Vitamin B1 là dưỡng chất mà cơ thể không tự sản sinh ra được, phải cần bổ sung từ bên ngoài như thức ăn, thuốc hoặc thực phẩm chức năng. Nhưng cách dễ nhất và phổ biến để có thể bổ sung vitamin B1 là từ chế độ ăn uống hàng ngày. Vậy vitamin B1 có trong thực phẩm nào?
Bạn đang đọc: Vitamin B1 có trong thực phẩm nào? Top 10 thực phẩm giàu vitamin B1
Vitamin B1 tan trong nước
Contents
- 1 Công dụng của vitamin B1
- 1.1 Điều trị bệnh Beriberi
- 1.2 Hỗ trợ điều trị hội chứng Wernicke – Korsakoff
- 1.3 Tăng cường sản xuất năng lượng
- 1.4 Giảm nhẹ triệu chứng của nhiễm trùng huyết
- 1.5 Giúp chống trầm cảm
- 1.6 Hỗ trợ bệnh tiểu đường
- 1.7 Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
- 1.8 Cải thiện trí nhớ
- 1.9 Giảm nguy cơ đục thủy tinh thể
- 1.10 Ngăn ngừa tổn thương thần kinh
- 1.11 Cải thiện tinh thần
- 2 Các loại thực phẩm giàu vitamin B1
Công dụng của vitamin B1
Điều trị bệnh Beriberi
Bệnh Beriberi gây ra bởi tình trạng thiếu hụt vitamin B1 do chế độ ăn hằng ngày cung cấp không đủ. Người bệnh có các biểu hiện của tình trạng thiếu thiamin như:
- Ngứa hoặc cảm giác tê bì, nóng rát tay chân.
- Lú lẫn, hay quên.
- Chứng rung giật nhãn cầu (Chuyển động mắt không kiểm soát).
Vì vậy bạn nên tăng cường bổ sung vitamin B1 qua chế độ ăn uống hàng ngày giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh Beriberi.[2]
Người thiếu vitamin B1 có biểu hiện ngứa rát hoặc tê bì tay chân
Hỗ trợ điều trị hội chứng Wernicke – Korsakoff
Hội chứng Wernicke – Korsakoff là tình trạng thiếu hụt vitamin B1 gây tổn thương thần kinh và suy giảm chức năng não bộ. Bệnh thường gặp ở người lạm dụng rượu, nghiện rượu khiến giảm hấp thu thiamin tại ruột. Hội chứng gồm 2 nhóm triệu chứng:
- Bệnh Wernicke với các tổn thương thần kinh trung ương và ngoại biên: Người bệnh lú lẫn, đi loạng choạng, khó giữ thăng bằng, nhìn mờ… Các triệu chứng này có thể cải thiện khi dùng vitamin B1 liều cao điều trị.
- Hội chứng Korsakoff đặc trưng bởi vấn đề về trí nhớ: Đây thường là giai đoạn sau của hội chứng Wernicke. Thiamin liều cao cũng hiếm khi cải thiện tình trạng mất trí nhớ.
Người nghiện rượu có nguy cơ cao bị thiếu vitamin B1
Tăng cường sản xuất năng lượng
Vitamin B1 có tác dụng kích hoạt và hỗ trợ các enzyme trong chu trình chuyển hóa đường thành năng lượng cho cơ thể hoạt động. Do đó, sử dụng thiamin có tác dụng tăng cường chuyển hóa và sản xuất năng lượng.[3]
Vitamin B1 hỗ trợ các enzyme chuyển hóa đường thành năng lượng
Giảm nhẹ triệu chứng của nhiễm trùng huyết
Nhiễm trùng huyết là một loạt các phản ứng quá mức của cơ thể trước tác nhân vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào máu. Việc sử dụng vitamin B1 giúp hỗ trợ hệ miễn dịch của cơ thể, giảm tình trạng đáp ứng viêm quá mức và giảm nhẹ triệu chứng nhiễm trùng.
Vitamin B1 giúp hỗ trợ hệ miễn dịch của cơ thể
Giúp chống trầm cảm
Thiamin được coi như một vitamin “chống căng thẳng”, giúp ổn định chức năng thần kinh, điều hòa chuyển hóa năng lượng cho cơ thể. Do đó, người thiếu hụt vitamin B1 thường cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng và dễ mắc bệnh trầm cảm.
Người thiếu hụt vitamin B1 có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm
Hỗ trợ bệnh tiểu đường
Vitamin B1 có tác dụng hỗ trợ kiểm soát đường máu ở những người mắc bệnh tiểu đường. Nghiên cứu của Manuel trên 24 bệnh nhân đái tháo đường loại 2 chưa dùng thuốc đã chỉ ra rằng dùng vitamin B1 trong 1 tháng giúp giảm nồng độ glucose trong máu.[4]
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Cơ tim hoạt động co bóp nhịp nhàng nhờ hệ thống thần kinh dẫn truyền xung động. Thiếu hụt vitamin B1 khiến sự dẫn truyền này không được đảm bảo, dẫn đến tim co bóp không ổn định. Ngoài ra, thiamin còn đóng vai trò quan trọng trong sản xuất acetylcholin – chất dẫn truyền thần kinh quan trọng của cơ thể.
Vitamin B1 giúp ổn định dẫn truyền co bóp cơ tim
Cải thiện trí nhớ
Vitamin B1 giúp ổn định tinh thần, giảm căng thẳng, giữ tỉnh táo và tăng khả năng ghi nhớ. Việc cung cấp đầy đủ thiamin cải thiện trí nhớ, đặc biệt ở những người phải làm việc với cường độ cao, liên tục.
Vitamin B1 giúp giữ tỉnh táo và tăng khả năng ghi nhớ
Giảm nguy cơ đục thủy tinh thể
Người có chế độ ăn đa dạng, cung cấp đầy đủ các nhóm vitamin trong đó có vitamin B1 có ít nguy cơ bị đục thủy tinh thể do viatmin B1 giúp bảo vệ dây thần kinh mắt, chống mỏi mắt. Ngoài ra, Vitamin B1 còn có tác dụng ổn định đường máu, giảm nguy cơ mắc biến chứng mắt trong bệnh tiểu đường.
Người không được cung cấp đầy đủ vitamin B1 có nguy cơ bị đục thủy tinh thể
Ngăn ngừa tổn thương thần kinh
Thiamin có khả năng ổn định dẫn truyền thần kinh và hỗ trợ chức năng não bộ. Bổ sung đầy đủ vitamin B1 giúp ngăn quá trình thoái hóa tế bào thần kinh, từ đó cải thiện triệu chứng sa sút trí tuệ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer ở tuổi già.
Thiamin có khả năng ổn định dẫn truyền thần kinh
Cải thiện tinh thần
Nhờ những tác động tích cực lên não bộ, vitamin B1 được xem như “vitamin tinh thần”, giúp chống lại tình trạng căng thẳng thần kinh và giảm stress. Do đó, bạn nên bổ sung đầy đủ vitamin B1, đặc biệt nếu bạn phải làm việc trong môi trường căng thẳng, áp lực.
Tìm hiểu thêm: 12 tác dụng của việt quất bạn không nên bỏ qua
Vitamin B1 có khả năng chống căng thẳng và giảm stress
Các loại thực phẩm giàu vitamin B1
Ngũ cốc
Ngũ cốc là thực phẩm có chứa hàm lượng vitamin B1 cao. Mỗi loại hạt khác nhau cung cấp hàm lượng thiamin khác nhau. Một số loại ngũ cốc cung cấp vitamin B1 như:
- Gạo: Cơm là món không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của người châu Á. Các loại gạo chứa nhiều protein, chất xơ và carbohydrate, là nguồn năng lượng chính cho cơ thể hoạt động. Gạo còn cung cấp lượng lớn vitamin B1 và khoáng chất. Nửa chén cơm có thể cung cấp 1,4mg vitamin B1, tương đương 117% DV. Tuy nhiên, cần chú ý không nên xay xát gạo quá kỹ vì các vitamin nhóm B có nhiều ở lớp vỏ ngoài ngay sát hạt gạo (lớp vỏ cám) gây mất đi lượng vitamin B cần thiết cho cơ thể.
- Hạt lanh: Loại hạt có giá trị dinh dưỡng cao, giàu omega-3, chất xơ, vitamin B1 và chất khoáng. Mỗi 100g hạt lanh cung cấp 1,6mg vitamin B1, tương đương 137% DV.
- Đậu phộng: Rất giàu chất béo như acid oleic và acid linoleic. Ngoài ra, loại thực phẩm này còn cung cấp protein, chất xơ, vitamin B1 và khoáng chất như magie, kẽm, sắt… Mỗi 100g đậu phộng cung cấp 0,6mg vitamin B1, tương đương 53% DV.
- Đậu Hà lan: Loại đậu có nhiều protein, chất xơ và carbohydrate. Chúng còn giàu vitamin như vitamin A, vitamin C, vitamin K, vitamin B1 và khoáng chất. Mỗi 100g đậu Hà lan cung cấp 0,3mg vitamin B1, tương đương 22% DV.
Ngũ cốc là loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B1
Thịt heo
Thịt heo là một thực phẩm phổ biến trong bữa ăn hằng ngày của nhiều gia đình. Thịt heo chứa nhiều protein và chất béo. Ngoài ra, thịt heo còn có vitamin A, D và các khoáng chất như kali, canxi, sắt. Và còn là thực phẩm chứa nhiều vitamin B1.
Mỗi 100g thịt heo chứa 0,7mg vitamin B1, tương đương 56% DV.
100 gram thịt heo cung cấp 0,7 mg vitamin B1
Bánh mì
Bánh mì được làm từ lúa mạch đen giàu dinh dưỡng hơn bánh làm từ bột mì trắng thông thường.
100g bánh mỳ sẽ cung cấp 0,434mg thiamin, tương đương 36% DV.
100 g bánh mỳ lúa mạch cung cấp 0,434 mg thiamin
Cá hồi
Cá hồi là một thực phẩm phổ biến được nhiều người ưa chuộng. Trong cá hồi chứa nhiều omega-3 giúp cải thiện chức năng của tim mạch. Bên cạnh đó, cá hồi còn giàu vitamin B như vitamin B1 và khoáng chất như kali, magie, kẽm,…
Mỗi 100g cá hồi chứa 0,3mg vitamin B1, tương đương 28% DV.
Cá hồi giàu omega-3 và vitamin B6
Con trai
Trai là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của chúng ta. Trong trai chứa nhiều protein, sắt, kẽm, vitamin B12, vitamin B1, vitamin A. Mỗi 100g trai sông cung cấp 0,3mg vitamin B1, tương đương 25% DV.
Con trai có chứa nhiều chất dinh dưỡng, giàu protein và chất khoáng
Đậu hũ
Đậu phụ là một thực phẩm bình dân được chế biến từ đậu nành và đem lại giá trị dinh dưỡng cao. Trong đậu phụ có chứa protein, chất béo và carbohydrate. Bên cạnh đó, thành phần của đậu hũ còn có chất xơ, vitamin C, vitamin B1 và canxi, sắt, kẽm, kali… Mỗi 100g đậu phụ cung cấp 0,2mg vitamin B1, tương đương 13% DV.
100 g đậu hũ chứa 0,2 mg thiamin
Gạo lứt
Gạo lứt là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, chưa được xay xát để bỏ lớp cám gạo. Đây là loại gạo rất giàu dinh dưỡng đặc biệt là các vitamin E, vitamin B1 và nguyên tố vi lượng như magie, sắt, kẽm. 100g gạo lứt cung cấp 0,2mg vitamin B1, tương đương 15% DV nhiều hơn so với hàm lượng vitamin B1 trong 100g gạo tẻ giã chỉ có 0,12 mg vitamin B1
Gạo lứt còn giữ được lớp cám bên ngoài nên chứa nhiều dinh dưỡng tốt
Măng tây
Măng tây là một loại rau có giá trị dinh dưỡng cao và có tác động lên nhiều cơ quan trên cơ thể như tim mạch, tiêu hóa hay hệ miễn dịch… Trong măng tây chứa nhiều chất xơ, protein, vitamin K, vitamin C, vitamin B1 và khoáng chất. Mỗi 100g măng tây cung cấp 0,2mg vitamin B1, tương đương 14% DV.
100g măng tây cung cấp 0,2 mg vitamin B1
Sữa chua
Sữa chua là món phổ biến, dễ ăn, phù hợp cho mọi lứa tuổi. Trong sữa chua có nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa và nhiều vitamin. Một hũ sữa chua cung cấp 0,1mg vitamin B1, tương đương 8% DV.
>>>>>Xem thêm: Những thực phẩm nên ăn khi bị cảm lạnh
Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn và vitamin
Hy vọng bài viết trên giúp bạn hiểu rõ hơn về những lợi ích tuyệt vời và top 10 thực phẩm giàu vitamin B1. Bạn nên chú ý bổ sung đầy đủ vitamin B1 thông qua chế độ ăn hằng ngày. Hãy chia sẻ bài viết trên đến mọi người xung quanh bạn nhé!