Đục thủy tinh thể có thể chữa bằng nhiều phương pháp. Tuy nhiên tùy vào tình trạng bệnh mà có cách điều trị phù hợp và hiệu quả.
Bạn đang đọc: Các phương pháp điều trị đục thủy tinh thể ở mắt
Contents
Thuốc mới điều trị đục thủy tinh thể
Các nhà khoa học trên thế giới hiện đang nghiên cứu về một loại thuốc nhỏ mắt điều trị đục thủy tinh thể có tên là Lanosterol. Thí nghiệm thuốc trên thỏ và chó, họ nhận thấy thuốc làm giảm đáng kể các mảng đục trên thủy tinh thể.
Tuy vậy, Lanosterol vẫn chỉ đang trong giai đoạn nghiên cứu trên người và chưa đưa vào sử dụng rộng rãi. Trong tương lai, có thể đây sẽ là liệu pháp điều trị đục thủy tinh thể hiệu quả mà không cần phẫu thuật.
Lối sống khoa học cho người bệnh đục thủy tinh thể
Theo các bác sĩ chuyên khoa, cách tốt nhất để phòng bệnh và ngăn đục thủy tinh thể phát triển đó chính là áp dụng một lối sống khoa học cho mắt. Bạn hãy thực hiện với những lời khuyên sau đây:
– Tránh để mắt tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời: đeo kính râm, đội mũ rộng vành khi ra ngoài trời nắng.
– Sử dụng thực phẩm tốt cho mắt: Bao gồm các thực phẩm giàu Vitamin A, C, E, Lutein, Zeaxanthin,.. Các dưỡng chất này có trong các loại rau có màu xanh đậm, cá biển, trứng, trái cây có màu cam đỏ (cà chua, ớt, gấc, đu đủ…)
– Duy trì khám mắt định kỳ từ 1 – 2 lần/năm.
– Bỏ hẳn thuốc lá để loại bỏ tác hại từ khói thuốc.
– Điều trị tích cực các bệnh mạn tính: Đặc biệt là các bệnh lý có liên quan mật thiết đến bệnh đục thủy tinh thể như tiểu đường, cường giáp, tăng huyết áp…
Dùng sản phẩm hỗ trợ trị đục thủy tinh thể
Bảo vệ mắt khỏi căn bệnh này bằng cách ăn uống chứa nhiều chất chống oxy hóa là chưa đủ. Chính vì vậy, các bác sĩ khoa mắt cũng đưa ra khuyến cáo: người bệnh đục thủy tinh thể nên sử dụng thêm những sản phẩm hỗ trợ có bổ sung các chất chống oxy hóa mạnh như Alpha lipoic acid, kết hợp với kẽm mỗi ngày để ngăn ngừa và làm chậm tiến triển của bệnh.
Phẫu thuật điều trị đục thủy tinh thể
Điều trị đục thủy tinh thể bằng phẫu thuật với 2 phương pháp cụ thể sau:
Phương pháp mổ Phaco
Bác sỹ sẽ dùng dao rạch một vết nhỏ ở rìa ngoài giác mạc. Sau đó dùng năng lượng siêu âm chia nhỏ thủy tinh thể bị đục và hút bỏ ra ngoài. Cuối cùng, thủy tinh thể nhân tạo sẽ được đặt vào thay thế.
Ưu điểm
– Vết mổ bé, không cần khâu
– Thủ tục đơn giản
– Chi phí có chia ra nhiều mức phù hợp theo từng điều kiện kinh tế người bệnh (từ 5 đến 20 triệu đồng)
– Được phổ biến rộng rãi, có thể thực hiện tại bệnh viện tuyến huyện
Tìm hiểu thêm: 8 triệu chứng viêm xoang giúp bạn nhận biết bệnh nhanh chóng
Nhược điểm
– Không thích hợp với những trường hợp mắc bệnh nặng, thủy tinh thể bị xơ cứng nhiều
– Vết mổ thực hiện bằng dao nên vẫn có nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu
Phương pháp mổ bằng Lazer
Thay vì dùng dao thì cách phẫu thuật này sẽ dùng Lazer để rạch một đường thật chính xác trên giác mạc.
Ưu điểm
– Áp dụng cho cả người bệnh đục thủy tinh thể nặng, không thể can thiệp bằng phương pháp Phaco
– Tạo vết mổ chính xác, vì vậy nguy cơ nhiễm trùng thấp hơn
– Khắc phục được tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị…) nếu có ở người bệnh đục thủy tinh thể.
>>>>>Xem thêm: 3 tác hại của whey protein khi dùng quá nhiều có thể bạn chưa biết
Nhược điểm
– Vết mổ để lại lớn hơn phương pháp Phaco
– Cần yêu cầu bác sỹ có tay nghề cao, thiết bị hiện đại
– Chi phí cao (từ 60 đến 100 triệu đồng)
– Chưa phổ biến ở các bệnh viện tuyến dưới
Lựa chọn phương pháp điều trị đục thủy tinh thể nào còn phụ thuộc rất nhiều vào mức độ bệnh cũng như lứa tuổi bệnh nhân. Vì vậy, bạn cần đi khám sớm để được bác sỹ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất, nhằm phòng tránh nguy cơ đánh mất thị lực vĩnh viễn.
Nguồn: thoaihoadiemvang.vn