Bệnh bạch hầu lây qua đường nào? Có nguy hiểm không?

Rate this post

Bệnh bạch hầu là bệnh do vi khuẩn gây bệnh, lây nhiễm chủ yếu qua đường hô hấp, dễ bùng phát thành dịch. Vậy bệnh này có nguy hiểm không? Lây qua đường nào? Cách nhận biết, điều trị và phòng ngừa như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Bệnh bạch hầu lây qua đường nào? Có nguy hiểm không?

Bệnh bạch hầu lây qua đường nào?

Bạch hầu là vi khuẩn rất dễ lây lan và bùng phát thành dịch. Các đường lây truyền chủ yếu của bệnh bạch hầu có thể kể đến là:

  • Qua đường hô hấp: khi người bệnh hắt hơi hoặc ho sẽ tạo ra những giọt lan truyền trong không khí. Người lành hít vào những giọt chứa vi khuẩn này khiến chúng xâm nhập vào đường hô hấp gây bệnh.
  • Tiếp xúc vết thương hoặc vật dụng chứa vi khuẩn: có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và từ đó gây bệnh.[1]

Bệnh bạch hầu lây qua đường nào? Có nguy hiểm không?

Bệnh bạch hầu dễ lây lan qua đường hô hấp

Bệnh bạch hầu có nguy hiểm không?

Bệnh bạch hầu là một bệnh lý nguy hiểm, rất dễ lây lan và bùng phát thành dịch, đặc biệt là với những đối tượng chưa tiêm phòng. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến hệ hô hấp mà còn gây những biến chứng nặng nề liên quan đến tim mạch, thần kinh, nặng hơn là dẫn đến tử vong.[2]

Bệnh bạch hầu lây qua đường nào? Có nguy hiểm không?

Bệnh bạch hầu có nguy cơ cao dẫn tới tử vong

Cách nhận biết bệnh bạch hầu

Dựa vào vị trí gây bệnh, người ta chia bạch hầu thành hai loại là:

  • Bạch hầu họng: vi khuẩn tạo thành giả mạc bao quanh vùng mũi, họng và gây ra những triệu chứng liên quan đến đường hô hấp.
  • Bạch hầu da: là dạng hiếm gặp nhất. Người bệnh xuất hiện mụn nước và phát ban trên da.

Một số triệu chứng hay gặp của bệnh bạch hầu họng là:

  • Đau rát họng.
  • Xuất hiện giả mạc màu xám dính chắc vào niêm mạc mũi họng, rất khó lấy ra.
  • Xuất hiện các hạch ở cổ gây sưng, đau.
  • Khó thở, khó nuốt.
  • Sốt nhẹ.[3]

Bệnh bạch hầu lây qua đường nào? Có nguy hiểm không?

Đau rát họng là triệu chứng hay gặp nhất của bệnh bạch hầu

Biến chứng của bệnh bạch hầu

Một số biến chứng có thể gặp của bệnh bạch hầu là:

  • Suy hô hấp: giả mạc dày, cứng bao phủ niêm mạc mũi, họng khiến cho không khí khó lưu thông gây khó thở cho bệnh nhân, từ đó có thể dẫn tới suy hô hấp.
  • Tổn thương tim: vi khuẩn có thể tấn công vào tế bào cơ tim gây ra tình trạng viêm cơ tim.
  • Tổn thương thần kinh: chất độc tấn công vào thần kinh vùng họng sẽ làm gián đoạn dẫn truyền thần kinh gây khó nuốt, suy hô hấp.

Tìm hiểu thêm: Enzym catalase là gì? Vai trò của emzym catalase đối với đời sống

Bệnh bạch hầu lây qua đường nào? Có nguy hiểm không?

Viêm cơ tim là biến chứng có thể gặp nếu bệnh bạch hầu không được điều trị sớm

Cách điều trị bệnh bạch hầu

Khi có xét nghiệm khẳng định mắc bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành dùng kháng độc tố bạch hầu. Thời điểm sử dụng kháng độc tố bạch hầu càng sớm càng làm giảm tỷ lệ tử vong.Đồng thời với kháng độc tố, bác sĩ sẽ sử dụng kháng sinh để điều trị tình trạng nhiễm khuẩn.

Trường hợp nặng, bệnh nhân có thể được chỉ định phải thở oxy, hỗ trợ hô hấp. Ngoài ra bác sẽ cũng có thể áp dụng các phương pháp điều trị hỗ trợ như: hạ sốt, khuyến khích ăn uống, trong trường hợp khó nuốt có thể nuôi ăn qua ống sonde mũi dạ dày.

Người bệnh sẽ được theo dõi sát để có thể phát hiện sớm các biến chứng (tắc nghẽn đường thở, viêm cơ tim..). Khi kết thúc điều trị, người bệnh sẽ được tiêm vắc-xin chống bạch hầu để giảm nguy cơ tái mắc bệnh sau này.

Bệnh bạch hầu lây qua đường nào? Có nguy hiểm không?

Dùng kháng độc tố và kháng sinh càng sớm càng nâng cao tỷ lệ chữa khỏi

Cách phòng ngừa bệnh bạch hầu

Biện pháp tốt nhất để phòng ngừa bệnh bạch hầu là tiêm vắc-xin phòng bệnh. Các bậc phụ huynh nên tuân thủ thời gian tiêm chủng cho các bé như:

  • Tiêm mũi 5 trong 1 bao gồm (bạch hầu – uốn ván – ho gà – bại liệt – Hib) hoặc 6 trong 1 (bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, Hib và viêm gan B) vào tháng thứ 2, 3, 4.
  • Tiêm nhắc lại từ tháng thứ 18 đến 24.
  • Mũi vắc-xin thứ 5 được tiêm khi trẻ 4 – 6 tuổi.

Ngoài tiêm phòng, bạn có thể áp dụng những phương pháp sau để phòng bệnh bạch hầu hiệu quả:

  • Tăng cường hệ miễn dịch: ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên, ăn nhiều rau xanh và hoa quả,…
  • Giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, tránh ẩm mốc.
  • Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với người có nguy cơ mắc bệnh.
  • Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với những người có nguy cơ.
  • Khi phát hiện người mắc bệnh cần báo ngay cho các cơ sở y tế để tiến hành cách ly và kịp thời điều trị.[4]

Bệnh bạch hầu lây qua đường nào? Có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Giấm táo có thể điều trị bệnh gút không?

Tiêm vắc-xin là phương pháp phòng bệnh bạch hầu hiệu quả nhất

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các kiến thức về đường lây truyền của bệnh lý nguy hiểm bạch hầu, qua đó giúp bạn có những biện pháp phù hợp để phòng ngừa dịch bệnh này. Các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi tiêm chủng bạch hầu theo đúng khuyến cáo của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho bé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *