Vitamin D là một thành phần dinh dưỡng thiết yếu duy trì cơ thể khỏe mạnh nhưng thừa vitamin D cũng có thể gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu thừa vitamin D có tác hại gì qua bài viết này nhé.
Bạn đang đọc: Tác hại khi thừa vitamin D bạn cần biết
Contents
Nguyên nhân gây thừa vitamin D
Vitamin D có thể được bổ sung qua thực phẩm, thực phẩm chức năng hoặc qua sự tổng hợp của da dưới tác động của ánh sáng mặt trời. Hầu hết, mọi người thường không thừa vitamin D. Sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung vitamin D với liều cao hơn ngưỡng cho phép và trong thời gian dài là nguyên nhân phổ biến gây thừa vitamin D.
Các trường hợp ghi nhận vitamin D đều do việc bổ sung quá mức dạng chế phẩm. Bởi vì cơ thể bạn điều chỉnh việc sản xuất vitamin D phù hợp tình trạng sức khỏe, bạn sẽ không có khả năng bị thừa vitamin D do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Thực phẩm thường không chứa một lượng lớn vitamin D, vì vậy việc thừa vitamin D do chế độ ăn uống của bạn là khó có thể xảy ra.
Nguyên nhân gây thừa vitamin D do sử dụng quá liều thực phẩm chức năng bổ sung
Vitamin D bao nhiêu là thừa?
Định lượng 25(OH)D là xét nghiệm định lượng chất chuyển hóa 25-hydroxyvitamin D (dạng lưu hành chủ yếu của Vitamin D trong cơ thể). Đây là thông số tốt thể hiện tình trạng vitamin thực sự của cơ thể.
Theo hướng dẫn của Viện Y tế Quốc gia (NIH), nồng độ 25(OH)D trong máu được khuyến cáo cần thiết nhằm duy trì sức khỏe hàng ngày trong khoảng 20–50 ng/mL (50 – 125 nmol/L). Đặc biệt, lượng vitamin D trong huyết thanh trên 30 ng/mL (75 nmol/L) được cho là tối ưu hóa tác dụng của vitamin D đối với canxi, xương, cơ và sức khỏe tổng thể ở những người khỏe mạnh.[2]
Ủy ban Thực phẩm và Dinh dưỡng (FNB) tại Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Quốc gia Hoa Kỳ cũng lưu ý rằng:
- Nồng độ trong huyết thanh lớn hơn 50 ng/mL (125 nmol/L) có thể gây thừa vitamin D.
- Nồng độ trên 150 ng/mL (325 nmoL/L) có thể dẫn đến ngộ độc vitamin D và có liên quan đến tăng canxi máu.[3]
Nồng độ vitamin D cần thiết nhằm duy trì sức khỏe hàng ngày trong khoảng 20–50 ng/mL
Tác hại khi thừa vitamin D
Tăng nồng độ canxi máu
Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi từ thực phẩm với phạm vi canxi trong máu bình thường là 8,5 – 10,8 mg/dL. Tuy nhiên, nếu vitamin D quá nhiều, lượng canxi trong máu có khả năng tăng cao và dẫn đến các triệu chứng khó chịu, gây nguy hiểm như:[4]
- Rối loạn tiêu hóa gây khó chịu ở dạ dày, buồn nôn, nôn và táo bón.
- Cản trở hoạt động của não gây mệt mỏi, chóng mặt, ảo giác và nhầm lẫn.
- Ăn không ngon.
- Đi tiểu nhiều, mất nước.
- Tổn thương thận, sỏi thận, thậm chí là suy thận.
- Huyết áp cao và bất thường về tim.
Tình trạng tăng canxi máu đôi khi có thể đe dọa tính mạng và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
Vitamin D quá nhiều có thể khiến lượng canxi trong máu tăng cao
Rối loạn hệ tiêu hóa
Thừa vitamin D có thể rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như:
- Buồn nôn và nôn mửa.
- Táo bón.
- Tiêu chảy.
- Kém ăn.
Tuy nhiên, không phải tất cả những người bị thừa vitamin D đều có những triệu chứng giống nhau.
Thừa vitamin D có thể rối loạn tiêu hóa
Ảnh hưởng lên hệ thần kinh
Khi thừa vitamin D quá nhiều có thể gây ngộ độc, cản trở hoạt động của não ra dẫn đến các triệu chứng như lú lẫn, kích động và không phản ứng.
Trong một báo cáo năm 2021 ở một người đàn ông 64 tuổi vô tình uống 200.000 IU vitamin D mỗi ngày nhận thấy có biểu hiện thay đổi trạng thái tinh thần, kích động và bối rối cùng các triệu chứng khác liên quan đến tăng canxi máu. Các triệu chứng này dần được cải thiện khi lượng canxi và nồng độ vitamin D trong cơ thể giảm xuống.[5]
Tìm hiểu thêm: Liều dùng và cách dùng omega 6 hiệu quả, an toàn
Thừa vitamin D quá nhiều có thể gây ngộ độc, cản trở hoạt động của não
Tổn thương thận
Khi cơ thể có quá nhiều vitamin D, lượng canxi trong máu theo đó tăng cao dẫn đến mất nước do đi tiểu quá nhiều và vôi hóa thận. Từ đó, khiến các mạch máu ở thận co lại và dẫn đến suy giảm chức năng thận, thậm chí có thể dẫn đến suy thận trong một số trường hợp.[6]
Khi cơ thể có quá nhiều vitamin D có thể gây tổn thương thận
Mất xương
Vitamin D đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hấp thụ canxi và chuyển hóa xương, duy trì xương chắc khỏe. Tuy nhiên, hàm lượng vitamin D trong cơ thể quá cao cũng có thể gây hại cho sức khỏe của xương.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng, nồng độ vitamin D tăng cao trong máu có thể dẫn đến giảm lượng vitamin K2. Tuy nhiên, vitamin K2 lại mang một chức năng quan trọng là giữ canxi trong xương, chống mất xương và vôi hóa các mô mềm ngoại biên.[7]
Do đó, hàm lượng vitamin D huyết thanh cao có thể dẫn đến tình trạng mất xương.
Nồng độ vitamin D cao có thể gây mất xương
Điều trị thừa vitamin D
Mặc dù thừa vitamin D gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng vì tình trạng này có thể được khắc phục bằng các biện pháp:
- Ngừng uống vitamin D và hạn chế canxi trong chế độ ăn.
- Hạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và tất cả thực phẩm giàu vitamin D trong chế độ ăn uống.
- Sau khi ngừng dùng vitamin D, để điều chỉnh nồng độ canxi trong máu, bác sĩ có thể chỉ định bù muối, nước với dung dịch nước muối sinh lý đường truyền tĩnh mạch nhằm tăng đào thải canxi.
- Ngoài ra, corticosteroid hoặc bisphosphonate có thể được sử dụng để điều trị ngộ độc vitamin D.[8]
>>>>>Xem thêm: Hãng sản xuất Fusi của nước nào? Có tốt không?
Truyền tĩnh mạch dung dịch nước muối sinh lý nhằm điều chỉnh nồng độ canxi trong máu
Vitamin D có thể đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng chỉ nên bổ sung với lượng vừa đủ theo khuyến cáo, không nên sử dụng nhiều có thể dẫn đến thừa vitamin gây ngộ độc và tác động xấu đến cơ thể. Hãy chia sẻ để lan tỏa thông tin này đến mọi người bạn nhé!