Thời tiết lạnh khiến xương khớp thường xuyên đau nhức hơn gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Hãy cùng tìm hiểu các cách khắc phục và phòng ngừa đau nhức xương khớp trong bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Các cách khắc phục và phòng ngừa đau xương khớp, đau cơ vào mùa lạnh
Contents
Nguyên nhân đau xương khớp, đau cơ khi trời trở lạnh
Vấn đề đau nhức xương khớp thường gặp vào mùa lạnh là do cơ thể phải cố gắng bảo vệ các cơ quan quan trọng ở trung tâm như tim, phổi và bộ phận tiêu hóa bằng cách đưa máu nhiều hơn đến các cơ quan này để giữ nhiệt.
Chính vì vậy, lượng máu đến các chi có thể trở nên ít hơn. Lưu lượng máu giảm làm cho mạch máu ở các khớp co cứng lại và lạnh hơn, dẫn đến cảm giác đau nhức ở tay, chân, đầu gối, cổ tay hay các khớp ngón tay,…
Tuy nhiên, nếu bạn đã giữ ấm đầy đủ và hoàn toàn ấm áp mà vẫn thấy đau nhức xương khớp, bạn nên đi kiểm tra, thăm khám để được bác sĩ phát hiện nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị hợp lý.
Thời tiết lạnh khiến xương khớp dễ đau nhức
Các cách khắc phục đau xương khớp, đau cơ khi trời trở lạnh
Châm cứu
Châm cứu là phương pháp điều trị bệnh đau xương khớp đã được sử dụng từ lâu đời. Biện pháp châm cứu có tác dụng đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết từ đó giúp giảm bớt các triệu chứng đau nhức ở các khớp xương.
Châm cứu giúp đả thông kinh mạch
Chườm ấm, tắm nước ấm
Chườm ấm giúp làm tăng lưu lượng máu đến các cơ bị đau, làm dịu vùng bị đau do viêm khớp nhẹ. Bạn có thể dùng túi chườm ấm, một chiếc khăn mềm hoặc một chai nước nóng,… đều có thể giúp vùng bị đau cảm thấy dễ chịu hơn.
Tắm nước ấm cũng là một cách hữu hiệu giúp tăng tuần hoàn máu đến các chi, giúp ích cho việc giảm đau. Hơn nữa, tắm nước ấm vào mùa lạnh cũng khiến cơ thể, tâm trạng thoải mái hơn, tăng cường sức khoẻ.
Tắm nước ấm giúp tăng cường tuần hoàn máu
Dùng cây trinh nữ
Cây trinh nữ (cây xấu hổ) là một cây thuốc có dược tính cao và giàu các hợp chất kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau như: alkaloid, flavonoid, phenol, tannin, quinine, glycoside, saponin,… có thể được sử dụng trong điều trị đau lưng, viêm khớp.
Thân và rễ cây trinh nữ tẩm rượu, sao thơm, sắc uống hoặc nấu cao, dùng pha với rượu cũng hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp hiệu quả. Một điều cần lưu ý là cây trinh nữ có tính hàn, không thể dùng cho phụ nữ có thai hay người tỳ vị hư hàn.
Cây trinh nữ giúp giảm đau xương khớp
Dùng cây lá lốt
Lá lốt không chỉ được dùng để làm tăng hương vị cho các món ăn mà còn là một cây thuốc quý trong Đông y. Lá lốt có tính ấm, có công dụng ôn trung tán hàn, phơi khô, sắc uống có thể trị bệnh nhức mỏi xương khớp.
Còn theo y học hiện đại, tinh dầu lá lốt chứa beta-caryophylen và benzyl axetat là các chất chống viêm, sát trùng, giảm đau nhức xương khớp hiệu quả.
Tinh dầu lá lốt chứa hoạt chất chống viêm
Dùng cây ngải cứu
Cây ngải cứu có công dụng giảm đau nhức xương khớp nhờ vị đắng của lá ngải cứu – do chất absinthin có đặc tính chống viêm và thúc đẩy lưu thông máu, rất hữu ích cho việc chữa trị bệnh viêm khớp, thấp khớp.
Bạn có thể giã nát ngải cứu với giấm hoặc sao ngải cứu với gừng và muối, dùng chườm lên khớp xương đang đau có thể giúp khớp bớt đau hơn.
Ngải cứu giúp điều trị viêm khớp, thấp khớp
Dùng nha đam
Ngoài công dụng thường thấy như làm đẹp da, dùng cây nha đam (lô hội) đắp lên các khớp bị đau cũng là một cách để làm dịu cơn sưng đau của người bệnh.
Nha đam rất giàu chất chống oxy hóa như: vitamin C, vitamin E có thể giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, giảm đau hiệu quả. Khoáng chất canxi và magie trong nha đam cũng là những chất cần thiết cho sức khỏe xương khớp.
Nha đam rất tốt cho sức khỏe xương khớp
Dùng củ nghệ
Củ nghệ đã được chứng minh là có đặc tính chống viêm nhờ có hoạt chất curcumin. Tác dụng của curcumin thậm chí còn được đánh giá gần như tương đương với các thuốc giảm đau chống viêm nhưng lại ít tác dụng phụ, rất an toàn cho người sử dụng.
Uống 1 chút bột nghệ pha với nước ấm đều đặn mỗi ngày sẽ giúp cơ thể bạn được bổ sung thêm curcumin, rất có ích trong việc giảm sưng đau các khớp xương.
Cucurmin trong củ nghệ là chất chống viêm tự nhiên
Dùng thuốc không kê đơn
Nếu các phương pháp dân gian từ các vị thuốc tự nhiên không hiệu quả hoặc cơn đau khiến bạn quá khó chịu, bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn chứa thành phần là Ibuprofen, Paracetamol.
Có thể dùng thuốc không kê đơn để giảm đau xương khớp
Các cách phòng ngừa đau xương khớp, đau cơ khi trời trở lạnh
Mặc đồ ấm, nhiều lớp
Điều đầu tiên để phòng ngừa đau xương khớp khi trời trở lạnh chính là giữ ấm. Một mẹo dành cho bạn đó là mặc nhiều lớp áo mỏng sẽ giúp bạn giữ nhiệt tốt hơn và cảm thấy ấm áp hơn so với mặc một lớp áo dày.
Đừng quên đeo tất (vớ) và bao tay để bảo vệ các khớp bàn chân và bàn tay – đây cũng là những nơi dễ bị đau nhức bởi ảnh hưởng của khí lạnh nhất nếu không được giữ ấm đầy đủ.
Tìm hiểu thêm: Thuốc tránh thai cho nam có hiệu quả và đâu là cách tránh thai tốt nhất
Mặc đồ ấm áp giúp ngăn ngừa đau xương khớp
Vận động thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên là một điều vô cùng cần thiết để có một hệ xương khớp khỏe mạnh, linh hoạt. Tập thể dục có thể giúp giảm đau xương khớp vì nó kích thích cơ thể sản xuất hormon endorphin có tác dụng giảm đau.
Hãy bắt đầu từ các bài tập nhẹ nhàng và phù hợp với tình trạng sức khỏe bản thân như đi bộ, thái cực quyền,… và tập luyện thường xuyên mỗi ngày từ 15 – 30 phút, nó sẽ giúp ích rất nhiều để tăng cường sự dẻo dai của xương khớp.
Vận động thường xuyên giúp xương khớp khỏe mạnh
Khởi động và giãn cơ khi tập thể dục
Các bài tập khởi động và giãn cơ giúp tăng cường bơm máu đến toàn bộ cơ thể bao gồm các chi và làm ấm cơ thể. Khởi động trước khi tập thể dục cũng có tác dụng giảm cứng khớp, ngăn ngừa chấn thương khớp trong khi tập luyện.
Khởi động trước khi tập thể dục giúp ngăn ngừa chấn thương
Giữ cân nặng ổn định
Vào mùa lạnh, chúng ta thường có xu hướng ăn uống ngon miệng hơn so với mùa hè. Trọng lượng cơ thể dư thừa ảnh hưởng rất nhiều đến xương khớp vì nó gây thêm gánh nặng cho phần chi dưới khiến khớp đầu gối, khớp ở bàn chân và các khớp khác đau nhức.
Do đó, bạn cần kiểm soát lượng calo ăn vào mỗi ngày để duy trì cân nặng ổn định nhưng không nên nhịn ăn vì sẽ làm cơ thể thiếu năng lượng, không thể giữ ấm vào mùa lạnh, dễ gây ra các vấn đề sức khoẻ khác.
Thừa cân béo phì làm tăng gánh nặng cho xương khớp
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước giúp ngăn ngừa tình trạng các khớp bị khô cứng và ma sát vào nhau gây đau, thậm chí là hao mòn khớp. Đặc biệt vào mùa lạnh, uống nhiều nước còn giúp đẩy nhanh trao đổi chất, sinh nhiệt giữ ấm cho cơ thể.
Nếu không thích uống nước lọc, bạn cũng có thể uống nước hoa quả hoặc trà xanh ấm mỗi ngày cũng là cách tốt để vừa uống đủ lượng nước, vừa bổ sung thêm được các chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất tốt cho sức khoẻ.
Uống đủ nước giúp ngăn ngừa khô khớp
Ăn uống đầy đủ, hợp lý
Dù bất cứ ai, vào bất cứ thời điểm nào cũng cần có một chế độ ăn uống lành mạnh để có một cơ thể khỏe mạnh. Một sức khỏe tốt sẽ là hàng rào bảo vệ tốt nhất giúp bạn chống lại được các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài và phòng ngừa những vấn đề đau nhức xương khớp do thời tiết lạnh.
Ăn uống lành mạnh đủ chất giúp cơ thể khỏe mạnh
Ngủ đủ giấc
Tổn thương ở các khớp xương của bạn cần những giấc ngủ ngon để có thể được chữa lành một cách tốt nhất. Hãy đảm bảo bạn ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày và tránh thức khuya để góp phần kiểm soát cơn đau và thúc đẩy quá trình phục hồi của cơ thể.
Ngủ đủ giấc giúp cơ thể phục hồi và chữa lành
Bổ sung thực phẩm chức năng
- Canxi – D3
Thiếu canxi hay vitamin D có thể làm tăng nguy cơ loãng xương, khiến xương khớp của bạn trở nên yếu, nhạy cảm hơn và dễ bị đau nhức hơn trong thời tiết lạnh.
Đặc biệt là vào mùa đông, có những thời điểm trời không có nắng hoặc do bạn che chắn quá kín khiến cơ thể không thể tổng hợp được đủ lượng vitamin D, dẫn đến kém hấp thụ canxi.
Trong trường hợp này bạn có thể cân nhắc tìm hiểu thêm các sản phẩm bổ sung canxi và vitamin D để đảm bảo đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất cho cơ thể và hỗ trợ xương chắc khỏe hơn.
- Omega-3
Omega-3 là một axit béo tốt có lợi cho sức khỏe. Omega 3 có tác dụng như một chất chống oxy hóa, giúp chống lại các gốc tự do, tăng cường đề kháng cho cơ thể và làm ngăn chặn viêm nhiễm. Nó cũng giúp ích trong việc làm dịu các triệu chứng sưng đau trong bệnh viêm khớp và cải thiện tình trạng cứng khớp.
- Glucosamine – Chondroitin
Glucosamine và Chondroitin, hai hoạt chất này khi sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau đều mang lại tác dụng điều trị viêm khớp, cứng khớp, thoái hóa khớp hiệu quả cũng như là một liệu pháp giảm đau nhức xương khớp có rủi ro thấp.
Bổ sung thực phẩm chức năng giúp tăng cường sức khỏe xương khớp
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Nếu các phương pháp điều trị tại nhà không mang lại hiệu quả như mong muốn, bạn nên chú ý đến các dấu hiệu tiến triển nặng hơn của bệnh để tìm gặp bác sĩ và chữa trị kịp thời, tránh bệnh tình trở nên trầm trọng hay xuất hiện biến chứng:
- Đau nhiều khớp.
- Đau kéo dài và trầm trọng hơn.
- Cơn đau không biến mất sau khi nghỉ ngơi.
- Khớp không chỉ đau mà còn sưng đỏ, sờ vào thấy nóng.
- Cứng khớp.
Đến gặp bác sĩ ngay nếu triệu chứng đau kéo dài và trầm trọng hơn
Tham khảo các bệnh viện
Khi bị đau nhức xương khớp kéo dài, bạn và người thân có thể đến khám tại Khoa Xương khớp của các bệnh viện uy tín để được chẩn đoán và điều trị phù hợp:
- TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Nhân dân 115,…
- Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện E Trung ương,…
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Cheong Kwan Jang của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Đến khoa xương khớp của các bệnh viện uy tín để được điều trị kịp thời
Trên đây là các cách khắc phục và phòng ngừa đau xương khớp vào mùa lạnh. Để bảo vệ sức khoẻ toàn diện nói chung và sức khoẻ xương khớp nói riêng, bạn nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp, thường xuyên vận động và bổ sung thực phẩm chức năng khi cần thiết nhé!
Nguồn: Healthline, Medical News Today