Nhiều em gái, lúc nhỏ tuổi thì hồng hào khỏe mạnh, nhưng đến tuổi dậy thì, thì trở nên yếu đuối, xanh mét, luôn luôn than mệt mỏi, chóng mặt… nhưng lại không có bệnh gì. Tại sao như vậy? Cùng nhau tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Tại sao các bạn nữ thường xanh xao ở tuổi dậy thì?
Các em đó đã bị một chứng mà ngành y khoa gọi là: “chứng xanh lướt của thiếu nữ” hoặc “chứng thiếu máu vô căn của thiếu nữ”.
Nguyên nhân gây nên tình trạng này
Nguyên nhân của chứng này là trong cơ thể thiếu chất sắt. Con người ra muốn được hồng hào, khỏe mạnh, thì trong máu phải có đủ một số hạt máu đỏ gọi là “hồng cầu” đó lại phải chứa đủ một chất, gọi là hemoglobin còn gọi là “huyết cầu tố”. Trong chất hemoglobin đó, thì sắt là một thành phần quan trọng, không có sắt thì không thể thành hemoglobin được.
Thông thường, sắt được các bữa ăn hàng ngày cung cấp đủ cho cơ thể. Tuy nhiên, khi các em gái đến tuổi dậy thì, thì nhu cầu về sắt của cơ thể sẽ tăng cao hơn, vì khi đó cơ thể các em phát triển mạnh hơn bình thường: các cơ ngực (vú), mông, bộ phận sinh dục… Có thể nói khi đó cơ thể các em có những thay đổi vượt bậc, theo chiều hướng lớn lên. Thêm đó, mỗi lần có kinh nguyệt, số lượng sắt của cơ thể lại bị tiêu hao… Vì những lý do nói trên, khi các em gái đến tuổi dậy thì, nhất là khi đã bắt đầu có kinh nguyệt, thì cơ thể bị thiếu chất sắt. Do thiếu sắt, cơ thể không đủ nguyên liệu để tạo ra hemoglobin, hemoglobin không đủ, làm cho các em gái đó trở nên xanh xao, yếu đuối, mệt mỏi, hay chóng mặt…
Tìm hiểu thêm: Đặt vòng tránh thai là gì, có mấy loại? Sau bao lâu thì quan hệ được
Có thể làm gì cho các em đó trở lại hồng hào, khỏe mạnh?
Có thể làm một số việc đơn giản như sau:
a. Trước hết, dĩ nhiên cần cho các em gái đó dùng thêm nhiều chất bổ dưỡng trong thức ăn hàng ngày: trứng, thịt, rau, đậu và nhất là tủy xương một số động vật. Thí dụ: hầm xương gà hoặc sườn heo,… cho các em ăn thì rất tốt.
>>>>>Xem thêm: Guarana là gì? Các công dụng của guarana đối với sức khỏe
b. Tiếp đó, để việc chữa trị đạt kết quả nhanh hơn có thể cho các em uống thêm một số thuốc bổ có mang chất sắt, hoặc đơn giản hơn, cho uống các “viên sắt”. Các thuốc “viên sắt” này có bán nhiều tại các tiệm thuốc tây. Loại rẻ tiền hơn cả – mà vẫn công hiệu – là viên “sắt Oxalat” của Việt Nam sản xuất, mỗi viên chứa 50mg sắt. Để cho tác dụng sắt được hữu hiệu hơn, nên cho uống thêm vitamin C kèm theo sắt.
Liều trung bình hàng ngày của một em gái tuổi dậy thì là:
Mỗi ngày 3 lần, mỗi lần:
– 1 viên sắt Oxalat 50mg.
– 1 viên vitamin C 100mg.
Nên uống sắt trước bữa ăn, hoặc ngay sau bữa ăn.
Đối với các em bị yếu nặng, có thể tăng liều viên sắt Oxalat lên, mỗi ngày có thể dùng 4, 5 hoặc 6 viên.
Kết quả có thể thấy rõ sau vài tuần.
Tóm lại, chứng xa xao ở các bạn nữ tuổi dậy thì không nguy hiểm, gia đình cần quan tâm và phải bổ sung kịp thời cho các em đủ sắt nói riêng và dưỡng chất khác nói chung, để các em có thể phát triển tốt và khỏe mạnh hơn.
(Nguồn: Trích từ sách BỆNH TRẺ EM CÁCH PHÒNG TRÁNH VÀ ĐIỀU TRỊ – trang 127 đến 129)
Kenshin