tay chân miệng có lây không? Tay chân miệng lây qua đường nào?
Contents
Bệnh tay chân miệng có lây không?
Bệnh tay chân miệng có lây trong thời gian ủ bệnh không?
Người mắc bệnh tay chân miệng điển hình sẽ trải qua 4 giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên ủ bệnh trung bình kéo dài từ 3 đến 7 ngày.
Trong giai đoạn này, người bệnh thường không biết là mình đã nhiễm vi-rút vì chưa có bất kỳ biểu hiện gì. Tuy nhiên, trong giai đoạn ủ bệnh, người bệnh hoàn toàn có khả năng lây bệnh cho người khác. [1]
Giai đoạn ủ bệnh, các triệu chứng chưa rõ ràng rất dễ lây lan trong cộng đồng
Người lớn có bị lây bệnh tay chân miệng không?
Bệnh tay chân miệng có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi. Tuy phần lớn bệnh tay chân miệng chỉ xảy ra ở trẻ em nhưng bệnh vẫn có thể xuất hiện ở người lớn, hệ miễn dịch suy yếu hoặc chưa đủ mạnh để chống lại vi-rút gây bệnh.
Ở người lớn, bệnh tay chân miệng dễ gây biến chứng nguy hiểm hơn ở trẻ nhỏ, bệnh có thể gây nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.
Người lớn vẫn có nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng lây qua đường nào?
Bệnh tay chân miệng là bệnh lý truyền nhiễm, lây từ người sang người do vi-rút đường ruột (enterovirus) gây ra. Một người khỏe mạnh có thể bị lây nhiễm bệnh tay chân miệng qua:
- Đường hô hấp: khi tiếp xúc với những giọt bắn có chứa vi-rút từ người mắc bệnh tay chân miệng lúc ho, hắt hơi, nói chuyện…
- Đường phân – miệng: chẳng hạn như khi phân của trẻ mắc bệnh tay chân miệng bị dính ra đồ chơi, cát… sau đó trẻ khác chạm tay vào rồi để lên miệng, đặc biệt là ở trường học.
- Tiếp xúc trực tiếp với dịch ở mụn nước, bọng nước của người bệnh. [2]
Bệnh tay chân miệng có thể lây qua đường hô hấp
Bệnh tay chân miệng khi nào hết lây?
Một người mắc bệnh tay chân miệng trong giai đoạn lui bệnh (trẻ hết sốt, các ban bọng nước dần biến mất) có thể phục hồi hoàn toàn nếu không có bất kỳ biến chứng nào.
Tuy nhiên, trong giai đoạn này, người bệnh vẫn có thể lây vi-rút cho người khác vì trong người bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng vẫn còn vi-rút sau vài ngày thậm chí vài tuần kể từ khi họ khỏi bệnh và hoàn toàn hết triệu chứng.
Tay chân miệng vẫn có thể lay lan dù người bệnh đã khỏi bệnh
Biến chứng của bệnh tay chân miệng
Hiện nay, bệnh tay cân miệng thường được phát hiện và theo dõi điều trị sớm tại nhà. Các biến chứng thường xuất hiện ở giai đoạn bệnh tiến triển nặng như:
- Biến chứng thần kinh: Viêm màng não vô trùng, viêm thân não, viêm não, viêm não – tủy, rối loạn hệ thần kinh thực vật.
- Biến chứng tuần hoàn: Viêm cơ tim, suy tim, trụy mạch.
- Biến chứng hô hấp: Phù phổi cấp, xuất huyết phổi (các biến chứng hô hấp – tuần toàn thường xuất hiện sau biến chứng thần kinh).[3]
Tìm hiểu thêm: 9 di chứng thần kinh hậu Covid và cách điều trị tại nhà hiệu quả
Tay chân miệng có thể gây các biến chứng ở các hệ cơ quan trong cơ thể
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Thông thường, người bệnh tay chân miệng sẽ khỏi sau 7 – 10 ngày nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Tuy nhiên cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất hoặc các bệnh viện để được thăm khám khi trẻ có các dấu hiệu sau:
- Trẻ sốt cao và không hạ trong 2 ngày.
- Trẻ buồn nôn, ói nhiều (trên 3 lần).
- Ngủ gà, giật mình, co giật.
- Đi không vững, run tay chân.
Do đó, người nhà vẫn cần chú ý, không được chủ quan và đưa trẻ đến khám khi trẻ có các biểu hiện của bệnh tay chân miệng. Đặc biệt là:
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi,
- Trẻ bị suy giảm miễn dịch
- Trẻ có các triệu chứng nguy hiểm như giật mình chới với, ngủ gà, da môi tím, khó thở… [4]
Đưa trẻ tới khám bác sĩ khi trẻ có biểu hiện nặng của bệnh tay chân miệng
Các bệnh viện điều trị uy tín
Các bậc phụ huynh có thể cho trẻ tới khám và điều trị bệnh tay chân miệng ở khoa nhi của một số bệnh viện uy tín như:
- TP.HCM: Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM, bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, bệnh viện Nhi đồng.
- Hà Nội: Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương, bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh viện Bạch Mai.
Cách điều trị bệnh tay chân miệng
Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh tay chân miệng, mà chỉ có thuốc điều trị hỗ trợ nhằm khắc phục triệu chứng. Theo Bộ Y tế, các nguyên tắc trong điều trị bệnh tay chân miệng bao gồm các điều sau:
- Theo dõi sát, phát hiện sớm, phân độ đúng và điều trị phù hợp.
- Bù nước, đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, nâng cao thể trạng.
- Không dùng kháng khi khi không có bội nhiễm.
Bù nước, bảo đảm dinh dưỡng, hạ sốt cho trẻ mắc bệnh tay chân miệng
Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng
Để phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ, phụ huynh cần tuân thủ các biện pháp sau để hạn chế nguy cơ mắc bệnh:
- Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân nếu không thực sự cần thiết.
- Rửa tay kỹ với xà phòng sau khi chăm sóc bệnh nhân.
- Không chọc vỡ các mụn nước, bọng nước trên da bệnh nhân.
- Giặt đồ dùng, lau phòng ở của bệnh nhân bằng các dung dịch sát khuẩn.
- Cần theo dõi chặt chẽ những trẻ có biểu hiện sốt trong vùng dịch.
- Cho trẻ nghỉ học cho đến khi khỏi bệnh.[5]
>>>>>Xem thêm: 13 tác dụng của dưa lê đối với sức khoẻ không phải ai cũng biết
Rửa tay, sát khuẩn sạch sẽ giúp phòng ngừa bệnh tay chân miệng
Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan thành dịch bệnh nhanh chóng, thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Để phòng ngừa các biến chứng do bệnh tay chân miệng gây ra trẻ cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Vì vậy, các bậc phụ huynh hãy cùng tìm hiểu để bảo vệ cho trẻ trước sự lây lan nhanh chóng của bệnh tay chân miệng nhé!