Các tác dụng của phương pháp châm cứu trong chữa bệnh

Rate this post

Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, tác dụng của phương pháp châm cứu được sử dụng khá phổ biến để có thể giảm những cơn đau và giúp phục hồi các chức năng trong cơ thể,…Click xem ngay bài viết dưới đây của Kenshin về các công dụng thần kỳ của châm cứu.

Bạn đang đọc: Các tác dụng của phương pháp châm cứu trong chữa bệnh

Phương pháp châm cứu là gì?

Châm cứu là một phương pháp trị liệu đã được sử dụng từ rất lâu trong y học cổ truyền và được thực hiện bằng cách đưa kim châm cứu đã tiệt trùng vào huyệt đạo trên cơ thể.

Kích thích vật lý khi đâm kim lên các huyệt đạo có thể tác động đến các thần kinh cảm giác mang lại tác dụng giảm đau và giúp lưu lượng máu lưu thông trơn tru hơn trong cơ thể.

Các tác dụng của phương pháp châm cứu trong chữa bệnh

Các tác dụng tuyệt vời của phương pháp châm cứu

Điều trị viêm khớp/ thoái hóa khớp

Viêm khớp, thoái hóa khớp khiến bạn luôn phải gắn liền với những triệu chứng viêm, đau và sưng khớp.

Một nghiên cứu cho thấy châm cứu có khả năng giúp chống oxy hóa, cải thiện lưu thông máu, ức chế phản ứng viêm dựa vào việc điều chỉnh mức độ interleukin và cytokine để giảm phản ứng quá mức của hệ miễn dịch gây viêm. Từ đó châm cứu có thể điều trị viêm khớp, thoái hóa khớp.[1]

Các tác dụng của phương pháp châm cứu trong chữa bệnh

Trị các chứng đau mạn tính: đau vai gáy, đau lưng, gối

Châm cứu có thể kích thích giải phóng endorphin – một chất giúp giảm đau tự nhiên của cơ thể có thể giúp giảm cơn đau dữ dội và phục hồi chức năng của cơ thể hoạt động trở lại tốt hơn ngay sau khi điều trị. Từ đó châm cứu có thể giúp giảm cơn đau mãn tính.[2]

Các tác dụng của phương pháp châm cứu trong chữa bệnh

Trị mất ngủ

Mất ngủ gây mệt mỏi, khó tập trung và dễ cáu gắt bên cạnh các phương pháp điều trị mất ngủ thì châm cứu cũng là một liệu pháp tuyệt vời.

Bằng cách làm dịu hệ thần kinh, cải thiện lưu thông máu, giảm bớt căng thẳng mà châm cứu có thể mang lại một giấc ngủ ngon cho người bệnh.[3]

Các tác dụng của phương pháp châm cứu trong chữa bệnh

Trị tăng huyết áp

Trong y học cổ truyền, châm cứu kích vào các huyệt đạo trên cơ thể cải thiện lưu thông máu và điều hòa khí huyết nuôi dưỡng cơ thể, từ đó có thể giúp cải thiện huyết áp tăng cao.

Tìm hiểu thêm: 15 tác dụng của Omega 3 đối với nam giới bạn không nên bỏ qua

Các tác dụng của phương pháp châm cứu trong chữa bệnh

Điều trị chứng đau bụng kinh ở phụ nữ và đặc biệt hội chứng tiền kinh nguyệt

Nhờ vào cơ chế giải phóng endorphin giúp giảm đau không dùng thuốc của châm cứu có thể giúp giảm cơn đau của chị em những ngày “đèn đỏ”.

Các tác dụng của phương pháp châm cứu trong chữa bệnh

Trị đau nửa đầu migraine

Theo một nghiên cứu, châm cứu ít nhất sáu lần có thể giúp điều trị những cơn đau đầu do căng thẳng, áp lực và stress với tần suất thường xuyên.[4]

Các tác dụng của phương pháp châm cứu trong chữa bệnh

Điều trị liệt mặt do liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên

Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên do những tổn thương dây thần kinh số VII dẫn đến tình trạng các cơ ở mặt bị giảm hoặc nặng hơn là mất khả năng vận động.

Bên cạnh những phương pháp giúp điều trị hữu hiệu thì châm cứu luôn là liệu pháp có thể điều trị liệt mặt hiệu quả an toàn và đạt kết quả tốt.

Các tác dụng của phương pháp châm cứu trong chữa bệnh

Một số tác dụng khác

Bên cạnh các tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, châm cứu còn có tác dụng tuyệt vời trong thẩm mỹ. Châm cứu có thể giúp chống lão hóa, làm trẻ hóa da nhờ tác dụng kích thích sản xuất collagen, tăng cường sự đàn hồi của da, làm săn chắc da ở các vùng dễ xuất hiện chảy xệ.

Một nghiên cứu cho thấy châm cứu còn có thể hỗ trợ giảm các triệu chứng ở đường tiêu hóa chứng như, táo bón và viêm loét dạ dày, ợ nóng, viêm loét đại tràng,..[5][6]

Các tác dụng của phương pháp châm cứu trong chữa bệnh

>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Il Yang Pharm của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật

Châm cứu mang lại những tác dụng tuyệt vời trong điều trị bệnh, tuy nhiên bạn không thể tự thực hiện châm cứu mà nên có sự thảo luận với bác sĩ. Để lại bình luận bên dưới chia sẻ thêm về những điều bạn biết hoặc thắc mắc nhé!

Nguồn: Clevelandclinic, Verywellhealth, Healthline

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *