Dịch Nipah được phát hiện rộng rãi ở Ấn Độ và đang có xu hướng lây lan nhanh chóng tại Châu Á, gây ra tỷ lệ tử vong cao. Cùng tìm hiểu về cách phòng ngừa bệnh nipah hiệu quả qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Bùng phát dịch virus Nipah: Cách phòng ngừa bệnh nên biết
Contents
Virus Nipah là gì?
Nipah là loại virus thuộc họ Paramyxoviridae, có khả năng lây truyền từ động vật như dơi, lợn hoặc dê… sang người. Virus Nipah có thể gây viêm màng não và nhiễm trùng đường hô hấp dưới cấp tính gây đe dọa tính mạng của người bệnh.[1]
Bệnh có thể lây truyền theo nhiều con đường khác nhau như:
- Tiếp xúc với máu, dịch tiết hoặc nước bọt của động vật nhiễm virus.
- Ăn thịt hoặc các thực phẩm có chứa virus như trái cây, rau củ…
- Bất cẩn trong quá trình chăm sóc người bệnh dẫn đến nhiễm virus từ giọt bắn khi hắt hơi, nước bọt hoặc máu…
Nipah là virus gây bệnh truyền nhiễm lây truyền từ dơi, lợn hoặc dê sang người
Triệu chứng nhiễm virus Nipah
Các triệu chứng đầu tiên của bệnh thường xuất hiện sau 14 ngày kể từ khi nhiễm virus Nipah. Tuy nhiên, đa số các biểu hiện là tương đối nhẹ, dễ bị nhầm với cảm cúm thông thường khiến người bệnh chủ quan.[2]
Một số biểu hiện chính sau khi nhiễm virus Nipah bao gồm:
- Sốt cao trên 39 độ C theo từng cơn.
- Nhức đầu, mệt mỏi kèm theo đau tức toàn thân.
- Ho khan, ngứa rát và đau họng.
- Tiêu chảy.
- Trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể xuất hiện các rối loạn thần kinh do viêm màng não như lú lẫn, nói lắp, buồn nôn, nôn mửa, co giật hoặc hôn mê…
Sốt cao là một trong những biểu hiện của nhiễm virus Nipah
Nhiễm virus Nipah có nguy hiểm không?
Nhiễm virus Nipah có thể hồi phục hoàn toàn nếu được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, một số ít bệnh nhân nhiễm bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng như:[1]
- Suy hô hấp: khi virus tấn công vào đường hô hấp gây viêm phổi cấp tính có thể khiến người bệnh bị suy hô hấp với các biểu hiện như khó thở, tăng nhịp thở, chỉ số spO2 dưới 95%…
- Tổn thương thần kinh: gặp ở khoảng 20% người bệnh sau điều trị dẫn đến co giật, rối loạn hành vi và nhân cách hoặc viêm màng não tái phát…
- Tử vong: Nipah là một loại virus truyền nhiễm gây tỷ lệ tử vong cao ở người (chiếm khoảng 40 – 70% các trường hợp). Do đó, người bệnh cần được phát hiện và theo dõi điều trị một cách chặt chẽ.
Nhiễm virus Nipah có thể dẫn đến viêm màng não gây tổn thương thần kinh
Cách phòng ngừa virus Nipah
Hiện nay, trên thế giới vẫn chưa có vắc-xin phòng ngừa dịch bệnh do virus Nipah. Do đó, cách phòng ngừa bệnh chủ yếu là làm giảm nguy cơ lây nhiễm từ động vật sang người và từ người sang người.[3]
Rửa tay thường xuyên
Virus Nipah có thể lây tồn tại lâu trong môi trường tự nhiên để lây nhiễm đến tay của người lành. Khi vô tình đưa tay có nhiễm virus lên vùng mắt, mũi miệng có thể khiến virus xâm nhập và tấn công cơ thể.
Vì vậy, bạn nên thường xuyên rửa tay sạch sẽ với dung dịch sát khuẩn, nước rửa tay hoặc xà phòng. Nhất là vào thời điểm trước khi ăn hoặc sau khi tiếp xúc với chất dịch từ người bệnh.
Rửa tay thường xuyên có thể ngăn ngừa virus Nipah
Tránh tiếp xúc với người nhiễm virus Nipah
Nếu không có kỹ năng chăm sóc bệnh nhân nhiễm virus Nipah thì bạn không nên tiếp xúc quá gần để tránh lây nhiễm bệnh. Ngoài ra, các chất thải, quần áo của người bệnh cũng cần được phân loại và xử lý riêng để hạn chế nguy cơ lan truyền bệnh.
Tìm hiểu thêm: Cảnh báo: Bé sốc phản vệ do uống sữa
Bạn nên hạn chế tiếp xúc với người nhiễm Nipah nếu không có kỹ năng phòng hộ
Tránh tiếp xúc với động vật nhiễm virus Nipah
Virus Nipah có thể lây truyền từ động vật như dơi, dê hoặc lợn sang người. Vì thế, bạn không nên tiếp xúc gần với động vật hoang dã, không rõ nguồn gốc cũng như ăn những món ăn được chế biến từ chúng.
Không tiếp xúc với động vật nhiễm virus Nipah có thể ngăn ngừa bệnh
Tránh tiếp xúc với nơi ở của động vật nhiễm virus Nipah
Một trong những biện pháp phòng ngừa việc tiếp xúc với virus Nipah là hạn chế đi đến những khu vực có dịch lưu hành bằng cách:
- Thường xuyên cập nhật tình hình dịch Nipah trong nước và trên thế giới.
- Không đi đến sở thú có nhiều động vật hoang dã tại địa phương có dịch.
- Không mua bán động vật từ tự nhiên.
Hạn chế tiếp xúc với động vật tại sở thú nơi có dịch có thể phòng ngừa nhiễm Nipah
Tránh ăn, uống thực phẩm có nguy cơ nhiễm virus Nipah
Các loại thịt động vật được săn bắt từ trong rừng như dơi, lợn rừng hoặc dê có thể chứa virus Nipah. Bên cạnh đó, việc ăn các loại trái cây, nước uống tự nhiên cũng có thể bị nhiễm các chất thải từ động vật nhiễm bệnh.
Do đó, bạn không nên ăn thịt động vật hoang dã, không rõ nguồn gốc. Các thực phẩm khác khi mua về cần rửa sạch hoặc có thể lựa chọn những thức ăn được chế biến và bán trong các siêu thị hoặc cửa hàng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Mua thịt có nguồn gốc rõ ràng có thể giảm nguy cơ nhiễm virus Nipah
Cách điều trị bệnh virus Nipah
Bệnh do virus Nipah chưa có thuốc để điều trị đặc hiệu. Các biện pháp điều trị chủ yếu giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu, nâng cao thể trạng người bệnh và hạn chế bệnh chuyển nặng như:[4]
- Tăng cường nghỉ ngơi, uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
- Bổ sung điện giải bằng dung dịch oresol khi có sốt cao, nôn mửa.
- Dùng thuốc hạ sốt.
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả nhằm cung cấp chất xơ, các vitamin và khoáng chất thiết yếu.
- Cho bệnh nhân thở oxy gọng kính hoặc oxy mặt nạ nếu có biểu hiện suy hô hấp.
>>>>>Xem thêm: 9 biến chứng bệnh lỵ cần lưu ý để tránh khỏi
Uống đủ nước sẽ giúp cơ thể có sức đề kháng nhằm chống lại virus Nipah
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn nắm được đường lây truyền cũng như các phòng ngừa nhiễm virus Nipah như rửa tay, ăn uống sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh… Hãy chia sẻ thông tin này đến với tất cả người thân và bạn bè xung quanh bạn nhé!