Phần lớn mọi người đều biết việc bôi kem chống nắng hàng ngày quan trọng như thế nào. Nhưng về tần suất và cách bôi lại kem chống nắng, nhiều người trong chúng ta vẫn chưa thật sự biết rõ. Vì vậy, hãy cùng Kenshin tìm hiểu cách bôi lại kem chống nắng hiệu quả nhé!
Bạn đang đọc: Cách bôi lại kem chống nắng đúng cách bạn không nên bỏ qua
Contents
Vì sao cần bôi lại kem chống nắng?
Các bức xạ cực tím như UVA, UVB từ ánh sáng mặt trời, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều hay ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử là các tác nhân gây hại cho da.
Việc bôi lại kem chống nắng là điều cực kỳ quan trọng để tiếp tục bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại. Nhưng nếu không bôi lại kem đúng cách, bạn có thể bị cháy nắng, sạm da, tổn thương da, lão hóa sớm và tăng nguy cơ ung thư da.
Ngay cả trong những ngày nhiều mây, tia cực tím vẫn có thể xuyên qua các đám mây và tác động vào da của bạn.[1]
Chúng ta nên bôi lại kem chống nắng sau mỗi 2-3 giờ khi ra ngoài hoặc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Kem chống nắng cần được bôi lại thường xuyên hơn sau khi chúng ta hoạt động mạnh. Bởi vì, kem chống nắng có thể bị trôi khi chúng ta bơi lội, quấn khăn, đổ mồ hôi hoặc cọ xát quá nhiều.[2]
Quy trình bôi lại kem chống nắng đúng cách
Lượng kem chống nắng được khuyến nghị để thoa lên mặt là 2 mg kem chống nắng trên mỗi centimet vuông da. Đó là khoảng một lượng nhỏ bằng nửa thìa cà phê hoặc có thể ước tính lượng kem dài khoảng hai ngón tay.
Đối với vùng da cơ thể, bôi kem chống nắng cho tất cả vùng da không được che phủ như: cổ, mặt, tai, đỉnh bàn chân và cẳng chân. Đối với những vùng khó tiếp cận như lưng, hãy nhờ người khác giúp bạn hoặc sử dụng kem chống nắng dạng xịt.
Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều có hình dạng và kích thước cơ thể khác nhau với diện tích bề mặt da khác nhau. Do đó, các bạn hãy cứ thoải mái sử dụng lượng kem chống nắng dựa trên nhu cầu của da mình.[3]
Ngoài ra, nếu bạn có mái tóc mỏng, hãy thoa kem chống nắng cho da đầu hoặc đội mũ vành rộng. Để bảo vệ môi, hãy thoa son dưỡng môi có chỉ số SPF ít nhất là 15.[4]
Khi không trang điểm
Bắt đầu bằng việc bôi kem chống nắng vào giữa khuôn mặt và thoa dần ra chân tóc để đảm bảo tất cả các vùng da đều được che phủ. Đối với kem chống nắng dạng xịt, bạn nên xịt cho đến khi da của mình sáng lên và thoa đều để đảm bảo độ che phủ.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý liều lượng vì khi sử dụng kem chống nắng dạng xịt thì khó xác định lượng sản phẩm che phủ đã đủ hay chưa.[5]
Tìm hiểu thêm: Những thực phẩm giàu chất sắt cho người thiếu máu
Khi có trang điểm
Nếu bạn thấy mình phải tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời thì đây là một số cách giúp bạn bôi lại kem chống nắng khi có lớp trang điểm:
- Dùng phấn phủ có SPF 30+: Nhẹ nhàng đánh một lớp phấn phủ lên lớp trang điểm của bạn để tăng cường khả năng bảo vệ da phổ rộng. Phấn phủ có SPF tạo nên một lớp chống nắng mỏng nhẹ, mờ trên da.
- Sử dụng kem chống nắng dạng xịt: Xịt nhanh một lớp chống nắng là một lựa chọn tuyệt vời để bảo vệ da mà không làm ảnh hưởng đến lớp trang điểm của bạn. Bạn cần đảm bảo rằng sản phẩm chống nắng được xịt đều khắp bề mặt da để tăng khả năng bảo vệ da khỏi tia UV.
- Bôi lại kem chống nắng bằng bông mút trang điểm: Sử dụng bông mút sạch để bôi lại kem chống nắng hoặc kem dưỡng ẩm có SPF 30+ cho da mặt. Chấm lên mặt và dùng bông mút ấn kem chống nắng lên da chứ không phải tán kem ra, để tránh làm lem lớp trang điểm trên mặt.
Một số lưu ý khi dùng và bôi lại kem chống nắng:
- Nên bôi lại kem chống nắng sau mỗi 2-3 giờ, bôi lại sớm hơn sau khi hoạt động mạnh như bơi lội, đổ mồ hôi nhiều.
- Khi bôi lại kem chống nắng, hãy đảm bảo rằng bạn bôi đủ lượng kem để đạt được hiệu quả chống nắng toàn diện cho da.
- Bôi kem chống nắng cho tất cả các vùng da trần không được che phủ.
>>>>>Xem thêm: Hãng sản xuất UAB Aconitum của nước nào? Chất lượng có tốt không?
Trên đây là thông tin giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về việc bôi lại kem chống nắng nhằm bảo vệ da trước các tác nhân gây hại trong suốt cả ngày. Vì vậy, nếu bạn thấy bài viết trên bổ ích thì hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân nhé!
Nguồn: PubMed, aad.org, fda.gov