Test PCR Covid (phản ứng chuỗi polymerase) là xét nghiệm để chẩn đoán Covid-19. Trong bài viết dưới đây Kenshin sẽ cung cấp kiến thức về: test PCR Covid là gì, quy trình, đối tượng và thời gian có kết quả test PCR chính xác.
Bạn đang đọc: Test PCR Covid là gì? Bao lâu có kết quả? Test như thế nào?
Contents
- 1 Test PCR là gì?
- 2 Test PCR Covid là gì?
- 3 Đối tượng nên xét nghiệm PCR Covid
- 4 Quy trình test PCR Covid
- 5 Kết quả test PCR có ý nghĩa gì?
- 6 Mất bao lâu để nhận kết quả test PCR?
- 7 Vì sao đã khỏi bệnh vẫn có thể dương tính với PCR Covid?
- 8 Làm gì nếu nhiễm Covid-19?
- 9 Các bệnh viện có xét nghiệm PCR tại các thành phố lớn
Test PCR là gì?
Xét nghiệm PCR là một xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR) phát hiện vật liệu di truyền từ mẫu tế bào gây bệnh hoặc bất thường, giúp chẩn đoán một số bệnh truyền nhiễm và các biến đổi di truyền.
Xét nghiệm hoạt động bằng cách tìm DNA hoặc RNA của mầm bệnh (sinh vật gây bệnh) hoặc các tế bào bất thường trong mẫu.
PCR có thể phát ra các mầm bệnh: bệnh cúm, bệnh lao, HIV, Ebola, viêm gan C.
Test PCR Covid là gì?
Xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR) đối với Covid-19 là một xét nghiệm phân tử phân tích mẫu bệnh phẩm đường hô hấp trên, tìm kiếm vật liệu di truyền (RNA) của SARS-CoV-2, virus gây ra Covid-19.
Công nghệ PCR sẽ khuếch đại một lượng nhỏ RNA từ mẫu bệnh phẩm thành DNA, chúng nhân lên cho đến khi có thể phát hiện được SARS-CoV-2 (nếu có).
Xét nghiệm PCR là xét nghiệm tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán Covid-19 (từ tháng 2/2020).
Đối tượng nên xét nghiệm PCR Covid
Xét nghiệm PCR Covid nếu có một hoặc nhiều triệu chứng sau đây:
- Sốt hoặc ớn lạnh.
- Ho.
- Thở gấp hoặc khó thở.
- Mệt mỏi.
- Đau nhức cơ hoặc cơ thể.
- Đau đầu.
- Mất vị giác hoặc mất mùi.
- Viêm họng.
- Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi.
- Buồn nôn hoặc nôn mửa.
- Tiêu chảy.
Quy trình test PCR Covid
Bước 1: Thu thập mẫu
– Xét nghiệm máu: Chuyên gia lấy mẫu từ mạch trên cánh tay bằng kim nhỏ. Sau đó, máu được thu thập vào ống nghiệm hoặc lọ. Bệnh nhân sẽ cảm thấy hơi châm chích khi kim tiêm đi vào hoặc đi ra. Quá trình thường mất hơn 5 phút.
– Ngoáy mũi được thực hiện theo các bước sau (có thể tự thực hiện hoặc do nhân viên y tế thao tác):
- Bệnh nhân ngửa đầu ra sau.
- Nhẹ nhàng đưa miếng gạc vào trong lỗ mũi.
- Xoay miếng gạc và giữ nguyên vị trí 10-15 giây.
- Lấy tăm bông ra và đưa vào lỗ mũi thứ 2.
- Ngoáy lỗ mũi thứ 2 tương tự mũi thứ nhất.
– Ngoáy mũi họng được thực hiện theo các bước sau:
- Bệnh nhân ngửa đầu ra sau.
- Nhân viên y tế nhét gạc vào mũi cho đến khi chạm đến vòm họng (phần trên cổ họng).
- Nhân viên y tế xoay miếng gạc.
Bước 2: Chiết xuất
Nhà khoa học trong phòng thí nghiệm chiết xuất vật liệu di truyền của vật liệu trong mẫu.
Bước 3: Test PCR
Bác sĩ sử dụng hóa chất, enzyme đặc biệt và máy PCR (máy tuần hoàn nhiệt). Mỗi chu kỳ làm nóng, làm lạnh sẽ tăng cường (khuếch đại) vật liệu di truyền trong ống nghiệm.
Sau nhiều chu kỳ, hàng triệu bản sao của một phần nhỏ vật liệu di truyền virus SARS-CoV-2 có trong ống nghiệm. Một trong những hóa chất trong ống tạo ra ánh sáng huỳnh quang nếu có SARS-CoV-2 trong mẫu.
Tìm hiểu thêm: Chữa mề đay bằng liệu pháp dân gian
Kết quả test PCR có ý nghĩa gì?
Giá trị CT của phản ứng RT-PCR là số chu kỳ phát hiện tín hiệu trong mẫu sẽ vượt tín hiệu nền và được thiết bị ghi nhận. Nói một cách đơn giản, giá trị CT đề cập đến số chu kỳ mà sau đó virus SARS-CoV-2 có thể được phát hiện.
- Nếu số chu kỳ CT nhỏ hơn 30 (nồng độ virus cao): kết quả xét nghiệm dương tính (nhiễm SARS-CoV-2) tại thời điểm xét nghiệm, cần được điều trị kịp thời.
- Nếu số chu kỳ CT lớn hơn 30 (nồng độ virus thấp): kết quả xét nghiệm âm tính (không bị nhiễm SARS-CoV-2) tại thời điểm xét nghiệm, cần theo dõi tại nhà.
Mất bao lâu để nhận kết quả test PCR?
Kết quả sớm nhất là 24h sau khi lấy mẫu.
Tuy nhiên, còn phụ thuộc vào thời gian mẫu đến phòng thí nghiệm (có thể mất vài ngày).
Vì sao đã khỏi bệnh vẫn có thể dương tính với PCR Covid?
Vì PCR rất nhạy với virus nên vẫn có thể phát hiện vào cho kết quả dương tính dù bạn đã khỏi bệnh và nguồn virus trong cơ thể rất rất nhỏ (không thể lây cho người khác).
Người khỏe mạnh vẫn có khả năng tái nhiễm và cho ra kết quả dương tính.
Làm gì nếu nhiễm Covid-19?
- Tuân thủ thông điệp 5T của Bộ Y Tế.
- Ở nhà tuyệt đối trừ khi cần được chăm sóc y tế.
- Thực hiện xét nghiệm để xác định kết quả.
- Không tiếp xúc với người khác trong thời gian nhiễm bệnh.
- Theo dõi các triệu chứng và thực hiện chăm sóc y tế theo hướng dẫn.
- Đeo khẩu trang mọi lúc nếu có tiếp xúc với người khác hoặc người thân trong gia đình khi đang điều trị cách ly.
- Che miệng khi ho hoặc hắt hơi.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây.
- Tránh dùng chung đồ dùng cá nhân.
- Thường xuyên vệ sinh các bề mặt trong nhà.
- Giữ cho nhà thông thoáng.
Nếu có các dấu hiệu: khó thở, đau hoặc tức ngực thường xuyên, không thể thức dậy hay duy trì sự tỉnh táo, da, móng tay và môi nhợt nhạt thì cần liên hệ với cơ sở y tế ngay lập tức.
Trong trường hợp không nhiễm Covid-19, cần thực hiện chăm sóc sức khỏe và ăn uống lành mạnh để đảm bảo sức đề kháng tốt giúp phòng chống nhiễm bệnh.
>>>>>Xem thêm: Giải mã Hội chứng sương mù não sau COVID-19?
Xem thêm: Những thói quen giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng Covid-19 hiệu quả
Các bệnh viện có xét nghiệm PCR tại các thành phố lớn
- Tại Hà Nội: BV Bạch Mai, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương,…
- Tại HCM: BV Chợ Rẫy, Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, Viện Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh,…
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc thêm những thông tin bổ ích về test PCR Covid-19. Hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân nếu thấy bài viết hữu ích nhé!
Nguồn: Medical News Today, Cleveland Clinic, MedlinePlus, HCDC, CDC, VNCDC