Biotin phổ biến trên thị trường trong điều trị rụng tóc. Nó được coi là “thần dược” đối với những người rụng tóc nhiều, hói tóc. Tuy nhiên, việc bổ sung biotin có thực sự hiệu quả trong việc điều trị rụng tóc hay không? Hãy tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Bạn đang đọc: Thực hư chuyện Biotin có tác dụng ngăn rụng tóc
Rụng tóc gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và là nỗi lo của nhiều người và việc tìm kiếm được phương pháp chữa rụng tóc hiệu quả khá khó khăn. Biotin được phổ biến trên thị trường vì những lợi ích được khẳng định của nó đối với sự phát triển khỏe mạnh của tóc và móng tay. Vậy thực hư hiệu quả của biotin trong điều trị rụng tóc là như thế nào, hãy cùng tìm hiểu!
Nghiên cứu về sử dụng biotin cho bệnh rụng tóc
Biotin là một vitamin tan trong nước, là vai trò cần thiết cho các enzym carboxylase trong nhiều con đường trao đổi chất. Do chi phí tương đối thấp và sự sẵn có trong các sản phẩm mỹ phẩm, biotin đã trở thành xu hướng mới cho những người tiêu dùng mong muốn có mái tóc dài hơn, khỏe mạnh hơn.
Tuy chưa được chứng minh cụ thể, nhưng một số nghiên cứu về sử dụng biotin cho bệnh rụng tóc đã được ghi nhận và có kết quả khả quan. Dưới đây là một số báo cáo nghiên cứu được phân loại theo tuổi, liều lượng biotin, các triệu chứng và thời gian điều trị cho đến khi cải thiện lâm sàng:
Nghiên cứu |
Tuổi |
Lý do thiếu hụt biotin |
Tình trạng hói, sự rụng tóc |
Liều lượng biotin |
Thời gian báo cáo và mức độ cải thiện của tóc |
Dakshinamurti và Triggs-Raine (1997) |
Trẻ sơ sinh |
Thiếu hụt enzym di truyền |
Không |
2.500 μg/ngày |
Cải thiện lâm sàng khi trẻ 6 tháng tuổi |
Rajendiran và Sampath (2011) |
Trẻ 2 tháng tuổi |
Thiếu hụt enzym di truyền |
Có |
10.000 μg/hai lần một ngày |
Cải thiện trong 8 tháng |
Fujimoto và cộng sự (2005) |
5 tháng tuổi |
Chế độ ăn kiêng |
Có |
1.000 μg/ngày |
Tóc mọc lại sau 2 tháng |
Mukhopadhyay và cộng sự (2014) |
3 tuổi |
Thiếu hụt enzym di truyền |
Có |
30.000 μg/ngày |
Theo dõi 6 tuần cho thấy da đầu được cải thiện đáng kể |
Komur và cộng sự (2011) |
3 tuổi |
Thiếu hụt enzym di truyền |
Có |
10.000 μg/hai lần một ngày |
Cải thiện rõ rệt trong 1 tháng, mọc tóc hoàn chỉnh trong 6 tháng |
Castro-Gago và cộng sự (2011) |
Không rõ |
Axit valproic, nhưng không thấy giảm đáng kể mức biotin và biotinidase |
Có |
10.000 μg/ngày |
Cải thiện trong 3 tháng |
Báo cáo “Đánh giá về việc sử dụng Biotin cho bệnh rụng tóc” được đăng tải ở trang Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc Gia –NCBI cho kết quả tất cả các bệnh nhân có bệnh lý tiềm ẩn về tóc hoặc móng kém phát triển đều cho thấy bằng chứng về sự cải thiện lâm sàng sau khi được cung cấp biotin.
Thời gian cải thiện cũng như liều lượng sử dụng khác nhau đối với từng trường hợp:
Đối với những bệnh nhân bị thiếu hụt enzym di truyền, nên bổ sung liều lượng lớn hơn biotin, từ 10.000 đến 30.000 μg/ngày.
Những người mắc hội chứng móng dễ gãy và các bệnh lý về tóc tiềm ẩn khác, chẳng hạn như hội chứng tóc không kết hợp, cần bổ sung biotin liều thấp hơn nhiều, từ 300 đến 3.000 μg/ngày.
Ở những người bình thường, khỏe mạnh nghiên cứu về việc bổ sung biotin còn hạn chế. Chỉ có 1 trường hợp trong tài liệu đánh giá mức độ biotin ở những người bình thường có vấn đề về rụng tóc.
Trong nghiên cứu với 541 phụ nữ (độ tuổi từ 9 đến 92 tuổi) về việc sử dụng biotin để ngăn rụng tóc: Trong số những phụ nữ đó, 11% có tiền sử bệnh (sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống động kinh, isotretinoin hoặc bệnh GI) là những lý do cho sự thiếu hụt cơ bản và 35% mắc bệnh viêm da tiết bã đồng thời, cho thấy nguyên nhân của yếu tố rụng tóc. Ngoài ra, các nghiên cứu trong ống nghiệm đã chỉ ra rằng sự tăng sinh và biệt hóa của các tế bào sừng nang lông bình thường, không do bệnh lý không bị ảnh hưởng bởi biotin.
Kết luận về sử dụng biotin cho bệnh nhân bị rụng tóc
Tìm hiểu thêm: 9 tác dụng phụ của thuốc huyết áp thường gặp bạn cần lưu ý
>>>>>Xem thêm: 9 dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu cần chú ý
Biotin là một yếu tố cần thiết cho các enzym carboxylase trở nên hoạt hóa khi chúng được liên kết với nhau bởi holocarboxylase synthase, các phức hợp enzym này tham gia vào nhiều quá trình trao đổi chất bao gồm quá trình tạo gluconeogenesis, tổng hợp axit béo và dị hóa axit amin. Điều này cho thấy biotin có tham gia vào quá trình tổng hợp protein, trong đó có keratin – một loại protein có trong tóc và móng. Đây là nguyên nhân giải thích cho tác dụng ngăn ngừa rụng tóc và giúp tóc, móng khỏe mạnh của biotin.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng rụng tóc có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm:
– Rụng tóc do di truyền nội tiết tố nữ
-Thiếu hụt các chất dinh dưỡng khác (ví dụ: thiếu sắt)
– Rối loạn nội tiết (ví dụ: rối loạn tuyến giáp).
Việc điều trị biotin bằng đường uống cho bệnh nhân khi chưa xác định rõ nguyên nhân có thể bỏ qua hoặc trì hoãn việc điều trị rụng tóc do những nguyên nhân khác gây ra. Vậy nên bệnh nhân cần thăm khám lâm sàng về các yếu tố nguy cơ thiếu hụt biotin (bệnh đường tiêu hóa, dùng thuốc có isotretinoin, kháng sinh, hoặc thuốc chống động kinh) và các triệu chứng liên quan (viêm da tiết bã nhờn, các triệu chứng thần kinh) để biết được tình trạng cụ thể.
Nếu có triệu chứng nghi ngờ thiếu hụt biotin cần xác định mức biotin huyết thanh, thiếu hụt biotin được xác định khi mức biotin nhỏ hơn 100ng/L.
Cung cấp biotin qua chế độ ăn uống có thể đáp ứng đủ nhu cầu biotin hàng ngày. Những thực phẩm giàu biotin bao gồm gan, các loại hạt, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt và lòng đỏ trứng… có thể đảm bảo chế độ ăn đáp ứng đủ nhu cầu biotin của cơ thể.
Qua những nghiên cứu trên có thể kết luận rằng biotin có tác dụng ngăn rụng tóc đối với những bệnh nhân có thiếu hụt biotin. Tác dụng của biotin đối với những bệnh nhân bị rụng tóc không do thiếu hụt biotin chưa được chứng thực, cần tìm nguyên nhân rụng tóc cụ thể để điều trị.
Hi vọng qua bài viết giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về tác dụng ngăn rụng tóc của biotin và xem xét được phương pháp chữa rụng tóc bằng biotin phù hợp với bản thân hay không.
Nguồn: Pubmed, NCBI
Có thể bạn quan tâm:
>>>> Tìm hiểu về biotin và lợi ích sức khỏe từ biotin
>>>> Cách dùng, liều dùng biotin hợp lý, an toàn, hiệu quả