Có rất nhiều căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và phổ biến nhất là căn bệnh chắp mắt, đây là bệnh gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Mời bạn tham khảo nội dung bên dưới ngay.
Bạn đang đọc: Bệnh chắp mắt ở trẻ em, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Khi trẻ bị chắp mắt, trẻ sẽ vô cùng nhạy cảm, khó chịu, để trẻ dễ dàng vượt qua căn bệnh phổ biến này, bố mẹ cần nắm rõ các thông tin về bệnh, đặc biệt là triệu chứng và cách điều trị để “đối phó” với bệnh chủ động và hiệu quả hơn.
Contents
Bệnh chắp mắt là gì?
Chắp mắt hay mọc lẹo mắt là tình trạng xuất hiện vết sưng đỏ, gây cảm giác đau, ở mí trên hoặc mí dưới của mắt trẻ. Chắp mắt có thể xuất hiện ở bên trong, bên ngoài, mép mí mắt hoặc là trên lông mi.
Chắp mắt thường tạo vết sưng như cục u cứng, có thể tự biến mất sau khoảng thời gian 1 tuần mà không cần đến bệnh viện thăm khám.
Nguyên nhân bị chắp mắt
Nguyên nhân gây bệnh chắp mắt ở trẻ có thể là do trẻ bị nhiễm trùng tuyến dầu trong mi mắt, tình trạng nhiễm trùng có thể do vi khuẩn gây ra và phổ biến nhất là vi khuẩn Staphylococcus aureus.
Khi trẻ bị chắp mắt, thông thường sau 1 tuần sẽ tự hết nhưng nếu kéo dài đến hơn 2 tuần mà chưa hết chắp mắt thì bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám, điều trị kịp thời.
Triệu chứng bệnh chắp mắt
Tìm hiểu thêm: 12 bệnh lây từ chó sang người bạn cần cẩn trọng, chú ý
Chắp mặt tạo nên triệu chứng đau đớn, bỏng rát ở trẻ do các vết chắp có chứa mủ.
Bên cạnh đó, trẻ còn có thể cảm thấy bị cộm, khó chịu vì vết chắp ở dưới mí mắt tạo cảm giác như có hạt bụi lẫn bên dưới mí. Nhiều trường hợp, bạn còn có thể thấy triệu chứng là có chất lỏng màu trắng hay vàng chảy ra từ vết chắp ở mắt trẻ.
Cách điều trị bệnh chắp mắt
Như đã chia sẻ ở trên, chắp mắt thường tự hết sau 1 tuần, vết sưng tự vỡ, mủ chảy ra và vết chắp sẽ biến mất theo thời gian nhưng bạn có thể “tăng tốc” quá trình hết chắp ở mắt trẻ bằng cách giữ cho mắt trẻ sạch sẽ, không bị bẩn bằng các cách sau:
– Ngâm khăn vải trong nước ấm rồi vắt ráo bớt nước và đặt lên mắt trẻ, làm vài lần 1 ngày, vết chắp sẽ nhanh mềm và vỡ. Chỉ dùng nước ấm, không dùng nước quá nóng vì có thể làm bỏng trẻ.
– Lấy miếng bông sạch nhúng vào 1 ít nước muối sinh lý Natri Clorid 0.9% và lau lên vết sưng vài lần 1 ngày để giữ cho vết chắp sạch sẽ, nhanh vỡ.
– Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi bị chắp mắt, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay sau khi trẻ bị bệnh. Nếu để vết chắp lan rộng ra toàn bộ mi mắt trên/ mí mắt dưới, có thể biến thành viêm tế bào quanh ổ mắt trẻ, có thể gây nguy hiểm cho thị lực của trẻ.
– Sau 1 tuần, nếu vết chắp không đỡ mặc dù đã chườm ấm hoặc mắt trẻ xuất hiện thêm nhiều vết chắp mới thì nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ thăm khám ngay. Nếu xuất hiện tình trạng nhiễm trùng, bác sĩ có thể sẽ cho trẻ dùng thêm thuốc kháng sinh.
Cách phòng bệnh chắp mắt
>>>>>Xem thêm: Công dụng chữa ho của bách bộ
– Bố mẹ có thể hạn chế bệnh chắp mắt cho bé bằng cách rửa mí mắt mỗi ngày bằng nước muối sinh lý Natri Clorid 0.9% cho bé 1 lần/ngày.
– Trẻ chỉ bị chắp 1 bên mắt không dùng khăn mặt lau chung cả mắt bệnh và mắt không bệnh điều này có thể gây lây bệnh ở mắt trẻ, ở mắt người này sang người kia.
– Rửa tay thật kỹ sau khi chạm vào mắt người bệnh.
– Nếu trẻ đi học nên lưu ý người trông trẻ không dùng khăn lau chung 2 mắt, chung khăn với người khác, nhắc trẻ nên thường xuyên rửa tay trong ngày.
Nếu trẻ của bạn đang bị chắp mắt hãy lưu lại các thông tin này và chăm sóc mắt trẻ cẩn thận để chóng hết chắp mắt nhé.