Bánh dày là một loại bánh phổ biến trong cuộc sống được nhiều người yêu thích bởi hương vị gần gũi, hấp dẫn. Vậy bánh dày bao nhiêu calo? Ăn bánh dày như thế nào thì không béo? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Bánh dày bao nhiêu calo? Ăn bánh dày có béo không? Cách ăn giảm cân
Contents
Bánh dày bao nhiêu calo?
Trung bình trong một chiếc bánh dày có chứa khoảng 180-370 calo tùy thuộc vào nhân bánh bạn lựa chọn là mặn hay ngọt cũng như tỉ lệ nguyên liệu làm nên chiếc bánh. Bạn có thể tham khảo lượng calo chi tiết trong một số loại bánh dày phổ biến như:
- 100g bánh dày nhân đậu xanh: Khoảng 180 calo.
- 100g bánh dày kẹp chả: Khoảng 370 calo.
- 100g bánh dày kẹp giò: Khoảng 360 calo.
- 100g bánh dày kẹp thịt: Khoảng 320 calo.
Bánh dày cung cấp lượng calo khá lớn cho cơ thể
Ăn bánh dày có béo không?
Với thành phần gồm lớp vỏ bánh được làm từ gạo nếp dẻo thơm thì đây là một món ăn có lượng tinh bột lớn, sẽ không phù hợp để đưa vào thực đơn dành cho người đang ăn kiêng, giảm cân.Tuy nhiên bạn vẫn có thể ăn với lượng vừa phải để hạn chế tình trạng tăng cân.
Đồng thời, gạo nếp có trong lớp vỏ bánh dày khá khó tiêu, nếu bạn quá nhiều thì sẽ dẫn tới đầy bụng, ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể.
Bánh dày không phải lựa chọn thích hợp cho người đang giảm cân
Cách ăn bánh dày không lo tăng cân
Không nên ăn quá nhiều bánh dày
Mỗi ngày bạn chỉ nên ăn 1 cái bánh dày và không nên ăn quá 2-3 lần/1 tuần. Ăn quá nhiều một loại thực phẩm nói chung và bánh dày nói riêng trong một thời gian ngắn sẽ dễ dẫn đến dư thừa năng lượng và tích tụ mỡ thừa.
Do bánh dày cung cấp một lượng lớn tinh bột nên nếu đây là món ăn ưa thích thì bạn nên kiểm soát lượng bánh dày cũng như tần suất ăn để hạn chế tình trạng tăng cân và tránh các vấn đề về tiêu hóa.
Mỗi ngày, bạn chỉ nên ăn 1 cái bánh dày để tránh tích tụ mỡ thừa
Không nên ăn vào buổi tối
Bạn không nên ăn bánh dày vào buổi tối, đặc biệt là trước khi đi ngủ do có thể bị khó tiêu, đầy bụng từ đó ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của bạn. Đồng thời đây cũng là thời điểm cơ thể ít hoạt động để tiêu hao năng lượng, dễ dẫn đến tích tụ mỡ thừa và tăng cân.
Bạn không nên ăn bánh dày vào buổi tối vì có thể tích lũy nhiều năng lượng thừa
Tự chế biến tại nhà
Việc chế biến tại nhà vừa đảm bảo an toàn vệ sinh vừa giúp bạn giảm lượng calo so với những chiếc bánh được mua ở bên ngoài. Dưới đây là công thức làm bánh dày từ gạo lứt mà bạn có thể tham khảo để tự chế biến tại gia:
Nguyên liệu
- 300 gram gạo nếp.
- 30 gram gạo lứt.
- 30 gram bột bắp (bột ngô).
- 1 thìa cà phê muối.
- 1 thìa cà phê dầu ăn.
- 200ml nước.
- Giấy nến hoặc lá chuối.
Cách làm
- Ngâm gạo lứt từ tối (trước khoảng 10 tiếng). Để ráo nước và xay cho đến khi mịn.
- Trộn hỗn hợp bột gạo nếp và bột gạo lứt vừa xay cùng 1 muỗng cà phê dầu ăn, 1 muỗng cà phê muối, 30 gram bột ngô.
- Xay hỗn hợp và thêm nước vào từ từ. Tránh đổ nước trong một lần sẽ có thể làm bột quá lỏng. Xay cho đến khi bột dẻo, mịn, không bị dính.
- Để bột nghỉ trong vòng 20-30 phút cho bột nở.
- Chia thành các phần bằng nhau, vo viên tròn, dẹt hình cái đĩa.
- Hấp cách thuỷ từ 15-20 phút cho bánh chín.
Bánh sẽ ngon hơn nếu bạn ăn nóng kẹp cùng giò hoặc chả quế.
Làm bánh dày tại nhà giúp bạn kiểm soát lượng calo tốt hơn
Bổ sung đầy đủ các chất
Việc bổ sung đầy đủ các chất giúp cơ thể được tiếp nhận đầy đủ những thành phần dinh dưỡng bánh dày không thể cung cấp.
Khi cung cấp đầy đủ và đa dạng các chất dinh dưỡng có thể giúp tăng tốc độ trao đổi chất, hạn chế cảm giác thèm ăn, hỗ trợ tích cực cho quá trình giảm cân và sức khỏe tổng thể.
Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể tăng chuyển hóa, giảm năng lượng thừa
Uống nhiều nước
Uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp cho các chất được chuyển đổi hiệu quả, thức ăn tiêu hóa tốt trong đường ruột, các chất dinh dưỡng được vận chuyển kịp thời đến các cơ quan. Mặt khác, nước có thể tăng thể tích dạ dày, giúp no lâu hơn nên hạn chế cảm giác thèm ăn.
Chính vì vậy, bạn nên uống 1 ly nước trước khi ăn bánh nhằm giảm cảm giác thèm ăn sau khi đã nạp vào cơ thể một lượng nhất định thực phẩm này. Khi ăn, bạn không nên sử dụng nước có gas, nước ngọt hay nước ép vì chúng có thể gây nên trạng thái khó tiêu sau khi ăn.
Tìm hiểu thêm: Các nguyên nhân bị trĩ và cách khắc phục tại nhà hiệu quả
Uống 1 ly nước trước khi ăn bánh dày sẽ giúp no lâu hơn
Tính lượng calo nạp vào trong ngày
Bạn nên tập thói quen tính lượng calo nạp vào mỗi ngày để đảm bảo nguyên tắc lượng calo nạp vào mỗi ngày ít hơn so với lượng calo mà cơ thể tiêu thụ. Điều này có thể giúp bạn duy trì được cơ thể khỏe mạnh và vóc dáng cân đối.
Việc tính được lượng calo nạp vào cũng là một trong những căn cứ để bạn quyết định hoạt động thể lực phù hợp với bản thân để tránh tình trạng thừa cân, béo phì và tích tụ mỡ thừa.
Bạn nên tính lượng calo cần thiết để có thể lên kế hoạch ăn uống hiệu quả
Ăn bánh dày có tốt không?
Bánh dày có lớp vỏ làm từ gạo nếp và thường có nhân là đậu xanh hoặc giò, chả. Khi ăn, cơ thể sẽ được cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết như glucid, protid, tinh bột, sắt, các loại vitamin nhóm B. Trong đó, sắt đóng vai trò quan trọng trong việc tạo máu cho cơ thể.
Bánh dày còn là một thực phẩm cung cấp năng lượng cho cơ thể vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, bánh dày còn có một số lợi ích khác như giảm cholesterol trong máu, tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ ung thư, tăng độ ổn định của máu.
Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều bánh dày sẽ dẫn tới những hậu quả cho cơ thể như tăng cân quá mức, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa. Chính vì vậy, bạn nên cân nhắc số lượng bánh dày mà bạn dùng trong chế độ ăn.
Bánh dày chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sự phát triển của cơ thể
Ai không nên ăn bánh dày?
Tuy bánh dày cung cấp nhiều dưỡng chất và năng lượng cho cơ thể nhưng một số đối tượng sau đây nên hạn chế ăn bánh dày để giảm những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe:
- Người đang ăn kiêng, giảm cân: Gạo nếp có hàm lượng tinh bột và năng lượng cao, nếu kết hợp ăn cùng các loại thực phẩm ăn kèm như thịt, giò, chả thì càng tăng khả năng gây béo phì.
- Bệnh nhân tiểu đường: Gạo nếp có chứa nhiều tinh bột, nếu bệnh nhân tiểu đường ăn quá nhiều thì sẽ dẫn tới đường huyết tăng nhanh trong thời gian ngắn và khó kiểm soát được.
- Người có vết thương, sau phẫu thuật: Những bệnh nhân thuộc nhóm này nên tránh ăn bánh dày hoặc các loại đồ ăn được làm từ gạo nếp khác để tránh gây mưng mủ những nơi bị sưng, viêm, có vết thương.
- Người mới lành bệnh: Sau phẫu thuật, hoạt động tiêu hóa còn kém nên chưa thích nghi được với những thức ăn nhiều tinh bột như bánh dày. Chính vì vậy, nếu tiêu thụ loại thực phẩm này có thể gây ra những rối loạn tiêu hóa cho người bệnh.
- Người có hệ tiêu hoá yếu: Người có tiền sử bệnh dạ dày không nên sử dụng các loại đồ nếp, trong đó có bánh dày do có thể gia tăng tình trạng như ợ chua, óc ách, thậm chí gây đau dạ dày.
Người có vấn đề về tiêu hóa không nên ăn bánh dày
Lưu ý khi ăn bánh dày
Nên ăn bánh dày với thực phẩm gì?
Vỏ bánh dày chứa lượng lớn calo, tinh bột nên nếu ăn cùng nhân mặn như giò, chả sẽ dẫn đến lượng calo tổng của món ăn tăng cao. Nên nếu bạn đang trong quá trình giảm cân và muốn ăn bánh dày thì bạn chỉ nên ăn bánh dày nhân đậu xanh với lượng vừa phải.
Bạn có thể ăn bánh dày nhân đậu xanh để giảm lượng calo cung cấp cho cơ thể
Bà bầu có được ăn bánh dày không?
Phụ nữ mang thai có thể ăn bánh dày, tuy nhiên không nên ăn quá nhiều, đặc biệt ở những tháng cuối của thai kỳ do có thể gây tăng cân rất nhanh. Bên cạnh đó, phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ không nên ăn bánh dày để ổn định lượng đường huyết trong cơ thể.
Phụ nữ tiểu đường thai kỳ không nên ăn bánh dày
Sau sinh ăn bánh dày được không?
Các mẹ bầu sau khi sinh không nên ăn bánh dày. Do loại bánh này có thể làm vết thương, vết mổ sau sinh lâu lành hơn hoặc có thể gây mưng mủ.
Mẹ bầu có thể ăn bánh dày sau sinh khoảng 2-3 tháng hoặc khi cơ thể và vết thương đã phục hồi ổn định, nhưng cũng không nên ăn quá nhiều để tránh gây tăng cân, ảnh hưởng tới quá trình lấy lại vóc dáng của các chị em.
>>>>>Xem thêm: Rau muống có tác dụng gì? Có nên ăn rau muống mỗi ngày?
Sau khi sinh, mẹ bầu không nên ăn bánh dày vì có thể gây ra chậm liền sẹo
Bánh dày là một món ăn ngon, mang nhiều lợi ích cho sức khỏe nên hy vọng sau khi đọc bài viết này bạn đã có một số thông tin về bánh dày, cách ăn bánh dày hiệu quả và một số lưu ý để bạn có cách ăn phù hợp nhất giúp cho cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé!