Viêm khớp dạng thấp không chỉ phá hủy, làm tổn thương đến hệ khớp mà có thể làm tổn thương đến cả hệ thống cơ thể bao gồm da, mắt, phổi, tim và mạch máu. Cùng Kenshin tìm hiểu 10 biến chứng viêm khớp dạng thấp nhé!
Bạn đang đọc: 10 biến chứng viêm khớp dạng thấp bạn nên chú ý
Contents
Ảnh hưởng đến da
Bàn tay người bệnh sẽ hình thành các nốt sần trên khớp (nốt thấp khớp) và thường xuất hiện trên da đặc biệt là ở khuỷu tay, cẳng tay, gót chân hoặc ngón tay. Chúng có thể xuất hiện đột ngột hoặc phát triển chậm.
Các nốt sần có thể là dấu hiệu cho thấy bệnh viêm khớp dạng thấp đang trở nên tồi tệ hơn.
Ngoài ra người bệnh còn có thể gặp phải tình trạng viêm mạch, được hiểu là viêm mạch máu. Nó tạo ra những đốm trên da trông giống như vết loét. Khi nó ảnh hưởng đến các động mạch lớn hơn, nó có thể dẫn đến tổn thương thần kinh, các vấn đề về tay, chân hoặc tổn thương các cơ quan nội tạng khác.
Biến chứng mắt
Viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến mắt của bạn theo nhiều cách.
Viêm thượng củng mạc là tình trạng biến chứng phổ biến trên mắt. Triệu chứng thường nhẹ, nhưng mắt bạn có thể đỏ và đau. Bên cạnh đó, biến chứng trên mắt còn có thể gây ra triệu chứng viêm tròng trắng mắt, nghiêm trọng hơn là có thể dẫn đến mất thị lực.
Viêm khớp dạng thấp cũng khiến bạn có nguy cơ mắc hội chứng Sjogren. Đây là một rối loạn tự miễn xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công các tuyến tạo độ ẩm trong mắt, miệng và các bộ phận khác của cơ thể gây khô mắt, miệng, mũi, da,…
Bạn có thể cảm thấy mắt khô và có sạn. Nếu không điều trị, bệnh có thể gây nhiễm trùng và sẹo kết mạc.
Gây đau cổ
Viêm khớp dạng thấp thường được biết là gây đau ở khớp ngón tay và cổ tay. Nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên cơ thể bạn, chẳng hạn như cổ.
Nếu cổ của bạn bị cứng và bạn bị đau cổ khi quay đầu, đó có thể là biến chứng do viêm khớp dạng thấp gây ra.
Bệnh tim mạch và mạch máu
Những người bị viêm khớp dạng thấp có tỉ lệ mắc các bệnh về tim mạch cao hơn nhiều so với người bình thường, cùng với đó là nguy cơ lên cơn đau tim, đột quỵ nguy hiểm đến tính mạng.
Viêm khớp dạng thấp làm giảm kích thước mạch máu, ngăn chặn sự lưu thông máu, tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu.
Thiếu máu
Viêm khớp dạng thấp có thể khiến bạn không có đủ các tế bào hồng cầu để mang oxy đi khắp cơ thể. Điều này được gọi là thiếu máu.
Viêm khớp dạng thấp cũng làm tăng tiểu cầu, điều này sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm và khiến lượng tiểu cầu trong máu quá cao, dễ xảy ra các tình trạng đột quỵ, đau tim,…
Vấn đề về phổi
Viêm khớp dạng thấp có thể gây viêm trong phổi, dẫn đến viêm màng phổi và khiến bạn cảm thấy khó thở.
Các nốt thấp khớp cũng có thể hình thành trong phổi của bạn, dẫn đến các vấn đề như xẹp phổi, ho ra máu, nhiễm trùng hoặc tràn dịch màng phổi.
Loãng xương
Loãng xương làm cho xương của bạn mỏng và yếu nên dễ gãy hơn. Những người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn.
Ngoài ra, cơn đau viêm khớp dạng thấp sẽ khiến bạn ít hoạt động hơn, từ đó dẫn bạn có thể dễ bị loãng xương hơn.
Các triệu chứng của bệnh loãng xương bao gồm đau lưng, tư thế khom lưng và gãy xương. Bạn cũng có thể bị giảm chiều cao khi bị loãng xương.
Tìm hiểu thêm: Phòng tránh bị lây nhiễm Covid-19 khi mua hàng online
Bệnh tiểu đường
Viêm khớp dạng thấp làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường khoảng 50% và bệnh đái tháo đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp, bao gồm viêm khớp dạng thấp và các vấn đề liên quan, khoảng 20%.
Nhiễm trùng
Bạn có thể bị nhiễm trùng nhiều hơn nếu bạn bị viêm khớp dạng thấp. Điều này có thể là do chính tình trạng bệnh hoặc do thuốc ức chế miễn dịch điều trị bệnh đó gây ra.
Thay đổi cảm xúc
Sống hàng ngày với cơn đau của một tình trạng mạn tính có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Các triệu chứng bao gồm:
- Cảm giác buồn bã, lo lắng, trống rỗng, vô vọng.
- Mất hứng thú với những thứ bạn từng thích.
- Mất ngủ.
- Khó tập trung hoặc đưa ra quyết định.
Các triệu chứng viêm khớp dạng thấp
Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm khớp dạng thấp có thể bao gồm:
- Đau, nóng, sưng khớp.
- Cứng khớp buổi sáng kéo dài hơn 60 phút nhưng vẫn có thể xảy ra sau bất kỳ thời gian không hoạt động lâu dài nào.
- Mệt mỏi, sốt và chán ăn.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Bệnh viêm khớp dạng thấp có các triệu chứng khá đặc trưng, dễ nhận biết như:
- Cứng khớp.
- Sưng khớp.
- Đỏ và nóng da.
- Đau khớp.
Chẩn đoán
- Xét nghiệm máu: Những người bị viêm khớp dạng thấp thường có tốc độ lắng máu tăng cao (ESR, còn được gọi là tốc độ sed) hoặc tăng protein phản ứng C (CRP) là biểu hiện của quá trình viêm trong cơ thể. Các xét nghiệm máu phổ biến khác tìm kiếm yếu tố dạng thấp và Anti-cyclic citrullinated peptides (anti-CCP).
- Chẩn đoán hình ảnh: Giúp theo dõi sự tiến triển của bệnh viêm khớp dạng thấp ở khớp của bạn theo thời gian. Các xét nghiệm siêu âm và MRI có thể giúp đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh trong cơ thể bạn.
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Il Yang Pharm của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Các bệnh viện uy tín
Nếu gặp phải tình trạng viêm khớp dạng thấp hoặc cần nhận tư vấn chuyên môn từ bác sĩ, bạn có thể đến khoa cơ xương khớp của một số bệnh viện uy tín sau:
- Tại TP.HCM: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân 115,…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội,…
Trên đây là một số thông tin về biến chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp. Nếu bạn thấy bài viết trên hay và hữu ích, hãy cùng chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!
Nguồn tham khảo: Mayoclinic , Webmd