Thời tiết oi bức khiến mọi người thường giảm nóng bằng nhiều cách khác nhau nhưng lại có nguy cơ khiến cơ thể bị nhiễm bệnh. Hãy cùng tìm hiểu thói quen cần tránh mùa nắng nóng thông qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: 8 thói quen cần tránh khi thời tiết nắng nóng giúp bảo vệ sức khỏe
Contents
- 1 Tránh uống nước lạnh khi vừa đi nắng về
- 2 Tránh thức ăn nhiều đồ chiên rán
- 3 Tránh tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời
- 4 Tránh uống bia, nước ngọt có ga, cafein
- 5 Tắm ngay sau khi đi nắng về, tắm đêm
- 6 Ngủ trên nền nhà lạnh
- 7 Ngồi điều hòa liên tục cả ngày
- 8 Để quạt thổi trực tiếp vào mặt
- 9 Lưu ý vào mùa nắng nóng giúp bảo vệ sức khỏe
Tránh uống nước lạnh khi vừa đi nắng về
Việc bổ sung đồ lạnh như uống nước đá lạnh, ăn kem, sinh tố,… quá nhiều ngay khi đi nắng về làm cơ thể bị lạnh đột ngột và khiến cổ họng bị tổn thương, mầm bệnh dễ tấn công gây viêm họng.
Đồng thời, uống nước lạnh ngay khi vừa đi nắng về có thể khiến nhiệt độ cơ thể giảm nhanh, không thể tản nhiệt và tăng nguy cơ gây sốt. Hơn nữa, uống nước lạnh có nguy cơ làm gián đoạn quá trình chuyển động của ruột và tiêu hóa, giảm khả năng miễn dịch khiến cơ thể trở nên suy nhược, mệt mỏi.
Vì vậy, sau khi đi nắng về bạn nên nên uống nước mát và uống từ từ từng ngụm nhỏ để giải nhiệt cơ thể từ bên trong mà không ảnh hưởng tới sức khỏe, hạn chế các thức uống lạnh, kem lạnh chỉ có tác dụng làm mát tức thời.
Uống nước lạnh ngay khi đi nắng về làm cơ thể bị lạnh, gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể
Tránh thức ăn nhiều đồ chiên rán
Thức ăn chiên rán là thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ có khả năng làm nóng cơ thể, đồng thời cũng gây tình trạng mất nước, làm cho hệ tiêu hóa bị quá tải, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất khiến thức ăn không thể chuyển hóa được. Từ đó, tăng nguy cơ béo phì và suy giảm hệ miễn dịch.
Ngoài ra, khi ăn đồ chiên rán, lượng cholesterol trong cơ thể có thể tích tụ và vượt quá mức cần thiết, dẫn tới xơ vữa động mạch và nhiều biến chứng nguy hiểm hơn như nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…
Thức ăn chiên rán chứa nhiều dầu mỡ có khả năng làm nóng cơ thể và gây mất nước
Tránh tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời
Khi tiếp xúc với nhiệt độ ngoài trời quá cao trong thời gian dài khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên đến 40 độ C hoặc cao hơn. Khi đó, phần não điều chỉnh nhiệt độ cơ thể hoạt động nhận định sai khiến cơ thể tiết nhiều mồ hôi để làm hạ nhiệt cơ thể dẫn đến tình trạng mất nước.
Ngoài ra, những người mắc một số bệnh lý như xơ nang hoặc xơ cứng bì thường có xu hướng giảm khả năng tiết mồ hôi của cơ thể nên khi tiếp xúc quá lâu ngoài trời nắng có thể có nhiều nguy cơ bị đột quỵ do nhiệt.
Đồng thời, tiếp xúc với tia UV từ ánh sáng mặt trời quá nhiều có khả năng tổn thương đến các tế bào biểu mô dưới da, gây đột biến gen và nhiều nguy cơ dẫn đến sự phát triển của ung thư da. Do đó, bạn nên tránh tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời. [1]
Tránh tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời để hạn chế ung thư da
Tránh uống bia, nước ngọt có ga, cafein
Đồ uống có cồn như bia, rượu, đồ uống chứa cafein có khả năng làm tăng tổng lượng chất lỏng của cơ thể. Từ đó, kích thích cơ thể có xu hướng bài tiết nước tiểu nhiều hơn, khiến cơ thể lâm vào tình trạng thiếu nước trầm trọng, gây cảm giác khát nước và mệt mỏi trong những ngày nắng nóng.
Nước ngọt có ga khi uống vào không những không đem lại bất kỳ giá trị dinh dưỡng nào mà còn có thể dẫn đến tích tụ nhiều chất béo độc hại, gây tăng cân, tăng mỡ bụng, béo phì, đái tháo đường và nhiều vấn đề về sức khỏe tim mạch như tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim. [1], [2]
Tránh dùng các thức uống như rượu bia để tránh mất nước vào mùa nóng
Tắm ngay sau khi đi nắng về, tắm đêm
- Tắm ngay sau khi đi nắng về:
Khi đi nắng, lỗ chân lông trên cơ thể giãn nở để tiết mồ hôi, điều chỉnh thân nhiệt. Tuy nhiên, hành động tắm rửa ngay khi đi nắng về không chỉ làm thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột mà còn làm cho nước lạnh dễ thấm vào người thông qua các lỗ chân lông dễ gây cảm lạnh.
Hơn nữa, việc tắm nước lạnh ngay khi vừa hoạt động ngoài trời nắng nóng hoặc tắm đêm khiến các mao mạch đang giãn nở để tỏa nhiệt gặp nước lạnh tự động co lại, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu khiến cho nhịp tim và huyết áp thay đổi, dẫn đến nguy cơ đột quỵ.
- Tắm đêm:
Hành động tắm đêm cũng đem đến nhiều nguy cơ có hại với sức khỏe, đặc biệt là đối với những người có bệnh lý tim mạch hoặc huyết áp không ổn định. Tắm đêm không chỉ dẫn đến cảm lạnh mà còn có thể gây hiện tượng thiếu máu não nghiêm trọng, dẫn đến hôn mê bất tỉnh.
Vì vậy, khi đi nắng về, bạn nên dùng khăn thấm khô mồ hôi và ngồi nghỉ ngơi ít nhất khoảng 20 phút để khô mồ hôi rồi mới tắm. Ngoài ra, nếu có tắm đêm thì sau khi tắm, không nên vào ngay phòng điều hòa hoặc ngồi trước quạt.
Tắm rửa ngay khi đi nắng về khiến nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột gây cảm lạnh
Ngủ trên nền nhà lạnh
Thói quen ngủ trên nền nhà lạnh thường là biện pháp giải nóng quen thuộc ở phái nam. Tuy nhiên, nền nhà rất lạnh, đặc biệt khi trời gần sáng dễ khiến huyệt trọng yếu ở lưng, ngực hấp thu khí lạnh trực tiếp, làm cho cơ thể bị nhiễm lạnh, đau lưng, đau khớp,…
Hơn nữa, nền nhà thường chứa nhiều bụi bẩn, vi rút, vi khuẩn,… Nếu nằm ngủ trực tiếp lên nền nhà như vậy sẽ tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể nổi mụn nhọt, mẩn đỏ.
Nền nhà rất lạnh nên dễ làm cho cơ thể bị nhiễm lạnh, đau lưng, đau khớp
Ngồi điều hòa liên tục cả ngày
Việc cửa phòng luôn đóng kín trong thời gian dùng điều hòa khiến không khí không thể lưu thông, bụi bẩn và vi khuẩn có thể tích tụ lâu ngày khiến sức đề kháng yếu đi, luôn mệt mỏi do thiếu không khí sạch và tăng nguy cơ về các bệnh đường hô hấp.
Hơn nữa, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột khi vào phòng lạnh khiến nhiệt độ cơ thể hạ tức thì, mồ hôi không thoát ra được nên dễ ngấm ngược vào cơ thể gây cảm lạnh. Nguy hiểm hơn là khiến các mạch máu co giãn bất ngờ dễ dẫn đến tăng huyết áp và nhiều nguy cơ đột quỵ.
Nên để điều hòa không chênh lệch quá 5 độ C so với nhiệt độ ngoài trời
Để quạt thổi trực tiếp vào mặt
Thời tiết nắng nóng, các mạch máu dưới da thường giãn nở để cơ thể toát mồ hôi giúp giải tỏa lượng nhiệt. Tuy nhiên, khi để những luồng gió của quạt thổi trực tiếp vào người sẽ gây ra các hậu quả nghiêm trọng như:
- Mồ hôi lập tức bốc hơi mạnh, nhiệt độ ngoài da giảm gây mất cân bằng nhiệt độ giữa môi trường trong và ngoài cơ thể.
- Các mạch máu khi gặp lạnh đột ngột co lại trong khi nhiệt độ cơ thể lại chưa kịp hạ dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt hoặc bị choáng tại chỗ.
- Các lỗ chân lông đang giãn nở trên mặt tiếp xúc với không khí lạnh khiến hệ tuần hoàn máu bị ảnh hưởng, gây liệt các dây thần kinh trên mặt.
Tìm hiểu thêm: 13 tác dụng phụ của thuốc kháng sinh bạn không nên bỏ qua
Quạt thổi trực tiếp vào mặt khiến nhiệt độ ngoài da giảm gây mất cân bằng nhiệt độ
Lưu ý vào mùa nắng nóng giúp bảo vệ sức khỏe
Uống đủ nước
Trời nắng khiến bạn đổ mồ hôi liên tục để điều tiết lại nhiệt độ cơ thể, dẫn đến mất nước và tình trạng khô miệng, chóng mặt hoặc lú lẫn và đau đầu. Uống đủ nước không chỉ tránh mất nước mà còn giúp hạ nhiệt cho cơ thể.
Do đó, bạn nên bổ sung lượng nước đã mất bằng các loại nước uống đẳng trương (loại nước bổ sung điện giải dùng trong thể thao) để tránh kiệt sức vì nóng. Tuy nhiên, nên tránh sử dụng cafein và rượu bia vì chúng có thể khiến tình trạng mất nước trở nên trầm trọng hơn. [1], [3]
Bổ sung đủ nước để tránh kiệt sức vì nóng
Hạn chế hoạt động thể chất vào thời điểm nắng nóng
Hoạt động thể chất ngoài trời vào thời điểm nắng nóng khiến bạn có nhiều nguy cơ kiệt sức vì mất nước và thậm chí là say nắng, ngất xỉu. Do đó, hãy cân nhắc chỉ nên hoạt động thể chất khi trời mát, đảm bảo uống đủ nước, tập luyện vừa sức và nghỉ ngơi đúng cách để đảm bảo an toàn khi rèn luyện thể thao. [3]
Hoạt động thể chất ngoài trời nắng nóng khiến bạn có nhiều nguy cơ kiệt sức
Bổ sung thực phẩm giải nhiệt
Thời tiết nóng bức làm cho cơ thể mất nước và thiếu hụt các vitamin, khoáng chất cần thiết. Do đó, bạn nên ăn những bữa ăn nhẹ và cân bằng dinh dưỡng bằng các loại thực phẩm có hàm lượng nước cao như các loại dưa, nước dừa, các loại rau xanh, bí đao,… [1], [3]
Nước dừa là một trong những thực phẩm giải nhiệt ngày nóng
Sử dụng kem chống nắng
Việc sử dụng kem chống nắng mỗi khi ra ngoài giúp da có được sự bảo vệ tốt hơn trước các tác nhân gây hại như ánh nắng mặt trời gay gắt, khói bụi ô nhiễm,… Vì vậy, hãy thoa kem chống nắng, đội mũ che đầu và nghỉ ngơi thường xuyên ở nơi râm mát nếu phải ra ngoài vào trời nóng để tránh bị kiệt sức vì nóng hoặc say nắng. [3]
Sử dụng kem chống nắng giúp da được bảo vệ tốt hơn trước các tác nhân gây hại
Ngăn ngừa say nắng và mất nước
Nhiệt độ cơ thể tăng cao kết hợp với tình trạng mất nước khiến hệ thống điều hòa nhiệt của cơ thể không kiểm soát được, dẫn đến những rối loạn hệ tuần hoàn, hô hấp, thần kinh,… và làm tăng nguy cơ say nắng.
Ngoài ra, các tình trạng sức khỏe như bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao hoặc đang dùng thuốc lợi tiểu, thuốc an thần,… cũng có thể khiến mọi người dễ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt hơn. [3], [4]
Vì vậy, để ngăn ngừa tình trạng mất nước và say nắng trong thời tiết gay gắt nên:
- Giữ cho cơ thể đủ nước bằng cách bổ sung nước hoặc các loại trái cây giải nhiệt.
- Tránh sử dụng đồ uống có chứa caffein hoặc cồn.
- Mặc quần áo sáng màu, rộng rãi, nhẹ và đội mũ rộng vành tránh nắng.
- Hạn chế các hoạt động ngoài trời và luôn sử dụng kem chống nắng,…
Ngăn ngừa say nắng và mất nước giúp bảo vệ cơ thể khỏi những tác hại của nắng nóng
Hãy hạn chế các thói quen uống nước lạnh, tắm ngay khi đi nắng về, ngủ trên nền nhà,… trong thời tiết nắng nóng để bảo vệ sức khỏe của bản thân. Thay vào đó, hãy luôn bổ sung đủ nước cho cơ thể, sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài,… để ngăn ngừa tình trạng mất nước và say nắng bạn nhé!
Staying cool in summer: Top tips to keep cool in hot weather
https://www.redcross.org.uk/stories/health-and-social-care/first-aid/beat-the-hot-weather-top-tips-for-staying-cool
8 Expert Tips to Stay Safe During Record Summer Heatwaves
https://www.healthline.com/health/expert-tips-to-stay-safe-during-record-summer-heatwaves
How to Stay Healthy as Summer Temps Rise
https://www.aarp.org/health/healthy-living/info-2020/protect-yourself-summer-heat.html
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Minh Dân Pharco của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật