Hạt lanh và Dầu hạt lanh: Giải pháp cho bệnh tiểu đường?

Rate this post

Hạt lanh là một trong những cây trồng lâu đời nhất trên thế giới và có các đặc điểm dinh dưỡng đặc biệt. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bệnh đái tháo đường có thể sử dụng hạt lanh và dầu hạt lanh không thông qua bài viết này nhé.

Bạn đang đọc: Hạt lanh và Dầu hạt lanh: Giải pháp cho bệnh tiểu đường?

Hạt lanh là gì? Thành phần dinh dưỡng có trong hạt lanh

Hạt lanh là loại hạt có màu nâu vàng, chứa một nguồn dinh dưỡng dồi dào và thiết yếu. Hạt lanh được sử dụng cả trong ngành công nghiệp dệt may và thực phẩm từ 3000 năm trước Công nguyên.

Hạt chứa khoảng 45% dầu, 35% carbs và 20% protein và có các đặc tính dinh dưỡng đặc biệt. Một muỗng canh hạt lanh (10g) chứa các thành phần dinh dưỡng như:

  • 55 calo.
  • 3g chất bột đường.
  • 2,8g chất xơ.
  • 1,8g chất đạm.
  • 4g chất béo.
  • 2,4g omega 3.[1][2]

Hạt lanh và Dầu hạt lanh: Giải pháp cho bệnh tiểu đường?

Hạt lanh là loại hạt có màu nâu vàng, chứa một nguồn dinh dưỡng dồi dào và thiết yếu

Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) là gì?

Tiểu đường là bệnh lý mãn tính ảnh hưởng đến cách cơ thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng.

Cơ thể chúng ta hầu hết chuyển hóa thức ăn thành đường (glucose) và vận chuyển vào máu. Khi lượng đường trong máu tăng lên, nó sẽ gửi tín hiệu đến tuyến tụy giải phóng insulin. Insulin là hormon có nhiệm vụ đưa đường trong máu vào các tế bào để sử dụng làm năng lượng.

Ở bệnh nhân tiểu đường, cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không thể sử dụng insulin một cách bình thường. Điều đó sẽ dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao và lâu dần có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh tim, suy giảm thị lực và bệnh thận.[3]

Hạt lanh và Dầu hạt lanh: Giải pháp cho bệnh tiểu đường?

Tiểu đường là bệnh lý mãn tính ảnh hưởng đến cách cơ thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng

Sự khác biệt giữa hạt lanh và dầu hạt lanh

Dầu hạt lanh được sản xuất bằng cách ép hạt lanh khô hoặc chiết chúng với dung môi. Do đó, dầu hạt lanh chỉ chứa chất béo, mà không có carb, protein và chất xơ. Ví dụ chỉ 1 thìa canh (15 ml) dầu hạt lanh cung cấp 14g chất béo, 0g protein và carbs.

Mặt khác, 1 muỗng hạt lanh nguyên hạt có cùng khối lượng chứa 4g chất béo, 1,8g protein và 3g chất bột đường. Tuy nhiên, do hàm lượng chất béo cao nên dầu hạt lanh cung cấp nhiều Ala hơn dạng nguyên hạt.[1]

Hạt lanh và Dầu hạt lanh: Giải pháp cho bệnh tiểu đường?

Dầu hạt lanh nhiều chất béo hơn hạt lanh nguyên hạt

Lợi ích khi dùng hạt lanh, dầu hạt lanh trong điều trị tiểu đường

Kiểm soát lượng đường trong máu

Hạt lanh là thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường bởi nó chứa nhiều chất xơ và có chỉ số đường huyết thấp. Khả năng kiểm soát lượng đường trong máu của hạt lanh một phần do chúng chứa chất xơ hòa tan, chất nhầy giúp làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn và giảm hấp thu một số chất như đường.

Một nghiên cứu kéo dài 4 tuần trên 29 người mắc tiểu đường type 2 cho thấy nhóm tiêu thụ 10g hạt lanh mỗi ngày có lượng đường trong máu khi đói giảm 19,7% so với nhóm đối chứng.

Bên cạnh đó, một nghiên cứu kéo dài 3 tháng ở những người mắc bệnh tiểu đường và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cũng cho thấy kết quả tương tự ở những người tiêu thụ 2 muỗng canh (13g) hạt lanh xay mỗi ngày. Mặc dù hạt lanh có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu nhưng kết quả nghiên cứu ở dầu hạt lanh không cho thấy điều này.[4]

Hạt lanh và Dầu hạt lanh: Giải pháp cho bệnh tiểu đường?

Hạt lanh kiểm soát tốt lượng đường máu bởi nó chứa nhiều chất xơ và có chỉ số đường huyết thấp

Cải thiện độ nhạy insulin

Hạt lanh chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa là lignan. Lignan trong dầu hạt lanh chủ yếu là secoisolariciresinol diglucoside (SDG). Các nghiên cứu trên động vật cho thấy chất này giúp cải thiện độ nhạy insulin và làm chậm sự phát triển bệnh tiểu đường.

Mặt khác, Ala trong dầu hạt lanh cũng được cho là giúp cải thiện độ nhạy insulin ở cả trên người và vật. Một nghiên cứu kéo dài 8 tuần ở 16 người mắc bệnh béo phì cho thấy độ nhạy insulin ở họ tăng sau khi họ sử dụng liều uống Ala dạng bổ sung mỗi ngày.

Các nghiên cứu trên chuột bị kháng insulin cho thấy rằng bổ sung dầu hạt lanh giúp cải thiện độ nhạy insulin theo cách phụ thuộc vào liều lượng, có nghĩa là liều lượng càng lớn thì sự cải thiện càng lớn.[4]

Tìm hiểu thêm: Sự xâm nhập của gián Đức và tác hại của nó đến sức khoẻ

Hạt lanh và Dầu hạt lanh: Giải pháp cho bệnh tiểu đường?

Hạt lanh chứa chất chống oxy hóa là lignan giúp cải thiện độ nhạy insulin

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Hạt lanh và dầu hạt lanh giúp chống lại các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim và đột quỵ nhờ hàm lượng chất xơ hòa tan, SDG và Ala. Chất xơ hòa tan có khả năng hình thành chất giống gel của chúng ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất béo, từ đó làm giảm lượng cholesterol.

Một nghiên cứu kéo dài 7 ngày ở 17 người cho thấy chất xơ trong hạt lanh giúp làm giảm lượng cholesterol xuống 12% và cholesterol LDL (có hại) xuống 15% so với nhóm đối chứng.

Ngoài ra, lignan SDG trong hạt lanh hoạt động như một chất chống oxy hóa và phytoestrogen, giúp giảm cholesterol và giảm huyết áp. Một nghiên cứu kéo dài 3 tháng ở 30 người đàn ông có mức cholesterol trong máu cao cho thấy những người được bổ sung 100mg SDG đã giảm mức cholesterol có hại so với nhóm đối chứng.

Ala trong dầu hạt lanh có tác dụng chống viêm mạnh mẽ. Nhờ đó, nó giúp hỗ trợ chữa trị các trường hợp tắc động mạch – yếu tố nguy cơ gây đột quỵ

Hơn nữa, các nghiên cứu trên những người bị cao huyết áp cho thấy sử dụng 4 muỗng canh (30g) hạt lanh xay giúp huyết áp tâm thu, tâm trương giảm 10 – 15mmHg và 7mmHg.[4]

Hạt lanh và Dầu hạt lanh: Giải pháp cho bệnh tiểu đường?

Hàm lượng chất xơ hòa tan, SDG và Ala giúp giảm nguy cơ bệnh tim

Hàm lượng chất xơ cao

Chỉ 1 thìa canh (7g) hạt lanh xay cung cấp 2g chất xơ, chiếm khoảng 5% và 8% nhu cầu hàng ngày của nam và nữ. Hạt lanh chứa cả hai loại chất xơ: hòa tan và không hòa tan, hỗ trợ sức khỏe đường ruột bằng cách cải thiện hoạt động đều đặn của ruột.[5]

Hạt lanh và Dầu hạt lanh: Giải pháp cho bệnh tiểu đường?

1 muỗng canh (7g) hạt lanh chứa 2g chất xơ

Cách dùng hạt lanh và dầu hạt lanh

Hạt lanh và dầu hạt lanh rất thích hợp để chế biến các món ăn. Bạn có thể sử dụng hạt lanh nguyên hạt, xay, rang hoặc dầu, bột. Tuy nhiên hạt lanh nguyên hạt có thể khó tiêu hóa hơn, do đó bạn nên sử dụng hạt lanh đã xay.

Bạn cũng có thể tìm thấy hạt lanh trong những loại thực phẩm như sữa, sữa chua, bánh nướng, nước trái cây hay thậm chí trong thịt bò. Một cách đơn giản để thưởng thức hạt lanh là sử dụng nó làm nguyên liệu cho món bánh quy. Đối với dầu hạt lanh, bạn có thể thêm nó vào nước sốt hoặc sinh tố.

  • Một số cách chế biến hạt lanh như:
    Pha 200ml sữa với 1/2 quả chà là, một quả chuối, hạt lanh và hạt bí ngô để tạo ra một ly sinh tố đầy đủ chất dinh dưỡng cho sức khỏe.
  • Mua sữa chua tươi kết hợp với hai muỗng canh hạt chia và hạt lanh. Thưởng thức một miếng sữa chua dạng kem với vị giòn giòn.
[6][5] Hạt lanh và Dầu hạt lanh: Giải pháp cho bệnh tiểu đường?

Hạt lanh có thể được dùng làm bánh quy

Lưu ý khi sử dụng hạt lanh và dầu hạt lanh trong tiểu đường

Mặc dù hạt lanh và dầu hạt lanh có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bạn vẫn nên lưu ý một số vấn đề sau khi sử dụng:

  • Một số đối tượng không nên sử dụng hạt lanh và dầu hạt lanh như: người dùng thuốc chống đông máu, người dùng thuốc hạ đường huyết, thuốc mỡ máu và phụ nữ mang thai.
  • Hạt lanh có thể gây ra các tác dụng phụ khi sử dụng như: đầy hơi, tiêu chảy, dị ứng.
  • Không sử dụng hạt lanh sống hoặc chưa chín.[7][8]

Hy vọng thông qua bài viết này chúng ta có thể biết rõ hơn về công dụng của hạt lanh và dầu hạt lanh trong bệnh đái tháo thường, qua đó giúp chúng ta có một cách sử dụng hợp lý tốt cho sức khỏe.

  • Does Flaxseed Really Work for Beautiful Hair?

    https://www.healthline.com/health/flaxseed-for-hair#what-it-is

  • What is Diabetes?

    https://www.cdc.gov/diabetes/basics/diabetes.html

  • Should You Eat Flax Seed or Its Oil If You Have Diabetes?

    https://www.healthline.com/nutrition/flaxseed-for-diabetes#benefits

  • Flaxseed For Diabetes – Know Benefits

    https://www.sugarfit.com/blog/is-flaxseed-good-for-diabetes/

  • Should You Eat Flax Seed or Its Oil If You Have Diabetes?

    https://www.healthline.com/nutrition/flaxseed-for-diabetes#uses

  • Flaxseed and flaxseed oil

    https://www.drugs.com/mca/flaxseed-and-flaxseed-oil

  • Should You Eat Flax Seed or Its Oil If You Have Diabetes?

    https://www.healthline.com/nutrition/flaxseed-for-diabetes#downsides

  • Xem thêm Hạt lanh và Dầu hạt lanh: Giải pháp cho bệnh tiểu đường?

    >>>>>Xem thêm: 6 cách trị cảm cúm tại nhà đơn giản, an toàn bạn nên biết

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *