Uốn ván là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn gây ra, ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Người bệnh có nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời. Cùng tìm hiểu cách phòng chống bệnh uốn ván qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Các phương pháp phòng ngừa uốn ván sau khi bị thương bạn cần biết
Contents
Tổng quan về bệnh uốn ván
Bệnh uốn ván là bệnh truyền nhiễm cấp tính và nguy hiểm, gây ra bởi ngoại độc tố của vi khuẩn Clostridium tetani. Độc tố này sau khi tấn công vào hệ thống thần kinh sẽ dẫn đến tình trạng tăng trương lực cơ, làm cho các cơ co cứng, đặc biệt là khối cơ ở cổ và hàm.
Vi khuẩn uốn ván tồn tại trong môi trường tự nhiên ở dạng nha bào không hoạt động và có thể xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương hở. Môi trường yếm khí tại vị trí mô hỏng và dập nát thích hợp để nha bào phát triển thành vi khuẩn uốn ván hoạt động gây bệnh.
Cứng hàm là dấu hiệu sớm và đặc trưng của bệnh. Người bệnh gặp khó khăn khi nuốt, cứng cổ và dần co cứng cơ toàn thân. Khi bệnh tiến triển, bệnh nhân xuất hiện những cơn co giật, co cứng người và tím tái, ngừng thở do co cơ hô hấp. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây tử vong.
Uốn ván là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ra bởi ngoại độc tố vi khuẩn Clostridium tetani
Uốn ván có nguy hiểm không?
Uốn ván là bệnh nguy hiểm với diễn biến cấp tính, rầm rộ và nguy cơ tử vong cao. Ước tính tỷ lệ tử vong khoảng 25 – 40% số ca mắc bệnh, tỷ lệ này có thể thay đổi tùy theo điều kiện y tế và giai đoạn phát hiện bệnh.[1]
Người mắc bệnh uốn ván có nguy cơ tử vong cao
Các biện pháp phòng ngừa uốn ván
Bệnh uốn ván có nguy cơ tử vong cao kể từ khi người bệnh bắt đầu biểu hiện triệu chứng bệnh. Do đó, việc chủ động phòng ngừa bệnh uốn ván đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tỷ lệ mắc và tử vong.
Sơ cứu vết thương đúng cách
Những vết thương đâm thủng, vết cắt sâu hoặc động vật cắn là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh uốn ván. Do đó, bạn cần tiến hành sơ cứu kịp thời và đúng cách theo các bước sau:
- Rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi chạm vào vết thương.
- Dùng băng, vải sạch ấn nhẹ nhàng vào vết thương hoặc kê cao khu vực bị thương để cầm máu.
- Vệ sinh vết thương bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý, loại bỏ dị vật và làm sạch vùng da xung quanh vết thương.
- Lưu ý, không dùng oxy già để rửa vết thương vì sẽ gây tổn thương tế bào, làm vết thương lâu lành hơn.
- Băng bó vết thương bằng gạc sạch để che phủ và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.
- Đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được tiêm phòng uốn ván càng sớm càng tốt.[2]
Sơ cứu ban đầu giúp làm sạch vết thương và hạn chế chảy máu
Tiêm ngừa uốn ván
Tiêm phòng là cách phòng ngừa bệnh uốn ván tốt nhất, giúp cơ thể có kháng thể để chống lại độc tố. Hầu hết những ca mắc bệnh đều là những đối tượng không được tiêm phòng uốn ván trong vòng 10 năm gần đây.
Nếu bạn bị vết thương có nguy cơ nhiễm uốn ván, bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế và tiêm huyết thanh giải độc tố uốn ván (SAT) và vắc xin phòng uốn ván. Thời gian tiêm phòng đạt hiệu quả tốt nhất là 24 giờ đầu sau khi bị thương.
Ngoài ra, bạn có thể tiêm phòng uốn ván chủ động nếu thường xuyên làm việc trong điều kiện môi trường bẩn, có nguy cơ nhiễm bệnh. Vắc xin phòng uốn ván được khuyến cáo tiêm 3 mũi cơ bản. Mũi thứ hai cách mũi đầu tiên 1 tháng và mũi thứ 3 tiêm cách mũi 2 là 6 tháng. Bạn sẽ cần tiêm nhắc lại mỗi 5 – 10 năm.
Con người không thể có miễn dịch uốn ván một cách tự nhiên nên cách tốt nhất để phòng ngừa uốn ván là tiêm vắc xin. CDC khuyến nghị tiêm vắc xin uốn ván cho tất cả trẻ sơ sinh và trẻ em, trẻ vị thành niên và thanh thiếu niên cũng như người lớn.
Tìm hiểu thêm: 8 cách trị nổi mề đay tại nhà an toàn, hiệu quả bạn nên bỏ túi ngay
Tiêm phòng là biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất
Tiêm ngừa uốn ván bao nhiêu tiền?
Tiêm huyết thanh uốn ván có giá khoảng 175.000 đồng một lần. Tiêm phòng uốn ván đơn độc có giá rơi vào khoảng 149.000 đồng một mũi.
Ngoài ra, vắc xin phòng uốn ván có thể được dùng phối hợp với một số bệnh khác như bạch hầu, ho gà, sởi, bại liệt, rubella và có giá dao động từ 179.000 đồng đến 1 triệu đồng.
Vắc xin phòng uốn ván có thể được tiêm phối hợp cùng các vắc xin phòng bệnh khác
Tiêm ngừa uốn ván bao nhiêu mũi?
Đối với những người đã tiêm đủ liều vắc xin uốn ván:
- Nếu người bệnh đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin và mũi cuối trong thời gian 5 năm trở lại thì họ không cần thêm một liều vắc xin chứa độc tố uốn ván nữa.
- Nếu liều cuối cùng của vắc xin chứa giải độc tố uốn ván được tiêm trước đó 5 năm trở lên thì hãy tiêm 1 liều tăng cường của vắc xin chứa giải độc tố uốn ván phù hợp với lứa tuổi.
Ngoài ra, nếu vết thương nặng hoặc bị nhiễm bẩn và chưa được tiêm chủng hoặc chưa được tiêm vắc xin chứa giải độc tố uốn ván cơ bản thì cần tiêm thêm TIG (huyết thanh miễn dịch uốn ván).
Liều TIG để dự phòng là 250 IU tiêm bắp. Những người nhiễm HIV hoặc suy giảm miễn dịch nặng có vết thương bẩn (kể cả vết thương nhỏ) cũng nên tiêm TIG, bất kể tiền sử tiêm phòng uốn ván của họ.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Sau khi được tiêm ngừa uốn ván, bạn cần chú ý thay băng gạc hằng ngày và theo dõi vết thương thường xuyên. Nếu có các dấu hiệu bất thường dưới đây, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được xử trí kịp thời:
- Vết thương sưng tấy hoặc đau dữ dội.
- Xuất hiện các vệt đỏ lan ra từ vết thương.
- Mất cảm giác ở khu vực vết thương.
- Sốt cao.
- Da quanh vết thương tím tái.
- Vết thương chảy dịch, chảy mủ màu trắng, vàng, xanh hoặc xám.[3]
Bạn cần đến gặp bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường
Uốn ván là bệnh nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao, để lại di chứng nặng nề. Do đó, chủ động phòng bệnh đóng vai trò quan trọng. Tiêm chủng là cách tốt nhất để bảo vệ bạn tránh mắc phải vi khuẩn nguy hiểm này. Hãy chia sẻ bài viết trên đến mọi người xung quanh bạn nhé!
Cuts and scrapes: First aid
https://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-cuts/basics/art-20056711
How to Treat Minor Cuts and Scrapes
https://www.webmd.com/first-aid/cuts-scrapes
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: Bệnh loãng xương nên ăn gì để xương chắc khoẻ và cải thiện bệnh lý