Bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không? Rủi ro, lưu ý cần biết

Rate this post

Viêm đường tiết niệu là một bệnh khá phổ biến và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về rủi ro và các lưu ý quan trọng khi quan hệ tình dục trong trường hợp bị viêm đường tiết niệu.

Bạn đang đọc: Bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không? Rủi ro, lưu ý cần biết

Viêm đường tiết niệu là gì?

Nhiễm khuẩn tiết niệu, còn gọi là nhiễm trùng tiểu, xuất phát từ việc vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm ở các phần của đường tiết niệu như bàng quang, niệu quản và thận.

Bạn có thể nhận biết bệnh qua các triệu chứng như cảm giác buồn tiểu liên tục, tiểu gắt và buốt, đau vùng chậu, cùng với nước tiểu có màu và mùi khác thường. [1]

Bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không? Rủi ro, lưu ý cần biết

Viêm đường tiết niệu là do vi khuẩn xâm nhập và gây viêm ở đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu có quan hệ được không?

Khi đang mắc viêm đường tiết niệu, việc quan hệ tình dục không phải là điều bất khả thi. Nhưng có lẽ bạn sẽ không cảm thấy thoải mái vì các triệu chứng như ngứa và đau rát.

Quan hệ trong giai đoạn này có thể mang đến rủi ro không chỉ cho người bệnh mà còn cho bạn tình. Vì vậy, nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo bạn nên tạm dừng quan hệ cho đến khi bệnh đã được điều trị triệt để. [2]

Bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không? Rủi ro, lưu ý cần biết

Không nên quan hệ khi đang bị viêm đường tiết niệu

Bị viêm đường tiết niệu sau bao lâu có thể quan hệ tình dục?

Bạn nên tránh quan hệ tình dục cho đến khi kết thúc quá trình điều trị và các triệu chứng biến mất. Thông thường, điều trị viêm đường tiết niệu kéo dài từ 3-7 ngày, nhưng triệu chứng có thể biến mất trước khi vi khuẩn hoàn toàn bị tiêu diệt.

Do đó, dù bạn đã cảm thấy tốt hơn, bạn vẫn nên hoàn thành liệu trình điều trị trước khi quan hệ tình dục trở lại.

Bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không? Rủi ro, lưu ý cần biết

Việc điều trị viêm đường tiết niệu thường kéo dài từ 3 – 7 ngày

Rủi ro có thể xảy ra khi quan hệ trong quá trình điều trị bệnh

Gây cảm giác đau, rát

Khi bị nhiễm trùng, đường tiết niệu sẽ trở nên mẫn cảm và dễ bị kích thích hơn. Do vậy, kể cả quan hệ tình dục nhẹ nhàng cũng có thể mang lại cảm giác đau đớn.

Bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không? Rủi ro, lưu ý cần biết

Quan hệ khi đang bị viêm đường tiết niệu có thể gây đau rát

Khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng

Đối với nam giới, nhiễm trùng làm cho lỗ niệu đạo ngoài (thường được gọi là lỗ sáo) bị kích ứng. Trong quá trình quan hệ, dương vật sẽ cảm thấy đau và khó chịu, làm tăng triệu chứng viêm nhiễm.

Nếu bạn quan hệ tình dục bằng miệng khi bị nhiễm trùng, vi khuẩn từ cơ quan sinh dục cũng có thể lây vào miệng và gây ra nhiễm trùng khác.

Bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không? Rủi ro, lưu ý cần biết

Quan hệ khi đang bị viêm đường tiết niệu có thể khiến bệnh trở nên nặng hơn

Làm tăng nguy có nhiễm các loại vi khuẩn

Khoảng 90% trường hợp nhiễm trùng đường tiểu là do vi khuẩn E. coli gây ra, một loại vi khuẩn thường sinh sống trong ruột và phân của người.

Nếu người bị nhiễm tiếp tục quan hệ tình dục, vi khuẩn này có thể lây cho bạn tình và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, tăng rủi ro tái nhiễm và làm chậm quá trình hồi phục.

Bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không? Rủi ro, lưu ý cần biết

Quan hệ khi đang bị viêm đường tiết niệu có thể lây nhiễm vi khuẩn cho bạn tình

Nguy cơ lây nhiễm bệnh

Dù viêm đường tiết niệu không phải là bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STI), người bệnh vẫn có khả năng truyền vi khuẩn gây bệnh cho bạn tình.

Trong một số trường hợp, nhiễm trùng đường tiểu có thể xuất phát từ các bệnh lây truyền qua đường sinh dục như giang mai, sùi mào gà, herpes sinh dục. Các nguyên nhân gây bệnh như chlamydia, trichomonas, nấm Candida, trùng roi âm đạo, có thể lây truyền nhanh chóng.

Việc tiêu diệt hoàn toàn các loại virus, vi khuẩn, nấm không chỉ khó khăn mà còn có thể gây ra biến chứng đe dọa sức khỏe.

Tìm hiểu thêm: Cosmax NBT Australia Pty của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật

Bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không? Rủi ro, lưu ý cần biết

Quan hệ khi đang bị viêm đường tiết niệu có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng

Viêm đường tiết niệu có thể mang thai được không?

Viêm đường tiết niệu không trực tiếp ngăn cản việc mang thai. Tuy nhiên, viêm đường tiết niệu trong quá trình mang thai có thể gây ra một số vấn đề cho cả mẹ và thai nhi:

  • Tác động lên thai nhi: Viêm đường tiết niệu có thể tăng nguy cơ sinh non hoặc sinh trẻ có cân nặng thấp.
  • Viêm thận: Nếu viêm đường tiết niệu không được điều trị, nó có thể lan lên thận và gây viêm thận, tình trạng này có thể đe dọa đến sức khỏe của người mẹ.
  • Triệu chứng không dễ nhận biết: Trong thai kỳ, một số triệu chứng thông thường của viêm đường tiết niệu như buồn tiểu thường xuyên có thể bị nhầm lẫn với triệu chứng bình thường của thai kỳ. Do đó, việc chẩn đoán viêm đường tiết niệu trong thai kỳ có thể trở nên phức tạp hơn.

Bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không? Rủi ro, lưu ý cần biết

Viêm đường tiết niệu không trực tiếp ảnh hưởng đến việc mang thai

Các lưu ý sau quan hệ tình dục khi bị viêm đường tiết niệu

Lưu ý đến triệu chứng bệnh

Khi phát hiện các biểu hiện không bình thường, như mệt mỏi bất thường, cảm giác đau nặng hơn, hoặc giảm ham muốn, hãy tạm dừng mọi hoạt động tình dục để cho cơ thể có thời gian nghỉ ngơi và hồi phục.

Bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không? Rủi ro, lưu ý cần biết

Cần lưu ý các triệu chứng bất thường khi bị viêm đường tiết niệu

Đi vệ sinh trước và sau khi quan hệ

Đảm bảo bàng quang được rửa sạch không chỉ giữ cho hệ tiết niệu hoạt động tốt, mà còn ngăn chặn vi khuẩn gây hại, giảm nguy cơ viêm đường tiểu. Đặc biệt, đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục có thể giúp bạn loại bỏ các vi khuẩn, bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước không chỉ giúp làm loãng chất độc trong nước tiểu và duy trì sức khỏe cho bàng quang, mà còn hỗ trợ vệ sinh đường tiểu hiệu quả. Nhờ vào lợi ích này, nguy cơ viêm đường tiết niệu sau quan hệ tình dục cũng được giảm thiểu đáng kể.

Dùng các loại men vi sinh

Sử dụng chế phẩm sinh học có khả năng giảm tốc độ phát triển của vi khuẩn. Do đó, việc bổ sung men vi sinh Probiotic từ thực phẩm như sữa chua hay men sống có thể giúp bảo vệ cơ thể khi có quan hệ tình dục trong lúc đang bị viêm đường tiết niệu.

Điều trị kháng sinh

Khi bạn có tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn dùng kháng sinh để điều trị tại nhà. Bạn có thể dùng thuốc kháng sinh trong 3 ngày hoặc 7 – 14 ngày tùy theo tình trạng bệnh của bạn.

Bên cạnh đó, nếu bạn gặp những triệu chứng do tác dụng phụ của thuốc, bạn nên báo với bác sĩ, không được tự ý bỏ thuốc. Bạn cũng nên báo với bác sĩ nếu bản thân đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai.

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Vi khuẩn gây viêm tiết niệu có thể lây lan đến vùng sinh dục. Vì vậy, sau mỗi lần quan hệ, việc vệ sinh vùng nhạy cảm bằng dung dịch chuyên biệt rất quan trọng.

Khi lau, nên chú ý di chuyển từ phía trước đến sau để tránh việc vi khuẩn từ vùng hậu môn di chuyển lên. Đồng thời, khi sử dụng bao cao su, hãy vệ sinh tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với các bộ phận khác trên cơ thể.

Không chuyển đổi vị trí quan hệ

Để giảm thiểu rủi ro vi khuẩn lan truyền tới các vùng khác ngoài đường tiết niệu trong quá trình quan hệ tình dục, hãy hạn chế thay đổi tư thế liên tục. Đặc biệt, nên tránh việc lựa chọn quan hệ qua nhiều đường như ngả âm đạo, hậu môn, bằng tay và bằng miệng.

Bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không? Rủi ro, lưu ý cần biết

Nên hạn chế thay đổi tư thế liên tục khi quan hệ

Cách phòng ngừa viêm đường tiết niệu

  • Thay đổi thói quen đi tiểu: Đi tiểu được xem là một hành động giúp loại bỏ vi khuẩn ra khỏi cơ thể. Đi tiểu thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Bạn nên uống nhiều nước để giúp việc lọc bỏ các vi khuẩn ra khỏi đường niệu được dễ dàng hơn.
  • Thay đổi biện pháp kiểm soát sinh đẻ: Một số phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh viêm đường tiết niệu cao hơn nếu họ sử dụng màng ngăn để tránh thai. Trong trường hợp này, bác sĩ khuyên các chị em phụ nữ nên đổi sang một biện pháp ngừa thai khác có hiệu quả tương tự hoặc cao hơn.
  • Sử dụng chất bôi trơn trước khi quan hệ tình dục: Nếu bạn bị khô âm đạo và có sử dụng chất bôi trơn trong khi quan hệ tình dục, hãy sử dụng chất bôi trơn gốc nước. Bạn cũng có thể cần tránh chất diệt tinh trùng nếu bạn thường xuyên bị nhiễm trùng tiểu.
  • Thay quần áo: Tránh mặc quần áo bó sát và ẩm ướt đặc biệt là đồ lót. Bạn cũng có thể chuyển sang đồ lót bằng vải cotton. Việc giữ cho đồ lót của bạn được rộng rãi, khô thoáng có thể giúp ngăn vi khuẩn phát triển trong đường tiết niệu, tránh tình trạng nhiễm trùng.
  • Thói quen vệ sinh lành mạnh: Bạn có thể ngăn ngừa nhiễm trùng tiểu bằng giữ vệ sinh cá nhân tốt. Điều này đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ.
  • Chế độ ăn uống phù hợp: Uống nhiều nước, tránh các chất lỏng gây kích thích bàng quang như rượu và cà phê. Ngoài ra, bạn có thể uống men tiêu hóa để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không? Rủi ro, lưu ý cần biết

Nên sử dụng các biện pháp tránh thai khác thay cho màng ngăn

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Dấu hiệu cần đi gặp bác sĩ

Bạn nên đi khám khi có các triệu chứng của nhiễm trùng tiểu. Đồng thời cần đi khám ngay lập tức nếu các triệu chứng sau đây:

  • Đau lưng hoặc đau lưng hông.
  • Ớn lạnh.
  • Sốt.
  • Nôn ói.
  • Tái nhiễm trùng tiểu.

Bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không? Rủi ro, lưu ý cần biết

>>>>>Xem thêm: 15 nguyên nhân viêm họng phổ biến bạn không thể chủ quan

Khi có bất kì triệu chứng nào của nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn nên đến khám bác sĩ

Các bệnh viện chuyên khoa thận-tiết niệu uy tín

Nếu gặp các dấu hiệu như trên, bạn có thể đến các cơ sở y tế gần nhất, các bệnh viện hay phòng khám chuyên khoa Tiết niệu, Nội. Hoặc bất kỳ bệnh viện đa khoa nào tại địa phương để được thăm khám kịp thời.

Ngoài ra, có thể tham khảo một số bệnh viện lớn, uy tín dưới đây để được chẩn đoán và tư vấn điều trị phù hợp, tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra

  • Tại TP.HCM: Khoa tiết niệu – Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, Khoa Niệu tại Bệnh viện Pháp Việt.
  • Tại Hà Nội: Khoa thận – tiết niệu – Bệnh viện Bạch Mai, khoa Ngoại tiết niệu – Bệnh viện Trung ương quân đội 108.

Viêm đường tiết niệu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và có nguy cơ lây truyền cho đối tác. Người đọc nên tham khảo ý kiến bác sĩ và hạn chế quan hệ cho đến khi hoàn toàn khỏi bệnh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *