Tình trạng khô mũi thường xảy ra khi thời tiết thay đổi, môi trường có độ ẩm quá thấp,… khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Khô mũi chỉ là một triệu chứng có thể khắc phục bằng một số phương pháp tại nhà. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu khi bị khô mũi nên làm thế nào qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Bị khô mũi làm thế nào? 5 cách trị khô mũi tại nhà đơn giản, an toàn
Contents
Bôi dầu khoáng
Dầu khoáng có các đặc điểm như không màu, không mùi, không chứa độc tố và khó bị oxy hóa. Ngoài ra, dầu khoáng có khả năng khóa ẩm cho làn da, niêm mạc giúp cung cấp độ ẩm và tạo hàng rào bảo vệ trước tác nhân gây hại như khói bụi, ô nhiễm,…
Vì vậy, dầu khoáng an toàn khi sử dụng với một lượng vừa đủ cho người bị khô mũi.
Cách thực hiện: Bôi một lượng vừa đủ dầu khoáng vào niêm mạc mũi sẽ đem lại hiệu quả khả quan.
Dùng máy tạo độ ẩm
Một trong những nguyên nhân gây tình trạng khô mũi đó là độ ẩm không khí quá thấp. Dùng máy tạo độ ẩm để điều chỉnh lại độ ẩm của môi trường xung quanh là phương pháp vô cùng thiết thực. Môi trường có độ ẩm vừa phải sẽ giúp giữ ẩm cho niêm mạc mũi, giảm nghẹt mũi, thông thoáng đường hô hấp.
Tuy nhiên, nếu độ ẩm không khí quá cao sẽ tăng nguy cơ xuất hiện các vi khuẩn vi nấm gây hại cho sức khỏe. Do đó cần điều chỉnh độ ẩm ở mức thích hợp và độ ẩm lý tưởng là khoảng 50 – 60%. Bạn cần lưu ý vệ sinh máy tạo độ ẩm thường xuyên để máy hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn vi nấm gây hại cho sức khỏe con người.
Xịt mũi với nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý có công dụng làm sạch nhẹ nhàng, rửa trôi các bụi mịn, bã nhờn làm cho thông thoáng đường thở, giữ ẩm niêm mạc mũi.
Cách sử dụng bình xịt mũi như sau:
- Vệ sinh mũi sạch sẽ trước khi dùng bình xịt.
- Mở nắp bình xịt, sau đó xịt 1 lần ra ngoài để loại bỏ bụi bẩn ở đầu vòi xịt.
- Thở ra từ từ sau đó nghiêng đầu ra phía sau, đưa vòi xịt vào một bên mũi.
- Nhấn vòi xịt đồng thời hít vào thật sâu và nhẹ nhàng.
- Lặp lại các bước tương tự với bên còn lại.
- Cố gắng không hắt hơi hay xì mũi ngay sau khi xịt.
Thực hiện đều đặn, 3 – 4 lần/ngày để mang lại hiệu quả tốt hơn.
Nước muối sinh lý giúp làm sạch niêm mạc mũi
Lau mũi bằng khăn ẩm
Khi mũi đang bị khô, dùng khăn ẩm vừa làm sạch niêm mạc trong mũi, vừa bổ sung độ ẩm cho mũi. Nếu sử dụng nước ấm để lau mũi sẽ làm giãn nở các mạch máu quanh mũi giúp lưu thông máu tốt, hô hấp dễ dàng hơn. Tuy nhiên cách này mang lại hiệu quả ngắn hơn so với các phương pháp dùng nước muối sinh lý hay dùng máy tạo độ ẩm.
Tìm hiểu thêm: Ăn tỏi nhiều có sao không? 8 tác hại của tỏi bạn không nên xem thường
Dùng khăn ẩm vệ sinh vùng mũi và xung quanh
Xông hơi
Xông hơi cũng là một biện pháp cải thiện tình trạng mũi khô hiệu quả. Ngoài ra xông hơi còn hỗ trợ lưu thông máu, cải thiện sức khỏe.
Cách thực hiện:
- Sử dụng một bát nước nóng, lấy một cái khăn to trùm lên đầu.
- Đưa mặt lại gần cách bát nước nóng khoảng 20 – 30cm.
- Thực hiện xông trong khoảng 15 – 20 phút.
Bạn cũng có thể tắm xông hơi để đem lại sự thoải mái cho cả cơ thể. Cũng có thể thêm một số loại tinh dầu như tinh dầu bạc hà, tinh dầu hạnh nhân,… sẽ tăng thêm hiệu quả cho phương pháp này.
Khi nào cần đi gặp bác sĩ
Khô mũi chỉ là một triệu chứng chứ không phải là một bệnh lý. Tuy nhiên nếu khô mũi kéo dài hoặc hết hợp thêm một số triệu chứng khác thì bạn cần đến gặp bác sĩ ngay.
Dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Thông thường, người bị khô mũi sẽ có các biểu hiện như nghẹt mũi, chảy nước mũi. Vì tai mũi họng có liên quan mật thiết với nhau nên có thể kèm theo triệu chứng đau họng, đau tai, khô miệng, chảy máu mũi,…
Khô mũi còn là dấu hiệu của một vài bệnh hiếm gặp như:
- Hội chứng Sjogren: Đây là hội chứng rối loạn miễn dịch ảnh hưởng đến các tuyến tiết trên cơ thể như tuyến nước bọt, tuyến lệ vì thế gây ra tình trạng khô họng, khô mắt.
- Viêm teo mũi: Biểu hiện niêm mạc mũi co lại và dày hơn làm cho đường mũi khô lại.
Khi thấy tình trạng khô mũi trở nên nghiêm trọng hơn, hay liên hệ với các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh gặp phải các biến chứng nặng nề.
Khô mũi có thể có triệu chứng chảy máu cam
Các bệnh viện có chuyên khoa tai mũi họng uy tín
- Tại TP HCM: Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM, bệnh viện Đại học Y Dược 1,…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh viện Bạch Mai,…
>>>>>Xem thêm: Hạt điều có tác dụng gì? 18 tác dụng của hạt điều và các lưu ý khi ăn
Thăm khám mũi tại các bệnh viện
Bài viết đã cung cấp thêm thông tin về các phương pháp chữa khô mũi tại nhà. Hãy chia sẻ bài viết này tới người thân và bạn bè nếu bạn cảm thấy nó hữu ích nhé!
Nguồn: Medical News Today, Healthline