Sưng nướu răng là tình trạng thường gặp, thường do răng miệng không được chăm sóc đúng cách. Cùng tìm hiểu nguyên nhân sưng nướu răng và một số cách phòng ngừa, điều trị hiệu quả qua bài viết sau nhé!
Bạn đang đọc: Sưng nướu răng là gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị
Contents
Sưng nướu răng là gì?
Nướu răng bị sưng có thể nhô ra hoặc lồi ra ngoài. Sưng nướu thường bắt đầu ở vị trí nướu tiếp xúc với chân răng. Bạn có thể cảm thấy nướu răng bị kích ứng, nhạy cảm và đau. Đồng thời, sưng nướu răng khiến nướu dễ chảy máu hơn khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa.
Nướu bị kích ứng dễ gây sưng đau và chảy máu
Sưng nướu răng có nguy hiểm không?
Sưng nướu răng thường do viêm nướu hoặc viêm nướu chân răng. Tuy không phải là bệnh lý nghiêm trọng nhưng nếu kéo dài và không được điều trị. Sưng nướu răng có thể phát triển thành bệnh viêm nha chu, gây mất răng và tiêu xương hàm.
Sưng nướu răng nếu không điều trị có thể dẫn đến mất răng
Nguyên nhân sưng nướu răng
Mặc dù viêm nướu là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra sưng nướu, nhưng nhiều yếu tố khác cũng góp phần, bao gồm mang thai, suy dinh dưỡng hoặc một số bệnh cảnh nhiễm trùng.
Viêm lợi
Viêm lợi hay viêm nướu răng là nguyên nhân thường gặp nhất, làm nướu bị kích thích và sưng lên. Viêm lợi là kết quả của việc vệ sinh răng miệng kém, để mảng bám tích tụ ở viền nướu và răng. Nếu không được điều trị, viêm lợi cuối cùng có thể dẫn đến một tình trạng nghiêm trọng hơn gọi là viêm nha chu.
Mảng bám tích tụ lâu ngày dễ gây ảnh hưởng nướu răng
Mang thai
Sưng nướu cũng có thể xảy ra trong thai kỳ. Hormone mà cơ thể sản xuất trong thời kỳ mang thai có thể làm gia tăng lượng máu đến nướu răng dẫn đến kích thích nướu, gây sưng tấy.
Sự thay đổi hormone trong thai kỳ có thể gây bệnh răng miệng
Suy dinh dưỡng
Thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin B và vitamin C cũng có thể gây ra sưng nướu. Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong sửa chữa tổn thương. Việc thiếu hụt vitamin C có thể dẫn đến bệnh còi xương, gây thiếu máu giảm sự bền vững của mạch máu và bệnh nướu răng.
Vitamin C có ở nhiều loại trái cây thông thường
Nhiễm trùng
Nhiễm trùng do tác nhân nấm, vi khuẩn và vi rút có khả năng gây ra sưng nướu. Bệnh tưa miệng, do sự phát triển quá mức của nấm men tự nhiên trong miệng cũng làm sưng nướu răng. Ngoài ra, sâu răng không được điều trị có thể dẫn đến áp xe răng, gây sưng nướu cục bộ.
Răng đau ảnh hưởng nhiều cho cuộc sống và công việc
Các mảnh thức ăn mắc kẹt trong răng
Các mảnh thức ăn bị mắc kẹt giữa các răng, đôi khi nằm trong nướu dễ khiến nướu răng bị kích ứng và sưng tấy bên trong. Các triệu chứng này không kéo dài và sẽ biến mất khi làm sạch các mảng bám, thức ăn trong miệng. Vậy nên, bạn có thể lựa chọn kem đánh răng chuyên dụng hay nước súc miệng hoặc máy tăm nước để dễ dàng vệ sinh răng miệng mỗi ngày.
Tìm hiểu thêm: Viêm đường tiết niệu có lây không? 7 cách phòng ngừa nên biết
Vệ sinh răng miệng không kỹ dễ gây hôi miệng và viêm nướu
Các nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân ít phổ biến hơn có thể gây sưng nướu bao gồm:
- Tác dụng phụ khi uống một số loại thuốc, có thể kèm theo đau miệng, khô miệng và chảy máu nướu.
- Suy dinh dưỡng.
- Nhạy cảm với các thành phần trong kem đánh răng hoặc nước súc miệng.
- Đeo răng giả hoặc các thiết bị nha khoa không phù hợp.
Một số loại kem đánh răng chứa thành phần nhạy cảm cho nướu
Triệu chứng sưng nướu răng
Đôi khi, biểu hiện sưng nướu không rõ ràng. Một số cách nhận biết tình trạng sưng nướu răng có thể bao gồm: nướu bị tấy đỏ và sưng phù, đôi khi bị chảy máu khi chải răng, dùng tăm, chỉ nha khoa hoặc ăn đồ nóng, cứng. Các triệu chứng khác thường gặp như hôi miệng, lở miệng, mô nướu bị tuột và không dính vào chân răng.
Một số dấu hiệu lỡ miệng, hôi miệng cũng giúp bạn nhận biết sưng nướu răng
Điều trị sưng nướu răng
Để bắt đầu điều trị tình trạng sưng nướu, bạn nên đến gặp nha sĩ. Thường xuyên khám nha sĩ để làm sạch răng có thể giúp xác định và ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe răng miệng thường gặp.
Tùy thuộc vào nguyên nhân sưng nướu, nha sĩ có thể cạo vôi răng và cho nước súc miệng giúp ngăn ngừa viêm nướu, giảm mảng bám. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh để điều trị nếu có dấu hiệu nhiễm khuẩn.
Nhiều loại kem đánh răng dành cho người nhạy cảm
Cách chăm sóc răng miệng hiệu quả
Bạn nên chải răng thường xuyên và dùng chỉ nha khoa để làm sạch, đặc biệt là sau bữa ăn. Đến nha sĩ ít nhất 6 tháng/lần để làm sạch mảng bám và kiểm tra các vấn đề răng miệng khác. Bạn cũng có thể xin lời khuyên để lựa chọn nước súc miệng và kem đánh răng phù hợp cho nướu của bạn.
Chải răng thường xuyên để phòng ngừa bệnh răng miệng
Một vài lưu ý khi sưng nướu răng
Một số phương pháp giảm tình trạng sưng nướu tại nhà có thể gồm:
- Nước súc miệng có thuốc hoặc nước muối để loại bỏ vi khuẩn trong miệng.
- Uống nhiều nước sẽ giúp tăng tiết nước bọt, giúp kháng lại các vi khuẩn gây bệnh răng miệng.
- Đánh răng và dùng chỉ nha khoa nhẹ nhàng để không gây kích ứng.
- Tránh các chất kích thích, như nước súc miệng mạnh, rượu hay thuốc lá.
- Chườm lạnh hoặc đặt gạc ẩm lên nướu răng giảm sưng.
- Sử dụng tăm nước nha khoa để dễ dàng vệ sinh răng miệng, tránh các tác động mạnh đến nướu răng gây kích ứng, viêm sưng.
Một số lưu ý khi điều trị sưng nướu răng
Khi nào gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Bạn cũng có thể cân nhắc khám nha sĩ nếu cơn đau xảy ra cùng với bất kỳ triệu chứng sau:
- Hôi miệng không cải thiện khi đánh răng.
- Chảy máu nướu.
- Răng bị lung lay.
- Đau khi nhai.
- Nướu đỏ.
- Răng nhạy cảm.
>>>>>Xem thêm: Threonine là gì? Vai trò của Threonine với sức khỏe
Dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Chẩn đoán
Viêm nướu răng có thể chẩn đoán dựa vào kiểm tra răng và các xét nghiệm nha khoa thông thường. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chụp X-quang nha khoa để đánh giá mô xương tổn thương.
Các bệnh viện đa khoa uy tín
- TP HCM: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Y Dược TPHCM, Bệnh viện nhân dân 115, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh…
- Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương…
Đau và sưng nướu là dấu hiệu của bệnh lý răng miệng, gây ra do nhiều nguyên nhân. Vì vậy, hãy chăm sóc răng đúng cách và kiểm tra định kỳ để phòng ngừa bệnh về răng miệng. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, cùng chia sẻ cho mọi người nhé!
Nguồn: Healthline, MedicalNewsToday.