Các dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng và quá trình chẩn đoán

Rate this post

Nhiễm ký sinh trùng rất thường gặp ở những quốc gia nhiệt đới trong đó có Việt Nam. Giai đoạn đầu bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng và khó nhận biết. Xem ngay bài viết dưới đây để nhận biết những dấu hiệu và cách phòng ngừa nhiễm ký sinh trùng.

Bạn đang đọc: Các dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng và quá trình chẩn đoán

Tổng quan về ký sinh trùng

Ký sinh trùng là những sinh vật sống ký sinh trên hoặc trong sinh vật khác (vật chủ), chúng sống hoàn toàn dựa vào vật chủ để sinh sản và phát triển.

Ký sinh trùng có kích thước rất nhỏ hoặc chỉ vừa đủ lớn để có thể quan sát bằng mắt thường nhờ đó chúng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể con người và lây lan, gây bệnh một cách âm thầm.

Các dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng và quá trình chẩn đoán

Triệu chứng nhiễm ký sinh trùng

Triệu chứng tùy thuộc vào sinh vật ký sinh, điển hình như:

  • Nhiễm trùng roi (Trichomoniasis) là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, thường không có triệu chứng. Một số trường hợp có thể gây ngứa, mẩn đỏ, kích ứng hoặc tiết dịch bất thường ở vùng kín.
  • Nhiễm Giardia có thể gây tiêu chảy, đầy hơi, đau bụng, phân nhầy, mất nước.
  • Nhiễm Cryptosporidiosis có thể gây co thắt dạ dày, đau dạ dày, buồn nôn, nôn, mất nước, sụt cân, sốt.
  • Nhiễm Toxoplasmosis có thể gây ra các triệu chứng giống cúm như sưng hạch bạch huyết, đau cơ (có thể kéo dài hơn một tháng).
  • Nhiễm Trypanosomiasis (bệnh Chagas) thường không có triệu chứng trong vài tuần hoặc vài tháng đầu. Một số trường hợp có thể gây sưng nhẹ tại chỗ nhiễm trùng, sốt nhẹ, đau nhức cơ thể, phát ban, đau đầu, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, sưng hạch. Khi nhiễm trùng chuyển sang giai đoạn mạn tính có thể xuất hiện các triệu chứng như nhịp tim không đều, suy tim sung huyết, sưng thực quản, khó nuốt, đau bụng, táo bón hoặc thậm chí ngừng tim.
  • Nhiễm sán dây thường chỉ xuất hiện triệu chứng khi sán dây đã phát triển trong ruột khoảng 8 tuần. Các triệu chứng có thể nhẹ và không đặc hiệu như buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, đau bụng. Nhiễm sán dây nhiều năm không được điều trị có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.

Những dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng khác:

  • Kiết lỵ.
  • Phát ban hoặc ngứa xung quanh trực tràng, âm hộ.
  • Mệt mỏi.
  • Sụt cân.
  • Giun trong phân.

Các dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng và quá trình chẩn đoán

Những đối tượng có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng

Bất kỳ ai cũng có thể nhiễm ký sinh trùng, tuy nhiên ở một số đối tượng sau nguy cơ nhiễm sẽ cao hơn bình thường:

  • Người có hệ thống miễn dịch suy yếu hoặc đang mắc một bệnh khác.
  • Người sinh sống hoặc vừa đi du lịch tại vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới.
  • Người sinh sống ở khu vực thiếu nước sạch.
  • Người hay đi bơi hoặc tiếp xúc với nước ở ao, hồ, sông, suối (nơi thường có Giardia hoặc các loại ký sinh trùng khác).
  • Người có công việc thường tiếp xúc với trẻ em, đất, phân.

Tìm hiểu thêm: Cách nhận biết hẹp bao quy đầu ở trẻ em chính xác

Các dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng và quá trình chẩn đoán

Quá trình chẩn đoán nhiễm ký sinh trùng

  • Xét nghiệm máu: Khi ký sinh trùng xâm nhập cơ thể chúng ta sẽ sản sinh ra các kháng thể đặc hiệu và không đặc hiệu, việc xét nghiệm công thức máu tìm kháng thể có vai trò quan trọng trong việc sàng lọc ký sinh trùng. Ngoài ra sự tăng nhanh bạch cầu ái toan trong công thức máu cũng là dấu hiệu cảnh báo nhiễm ký sinh trùng.
  • Xét nghiệm phân: Soi phân của người bệnh có thể là soi tươi hoặc dùng phương pháp PCR để tìm một số loại ký sinh trùng.
  • Nội soi: Thông thường sẽ là nội soi đại tràng để tìm ký sinh trùng đang sinh sống và phát triển trong lòng ruột.
  • Chụp X quang, MRI hoặc CAT: Đây là một chẩn đoán hỗ trợ nhằm phát hiện các ký sinh trùng lạc chỗ đang tấn công các cơ quan ngoài tiêu hóa như ở tim, não, phổi, gan,….

Các dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng và quá trình chẩn đoán

Phòng ngừa nhiễm ký sinh trùng

  • Dùng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục (bao cao su).
  • Rửa tay thường xuyên, đặc biệt sau khi tiếp xúc với thức ăn sống hoặc phân.
  • Ăn chín uống sôi.
  • Tránh uống nước ao, hồ, sông, suối.
  • Tránh tiếp xúc với phân (phân mèo) đặc biệt khi đang mang thai.

Các dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng và quá trình chẩn đoán

>>>>>Xem thêm: 9 cách trị ợ nóng dạ dày bạn không nên bỏ qua

Hy vọng bài viết đã ng cấp cho bạn đọc thêm những thông tin bổ ích về ký sinh trùng. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ đến người thân và bạn bè nhé!

Nguồn: Sepsis, Healthline, Mount Sinai

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *