Cao đinh lăng: Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ

Rate this post

Cao đinh lăng không chỉ có khả năng bồi bổ cơ thể mà còn có thể trị được nhiều căn bệnh khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu tác dụng, cách dùng đúng cách cũng như tác dụng phụ khi sử dụng cao đinh lăng qua bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Cao đinh lăng: Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ

Cao đinh lăng là gì?

Cao đinh lăng là dược liệu được chiết xuất từ rễ và củ của cây đinh lăng. Đinh lăng tên khoa học Polyscias fruticosa (L.) Harms thuộc họ Araliaceae hay còn được gọi cây gỏi cá là một loại cây nhỏ thân nhẵn, có chiều cao trung bình từ 0.8 – 1.5m và không có gai. Hầu như tất cả bộ phận của cây đinh lăng đều được sử dụng, từ thân, cành, lá đến củ, rễ.

Đinh lăng có nguồn gốc ở vùng đảo Polynésie tại Thái Bình Dương và hiện nay được trồng nhiều ở khu vực Malaysia, Indonesia, Campuchia, Lào,… Ở Việt Nam, đinh lăng được trồng khá phổ biến trên khắp cả nước để làm cảnh, làm thuốc và rau gia vị.

Các thành phần dinh dưỡng có thể được tìm thấy trong toàn cây đinh lăng gồm alcaloid, saponin, flavonoid, glucozid, tanin, vitamin B1 cùng nhiều axit amin cần thiết cho cơ thể như lysin, cystein và methionin.

Hơn nữa, vỏ rễ và lá đinh lăng chứa nhiều nguyên tố vi lượng, hơn 21% đường, alcoloid, saponin, các vitamin C, B1, B2, B6 và tới 20 acid amin, alcaloid, tinh dầu, acid hữu cơ, phytosterol, tanin. Riêng lá đinh lăng còn có 1,65% saponin triterpen là acid oleanolic mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể.[1]

Cao đinh lăng: Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ

Cao đinh lăng là dược liệu được chiết xuất từ rễ và củ của cây đinh lăng

Các tác dụng của cao đinh lăng đối với cơ thể

Tương tự như đinh lăng, cao đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, thường được phối hợp sử dụng với một số vị thuốc để mang lại tác dụng:

  • Tăng cường sức khỏe ở những người bị suy nhược, lo âu, mệt mỏi.
  • Hỗ trợ tiêu hóa, giúp ăn ngon, ngủ ngon và tăng cân.
  • Chữa liệt dương, di tinh, mộng tinh.
  • Trị đau nhức xương khớp, đau lưng, thấp khớp, hạ sốt.
  • Kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng đối với bệnh tật.
  • Bảo vệ gan, hữu ích với bệnh viêm gan mạn tính.
  • Chữa bệnh thiếu máu.
  • Trị chứng tắc tia sữa, giúp tăng lượng sữa cho con bú.
  • Trị ho, ho ra máu.
  • Tác dụng an thần, giảm căng thẳng.
  • Giảm các triệu chứng giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh ở phụ nữ gồm khó ngủ, bốc hỏa, mệt mỏi.

Cao đinh lăng: Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ

Cao đinh lăng có thể giúp hỗ trợ tiêu hóa, ăn ngon hơn

Cách dùng cao đinh lăng

Cao đinh lăng được sản xuất dưới 3 dạng lỏng, đặc và khô. Cao đặc và khô thường được sử dụng để làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng và dược phẩm.

Cao đinh lăng dạng lỏng có thể dùng để pha với nước để sử dụng, dạng này hơi sánh, có mùi tự nhiên của dược liệu nhưng phải tuân thủ các yêu cầu sau:

  • Cao đinh lăng phải được pha với nước theo tỉ lệ của nhà sản xuất, không pha quá đặc hoặc quá loãng hơn so với liều yêu cầu. Tỷ lệ pha không chính xác có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của cao đinh lăng vì mỗi loại cao có hàm lượng dinh dưỡng khác nhau.
  • Nên pha cao đinh lăng với nước ấm đã đun sôi và uống khi còn ấm để các chất dinh dưỡng được hấp thụ tốt hơn.
  • Không nên pha cao đinh lăng cùng với các loại nước khác như sữa, trà, cà phê,… có thể ảnh hưởng đến công dụng và gây tác dụng không mong muốn.
  • Dùng trong các bữa ăn nhẹ hoặc sau bữa chính từ 30 phút đến 1 tiếng.

Ngoài ra cây đinh lăng có thể dùng trực tiếp (lá) hoặc sắc uống, giã nát, bột, viên uống có chứa chiết xuất từ đinh lăng,…

Tìm hiểu thêm: Kim tiền thảo là thuốc gì? Công dụng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng

Cao đinh lăng: Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ

Nên dùng cao đinh lăng trong các bữa ăn nhẹ hoặc sau bữa chính từ 30 phút đến 1 tiếng

Tác dụng phụ khi dùng cao đinh lăng

Dù cao đinh lăng có nhiều công dụng đối với sức khỏe nhưng nếu sử dụng sai cách thì vẫn có những tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Uống khi đói có thể khiến bạn khó chịu ở đường tiêu hóa vì hàm lượng chất tanin cao trong rễ cây đinh lăng.
  • Uống quá nhiều cao đinh lăng khiến cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy,…
  • Saponin trong đinh lăng có thể gây tán huyết (vỡ hồng cầu) nên cần uống đúng liều lượng và tránh sử dụng trong thời gian dài. Nếu sử dụng quá liều lâu dài, độc tính có thể dẫn đến xung huyết ở gan, tim, phổi, dạ dày, ruột, biến loạn dinh dưỡng.
  • Không dùng cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, người bị rối loạn đông máu, đang xuất huyết hoặc rong kinh.
  • Mệt mỏi, buồn nôn, nôn, tiêu chảy,… là những biểu hiện khi uống quá nhiều cao đinh lăng.
  • Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng cao đinh lăng.

Cao đinh lăng: Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ

Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng cao đinh lăng

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin về cao đinh lăng cũng như cách dùng hợp lý, lưu ý khi sử dụng để tránh mang lại những tác dụng phụ không mong muốn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để sử dụng cao đinh lăng một cách phù hợp. Chia sẻ bài viết nếu bạn thấy thông tin hữu ích nhé!

Xem thêm Cao đinh lăng: Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ

>>>>>Xem thêm: Rụng tóc ở nam giới do đâu? 11 nguyên nhân rụng tóc ở nam

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *