Cao răng là gì? Ảnh hưởng của cao răng và tại sao phải lấy cao răng?

Rate this post

Để có một hàm răng trắng sáng, chắc khỏe thì việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cần phải được chú trọng, trong đó có việc lấy cao răng định kỳ. Cùng tìm hiểu xem cao răng là gì và tại sao phải lấy cao răng nhé!

Bạn đang đọc: Cao răng là gì? Ảnh hưởng của cao răng và tại sao phải lấy cao răng?

Cao răng là gì?

Cao răng là cặn vôi hóa cứng hình thành và bao phủ răng và nướu. Nó được hình thành khi vi khuẩn xuất hiện tự nhiên trong miệng trộn với tàn dư của các hạt thức ăn để tạo thành một màng dính được gọi là mảng bám. Khi mảng bám không được loại bỏ, nó cứng lại và đổi màu, tạo thành cao răng. Cao răng được chia làm hai loại như sau:

  • Cao răng thường: thường có màu vàng, có thể gây nên tình trạng viêm lợi, chảy máu chân răng.
  • Cao răng huyết thanh: khi tình trạng chảy máu chân răng kéo dài dẫn đến sự lắng đọng hemoglobin tạo thành cao răng huyết thanh có màu nâu đen. Đây là một triệu chứng của bệnh viêm quanh răng tiến triển chậm.

Cần lưu ý rằng, một khi cao răng được hình thành sẽ không thể loại bỏ ở nhà bằng việc đánh răng thông thường. Vì vậy, bạn nên đến đến bác sĩ nha khoa để loại bỏ chúng.

Cao răng là gì? Ảnh hưởng của cao răng và tại sao phải lấy cao răng?

Cao răng là mảng bám cứng chắc ở chân răng và dưới lợi

Nguyên nhân hình thành cao răng

Việc hình thành cao răng chịu tác động và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu là do quá trình vệ sinh răng miệng sai cách, chẳng hạn như:

  • Không đánh răng hoặc đánh răng không kỹ sau khi ăn, tạo điều kiện thuận lợi để hình thành mảng bám quanh răng, lâu dần các mảng bám sẽ cứng hơn và chuyển thành cao răng.
  • Ăn nhiều bánh kẹo công nghiệp hoặc thực phẩm chứa đường tinh luyện làm gia tăng tốc độ hình thành cao răng và sâu răng.
  • Không có thói quen đánh răng ít nhất 2 lần/ngày để loại bỏ loại bỏ vụn thức ăn còn sót lại và giảm số lượng vi khuẩn gây bệnh răng miệng.

Cao răng là gì? Ảnh hưởng của cao răng và tại sao phải lấy cao răng?

Tích tụ vi khuẩn lầ nguyên nhân hình thành cao răng

Tại sao phải lấy cao răng định kỳ?

Tránh tình trạng hơi thở có mùi

Cao răng bám trên bề mặt răng khiến việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn, vi khuẩn tích tụ cũng gây ra mùi hôi. Do đó, lấy cao răng không chỉ giúp cải thiện màu sắc răng mà còn cải thiện tình trạng hơi thở có mùi.

Cao răng là gì? Ảnh hưởng của cao răng và tại sao phải lấy cao răng?

Lấy cao răng giúp tránh tình trạng hơi thở có mùi

Ngăn chặn sự tiến triển của bệnh nha chu

Cao răng là nơi trú ngụ của vô số vi khuẩn và độc tố của chúng gây ra viêm lợi, tiêu xương răng. Từ đó, chân răng mất chỗ bám dẫn đến các bệnh nha chu, tụt nướu và tạo cảm giác ê buốt, khó chịu khi ăn uống.

Quá trình viêm nha chu kéo dài sẽ làm xuất hiện các cơn đau âm ỉ, chảy máu chân răng. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như mất răng.

Các triệu chứng của bệnh nha chu thường khó phát hiện đến mức hầu hết mọi người không biết mình mắc bệnh cho đến khi đi vệ sinh răng miệng. Việc lấy cao răng định kì cũng sẽ kiểm tra được tình trạng nướu có các dấu hiệu viêm, mất xương hay nhiễm trùng hay không.

Cao răng là gì? Ảnh hưởng của cao răng và tại sao phải lấy cao răng?

Ngăn chặn sự tiến triển của bệnh nha chu

Ngăn ngừa sâu răng

Số lượng vi khuẩn tích tụ trong cao răng có thể là căn nguyên gây ra sâu răng, hỏng men răng. Do đó, lấy cao răng định kỳ giúp giảm lượng vi khuẩn có hại trong khoang miệng, từ đó ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.

Cao răng là gì? Ảnh hưởng của cao răng và tại sao phải lấy cao răng?

Lấy cao răng giúp ngăn ngừa sâu răng

Cải thiện sức khỏe tổng thể

Ngoài ra, việc lấy cao răng còn giúp hạn chế viêm nhiễm có cơ quan lân cận như viêm amidan, viêm xoang, viêm họng,… thậm chí có thể ngăn ngừa tình trạng viêm nội tâm mạc do vi khuẩn Osler và cải thiện hiệu quả điều trị bệnh đái tháo đường.

Cao răng là gì? Ảnh hưởng của cao răng và tại sao phải lấy cao răng?

Lấy cao răng có thể tránh được viêm amidan

Giảm chi phí đi nha khoa

Việc lấy cao răng định kỳ có chi phí tương đối phù hợp nhưng lại có thể ngăn ngừa hiệu quả các bệnh lý răng miệng nghiêm trọng, đòi hỏi điều trị kéo dài, phức tạp với chi phí nha khoa cao như viêm quanh răng, áp xe răng hoặc mất răng,…

Cao răng là gì? Ảnh hưởng của cao răng và tại sao phải lấy cao răng?

Thường xuyên lấy cao răng giúp giảm chi phí đi nha khoa

Bảo vệ chân răng

Việc tích tụ nhiều cao răng trong một thời gian dài có thể gây ra tình trạng viêm lợi, tụt lợi thậm chí là tiêu xương hoặc áp xe trong xương hàm và mất chỗ bám của chân răng gây đau răng hoặc rụng răng. Vì thế, việc lấy cao răng định kỳ có thể giúp bảo vệ xương hàm và chân răng hiệu quả.

Cao răng là gì? Ảnh hưởng của cao răng và tại sao phải lấy cao răng?

Lấy cao răng nhằm bảo vệ chân răng

Nên lấy cao răng bao lâu một lần?

Tuy việc lấy cao răng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng nhưng nếu lấy cao răng quá thường xuyên có thể gây ra chảy máu hoặc viêm nhiễm quanh răng. Do đó, tùy vào từng trường hợp cụ thể sẽ được nha sĩ khuyến cáo thời gian lấy cao răng khác nhau:

  • Thông thường, nên lấy cao răng mỗi 6 tháng/lần với người vệ sinh răng miệng tốt, ít cao răng.
  • Nếu thường xuyên hút thuốc lá, thuốc lào hoặc uống nhiều cà phê, bia, rượu thì nên lấy cao răng mỗi 3 – 4 tháng/lần.
  • Với trẻ em dưới 10 tuổi nên đi lấy cao răng theo thời gian hẹn của nha sĩ.

Cao răng là gì? Ảnh hưởng của cao răng và tại sao phải lấy cao răng?

Thời gian lấy cao răng sẽ khác nhau ở từng đối tượng

Quy trình lấy cao răng tại nha khoa

Đây là một quy trình được thực hiện tương đối đơn giản và nhanh chóng trong nha khoa, thường chỉ mất từ 15 – 30 phút với các bước sau:

Bước 1: Thăm khám lâm sàng

Nhằm đánh giá mức độ cao răng cũng như phát hiện các bệnh lý răng miệng và bệnh toàn thân kèm theo.

  • Cao răng mức độ 1: là mức độ nhẹ nhất, lượng cao răng tương đối ít.
  • Cao răng mức độ 2: cao răng có thể che phủ hết toàn bộ chân răng.
  • Cao răng mức độ 3: là mức độ nặng nhất, thường kèm theo viêm lợi, tụt lợi hoặc viêm nha chu,…

Bước 2: Làm sạch khoang miệng

Các nha sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng sau khi thăm khám nhằm hạn chế số lượng vi khuẩn ở khoang miệng, giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Bước 3: Lấy cao răng

Nha sĩ sẽ sử dụng dao siêu âm chuyên dụng để tách mảng cao răng và sử dụng dụng cụ hút để lấy cao răng ra ngoài. Việc lấy cao răng được thực hiện theo thứ tự từ hàm dưới lên hàm trên và từ trong ra ngoài.

Lấy cao răng thường không gây đau đớn nhưng đối với một số trường hợp có cơ địa nhạy cảm thì sẽ có cảm giác hơi ê buốt. Một số trường hợp cao răng mức độ nặng, ăn sâu dưới chân răng có thể gây chảy máu chân răng nhẹ. Tuy nhiên, sau khi được chăm sóc đúng cách sẽ không gây nguy hiểm và hồi phục nhanh chóng.

Bước 4: Làm bóng răng

Lúc này, nha sĩ sẽ vệ sinh lại một lần nữa răng miệng của bạn và dùng thuốc đánh bóng để hàm răng thêm trắng sáng và nhẵn mịn.

Cao răng là gì? Ảnh hưởng của cao răng và tại sao phải lấy cao răng?

Quy trình lấy cao răng tại nha khoa

Cách lấy cao răng tại nhà

Sử dụng baking soda

Baking soda có khả năng trung hòa axit gây tổn thương men răng cũng như tiêu diệt vi khuẩn tồn tại trong khoang miệng nên bạn có thể dùng để lấy cao răng tại nhà. Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Súc miệng hoặc chải răng với nước.
  • Bước 2: Rắc một lượng vừa đủ baking soda lên bàn chải đánh răng ướt.
  • Bước 3: Đánh răng như bình thường, tuy nhiên cần chà kỹ ở vùng chân răng và nướu.
  • Bước 4: Để baking soda trong miệng tối thiểu 15 phút sau đó súc miệng sạch.

Cao răng là gì? Ảnh hưởng của cao răng và tại sao phải lấy cao răng?

Sử dụng baking soda để lấy cao răng tại nhà

Dùng vỏ cam

Vỏ cam có chứa vitamin C và các chất kháng khuẩn giúp phá hủy cao răng cũng như tiêu diệt vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Bạn có thể sử dụng vỏ cam như sau:

  • Cách 1: dùng mặt trong của vỏ cam chà dọc sát trực tiếp ở vùng chân răng và nướu trong từ 10 – 15 phút.
  • Cách 2: nghiền nát phần bên trong của vỏ cam với một ít nước để tạo ra một hỗn hợp sền sệt. Sau đó bôi lên bàn chải đánh răng và chà sát lên răng tương tự như sử dụng baking soda.

Cao răng là gì? Ảnh hưởng của cao răng và tại sao phải lấy cao răng?

Có thể dùng vỏ cam để lấy cao răng

Sử dụng giấm trắng

Giấm trắng hay được gọi là acid acetic có khả năng ngăn ngừa và loại bỏ mảng bám cũng như tiêu diệt vi khuẩn gây hại cho sức khỏe răng miệng. Bạn có thể trộn giấm ăn với nước muối ấm để súc miệng hàng ngày để hạn chế hình thành cao răng.

Tìm hiểu thêm: 7 công dụng của sài đất đối với sức khỏe bạn nên biết

Cao răng là gì? Ảnh hưởng của cao răng và tại sao phải lấy cao răng?

Sử dụng giấm trắng lấy cao răng tại nhà

Dùng hạt mè

Dùng hạt mè là một phương pháp giúp loại bỏ cao răng tự nhiên mà không ảnh hưởng đến men răng hiệu quả. Cách sử dụng như sau:

  • Bước 1: Bỏ một nắm hạt mè vào miệng và nhai từ từ đến khi nát hoàn toàn.
  • Bước 2: Dùng bàn chải khô chà sát hỗn hợp hạt mè ở chân răng và nướu.
  • Bước 3: Sau khoảng 10 – 15 phút, hãy nhổ hết hỗn hợp hạt mè ra ngoài và súc miệng làm sạch răng.

Cao răng là gì? Ảnh hưởng của cao răng và tại sao phải lấy cao răng?

Lấy cao răng với hạt mè

Sử dụng nha đam

Nha đam hay lô hội có đặc tính kháng khuẩn nên sử dụng thường xuyên sẽ giúp hạn chế hình thành mảng bám quanh răng hoặc cao răng.

Với cách làm này, bạn nên trộn 1 thìa gel nha đam với 4 thìa glycerin, 5 thìa baking soda và một ít nước để tạo thành hỗn hợp đặc sệt. Sau đó, chải răng với hỗn hợp trong vài ngày để thấy được hiệu quả.

Cao răng là gì? Ảnh hưởng của cao răng và tại sao phải lấy cao răng?

Sử dụng nha đam lấy cao răng

Ai không nên lấy cao răng?

  • Người đang mắc các bệnh lý răng miệng: có thể là sâu răng phải nhổ hoặc trám lại răng hay áp xe quanh răng, viêm nha chu cấp tính, viêm nướu hoại tử cấp tính… thì cần được điều trị khỏi trước khi lấy cao răng.
  • Phụ nữ đang hành kinh: do lượng hormone estrogen tăng cao có thể dẫn đến sưng lợi, viêm lợi khiến tăng nguy cơ chảy máu hoặc nhiễm trùng khi lấy cao răng.
  • Trẻ dưới 6 tuổi: đa số cao răng chỉ gặp ở răng vĩnh viễn, rất ít gặp ở răng sữa nên cha mẹ không cần cho trẻ đi lấy cao răng mà chỉ cần vệ sinh răng miệng đúng cách tại nhà.
  • Người mắc rối loạn đông máu.

Cao răng là gì? Ảnh hưởng của cao răng và tại sao phải lấy cao răng?

Phụ nữ đang hành kinh không nên lấy cao răng

Cách hạn chế hình thành cao răng

Chải răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên

Việc đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày và sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn giúp làm sạch khoang miệng và loại bỏ được những mảnh vụn thức ăn còn sót lại. Từ đó, có thể ngăn chặn được quá trình hình thành cao răng.

Cao răng là gì? Ảnh hưởng của cao răng và tại sao phải lấy cao răng?

Chải răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên giúp hạn chế cao răng

Chọn bàn chải phù hợp

Dùng bàn chải có kích thước phù hợp và loại lông chải mềm mại có thể hạn chế sưng lợi, chảy máu chân răng và làm sạch răng tốt hơn. Ngoài ra, các nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra bàn chải điện khả năng hạn chế hình thành cao răng tốt hơn nhiều so với bàn chải truyền thống.

Cao răng là gì? Ảnh hưởng của cao răng và tại sao phải lấy cao răng?

Chọn bàn chải phù hợp ngăn ngừa hình thành cao răng

Dùng kem đánh răng có chứa florua

Florua là một hoạt chất có vai trò quan trọng trong việc duy trì độ chắc khỏe của men răng. Việc sử dụng kem đánh răng có chứa florua có thể giảm khả năng bám dính và sự cứng lại của cao răng.

Cao răng là gì? Ảnh hưởng của cao răng và tại sao phải lấy cao răng?

Dùng kem đánh răng có chứa florua giúp hạn chế cao răng

Dùng nước súc miệng

Dùng nước súc miệng sau mỗi bữa ăn là một biện pháp chăm sóc răng miệng hiệu quả vì có thể hạn chế tích tụ vụn thức ăn, hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn gây ra mảng bám và cao răng.

Cao răng là gì? Ảnh hưởng của cao răng và tại sao phải lấy cao răng?

Dùng nước súc miệng hạn chế cao răng

Cân bằng chế độ dinh dưỡng

Để hạn chế quá trình hình thành cao răng, bạn nên hạn chế ăn các loại bánh kẹo, nước ngọt chứa nhiều đường tinh luyện do chúng có độ ngọt và khả năng bám dính trên bề mặt răng cao.

Thay vào đó, bạn nên tích cực ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, củ cải trắng, cà rốt, táo, lê,… để loại bỏ vụn thức ăn hoặc thực phẩm giàu canxi giúp răng chắc khỏe và tránh xuất hiện cao răng .

Cao răng là gì? Ảnh hưởng của cao răng và tại sao phải lấy cao răng?

Thực phẩm giàu canxi giúp hạn chế cao răng

Lưu ý khi lấy cao răng

Đánh răng sau khi ăn, uống 30 phút

Trong vòng 30 phút sau khi ăn uống bạn nên đánh răng với kem đánh răng có chứa florua để loại bỏ hết vụn thức ăn cũng như bảo vệ men răng, ngừa sâu răng hiệu quả.

Tốt nhất, bạn nên đưa bàn chải theo chiều dọc của răng, không nên đánh theo chiều ngang vì sẽ gây tổn thương lợi và mòn chân răng, thời gian đánh răng tối thiểu là 2 – 3 phút.

Cao răng là gì? Ảnh hưởng của cao răng và tại sao phải lấy cao răng?

Đánh răng sau ăn, uống 30 phút khi lấy cao răng

Tránh thức ăn và đồ uống nóng trong 4 giờ sau khi lấy cao răng

Nhiệt độ cao từ thức ăn hoặc đồ uống nóng có thể hòa tan florua bám trên bề mặt răng trước khi nó liên kết vĩnh viễn với men răng làm giảm hiệu quả điều trị. Ngoài ra, ăn, uống thực phẩm nóng có thể gây sưng lợi và tạo cảm giác khó chịu sau khi lấy cao răng.

Cao răng là gì? Ảnh hưởng của cao răng và tại sao phải lấy cao răng?

Tránh thức ăn và đồ uống nóng trong 4 giờ sau khi lấy cao răng

Đánh răng nhẹ nhàng trước khi ngủ

Kể cả sau khi lấy hết cao răng thì bạn vẫn cần chăm sóc răng miệng bằng cách đánh răng nhẹ nhàng và đều đặn trước khi đi ngủ để làm sạch răng, bảo vệ nướu, nhằm hạn chế sâu răng hoặc đẩy nhanh quá trình hình thành cao răng.

Cao răng là gì? Ảnh hưởng của cao răng và tại sao phải lấy cao răng?

Đánh răng nhẹ nhàng trước khi ngủ hạn chế hình thành cao răng

Theo dõi các dấu hiệu của răng sau lấy cao răng

Sau khi lấy cao răng, bạn có thể gặp phải một vài triệu chứng như ê buốt răng, nướu mềm hoặc chảy máu chân răng mức độ nhẹ,… Các triệu chứng này thường tự hết sau 1 – 2 ngày, nếu kéo dài quá thời gian này thì bạn cần đến khám lại nha sĩ để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Cao răng là gì? Ảnh hưởng của cao răng và tại sao phải lấy cao răng?

>>>>>Xem thêm: Thương hiệu VNPoFood của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật

Theo dõi các dấu hiệu của răng sau lấy cao răng

Các bệnh viện Răng hàm mặt – Phòng khám Nha Khoa uy tín

  • TP. HCM: Bệnh viện Răng hàm mặt TP.HCM, khoa Răng hàm mặt – Bệnh viện Đại học Y dược TP. HCM, Bệnh viện Răng hàm mặt Sài Gòn,…
  • Hà Nội: Bệnh viện Răng hàm mặt Trung Ương, khoa Răng hàm mặt – Bệnh viện Bạch Mai, khoa Răng – Bệnh viện Quân đội Trung Ương 108,…

Kenshin hi vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn cao răng là gì cũng như các phương pháp lấy cao răng. Hãy chia sẻ bài viết đến rộng rãi bạn bè và người thân của bạn nhé!

Nguồn: WebMD, Langley Dental Care, Bloor West Smiles, Green Square Dental, Eastrose Dental, Healthline.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *