Bạch hầu là một trong những tình trạng nhiễm khuẩn thường thấy ở trẻ em, gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để biết về các biến chứng cũng như biện pháp phòng ngừa bệnh bạch hầu cho trẻ nhé!
Bạn đang đọc: Các cách chăm sóc trẻ bệnh bạch hầu bố mẹ nên biết và cách phòng ngừa
Vi khuẩn Corynebacteria diphtheriae tiết ra độc tố gây nên bệnh bạch hầu
Contents
Triệu chứng của bệnh bạch hầu
Như đã đề cập, bệnh bạch hầu có thể lây nhiễm qua đường hô hấp (bao gồm các bộ phận liên quan đến hô hấp) và da. Thời gian ủ bệnh là 2-5 ngày sau khi tiếp xúc với người bệnh. Các triệu chứng này có thể khác nhau ở mỗi người và cũng phụ thuộc vào bộ phận cơ thể bị ảnh hưởng.
Một số triệu chứng bệnh bạch hầu phổ biến bao gồm:
- Mệt mỏi.
- Đau họng.
- Xuất hiện giả mạc ở vùng hầu họng.
- Sốt.
- Sưng hạch ở cổ.
- Gây viêm loét nếu vi khuẩn lây nhiễm vào da.
Nếu bạn hoặc người thân đang gặp phải bất kỳ triệu chứng nào trong số này thì nên đến cơ sở y tế ngay lập tức để được thăm khám và có phương pháp chữa trị kịp thời.
Sưng hạch ở cổ hay đau họng là những triệu chứng thường gặp của bệnh bạch hầu
Đối tượng dễ mắc bệnh bạch hầu
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu có thể là:
- Trẻ em hoặc người lớn chưa được tiêm đầy đủ vacxin phòng bệnh hoặc tiêm mũi nhắc lại.
- Những người sống trong điều kiện môi trường thiếu vệ sinh, không sạch sẽ.
- Bệnh lây qua đường hô hấp hoặc cũng có thể lây qua người lành khi tiếp xúc các vết loét của người bệnh.
- Người có tiền sử tiếp xúc với người bệnh.
- Người tiếp xúc trực tiếp dịch tiết của người bệnh. [1]
- Những người có hệ miễn dịch yếu như trẻ em dưới 5 tuổi hoặc người lớn trên 60 tuổi. [2]
Trẻ em dưới 5 tuổi thường có hệ miễn dịch yếu nên khả năng mắc bệnh bạch hầu khá cao
Bệnh bạch hầu lây truyền như thế nào?
Vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae khi xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ bám vào niêm mạc hệ hô hấp. Vi khuẩn tạo ra chất độc giết chết các mô khỏe mạnh trong hệ hô hấp.
Trong khoảng hai đến ba ngày, các mô chết tạo thành một lớp phủ dày màu xám có thể tích tụ trong cổ họng hoặc mũi. Các chuyên gia y tế gọi lớp phủ dày, màu xám này là “màng giả” (giả mạc). Nó có thể bao phủ các mô ở mũi, amidan, thanh quản và cổ họng, khiến bạn rất khó thở và khó nuốt.
Bệnh diễn tiến khá nhanh nên nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng ảnh hưởng tới tim, thần kinh hoặc thận, thậm chí là gây tử vong. [3]
Tìm hiểu thêm: 12 dấu hiệu nhận biết bệnh bướu cổ bạn cần chú ý
Vi khuẩn bạch hầu làm chết các mô, gây ra “màng giả” ở trong hệ hô hấp
Biến chứng của bệnh bạch hầu
Bệnh bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời như:
- Tắc nghẽn đường thở: Độc tố của vi khuẩn sẽ gây chết mô, tạo thành giả mạc bao phủ vùng mũi, miệng khiến cho đường hô hấp bị tắc nghẽn, lâu dần sẽ gây nên tình trạng suy hô hấp.
- Tổn thương cơ tim: Vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu và đi đến tim. Tại đây chúng tiết ra độc tố làm ảnh hưởng đến cấu trúc của tim. Biến chứng ở tim xảy ra trong giai đoạn toàn phát của bệnh hoặc vài tuần sau khi đã khỏi bệnh.
- Làm tê liệt cơ hoành: Khi vi khuẩn tấn công, cơ hoành sẽ bị liệt đột ngột gây nên tình trạng suy hô hấp ở bệnh nhân. Vì vậy mà khi ai đó có dấu hiệu mắc bệnh bạch hầu, cần phải đưa người đó đến cơ sở y tế ngay lập tức để hạn chế được nguy cơ tử vong.
- Tử vong: Bệnh bạch hầu nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể dẫn tới tỷ lệ tử vong cao. Phần lớn tỷ lệ tử vong cao nằm ở trẻ em dưới 5 tuổi hoặc người lớn trên 40 tuổi. [2]
Nếu không được điều trị kịp thời, tỷ lệ tử vong của người bệnh sẽ tăng cao
Cách chăm sóc trẻ bệnh bạch hầu
Bệnh bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn chủ yếu ở trẻ em, bệnh rất dễ lây lan và thậm chí gây tử vong nếu không được chữa trị kịp thời. Vì vậy mà khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh bạch hầu, hãy đưa bé đi khám ngay lập tức và nghe theo hướng dẫn của bác sĩ một cách cẩn thận.
Một số lời khuyên khi chăm sóc trẻ mắc bệnh bạch hầu:
- Trẻ cần được cách ly để tránh gây nhiễm cho người khác.
- Trẻ cần được nghỉ ngơi và uống đủ nước vì nước có vai trò giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng.
- Cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ nuốt để cung cấp cho trẻ những dưỡng chất cần thiết.
- Một số trường hợp bé có thể được chỉ định dùng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn, vì thế bố mẹ cần phải lắng nghe và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Theo dõi và báo cáo các triệu chứng của con khi thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
Trẻ cần được cách ly để tránh lây nhiễm cho những người xung quanh
Cách phòng ngừa bạch hầu
Các bậc cha mẹ có thể phòng ngừa bệnh bạch hầu cho con em mình bằng cách thực hiện tiêm vacxin đầy đủ cho trẻ. Các cha, mẹ có thể cân nhắc lựa chọn tiêm cho trẻ:
- Vacxin tiêm 5 trong 1 bao gồm bệnh bạch hầu – uốn ván – ho gà – HiB – Viêm gan B.
- Vacxin tiêm 6 trong 1 bao gồm bệnh bạch hầu – viêm gan B – HiB – ho gà – bại liệt – uốn ván.
Ngoài ra, trẻ cũng cần duy trì các thói quen tốt như rửa tay thường xuyên, tránh dùng chung vật dụng cá nhân và tập cho trẻ thói quen không đưa tay lên vùng mắt, mũi, miệng để hạn chế sự lây lan của vi khuẩn.
Bên cạnh đó, bố mẹ cần cho trẻ trẻ hạn chế tiếp xúc với các nguồn lây và đồng thời gia đình cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ môi trường sống xung quanh để bảo đảm sức khỏe của trẻ.
>>>>>Xem thêm: Ảnh hưởng trực tiếp của virus Covid-19 trên gan
Phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất là thực hiện tiêm vacxin đầy đủ cho trẻ
Mặc dù các bệnh nhiễm trùng đôi khi không có triệu chứng rõ ràng hoặc tương đối nhẹ tuy nhiên nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy cơ, thậm chí là dẫn đến tử vong. Vì vậy, thực hiện tốt Chương trình tiêm chủng mở rộng là cách để các bậc cha mẹ bảo vệ sức khỏe của con em mình.