Thiếu kẽm là một trong những tình trạng báo động đối với trẻ em Việt Nam. Nhận biết được dấu hiệu thiếu kẽm ở trẻ em để có biện pháp xử trí kịp thời vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ giải đáp thông tin trên
Bạn đang đọc: Các dấu hiệu thiếu kẽm ở trẻ mà mẹ cần biết để bổ sung kịp thời
Mặc dù cơ thể không yêu cầu một lượng lớn nhưng tình trạng thiếu kẽm vẫn xảy ra ở rất nhiều trẻ em. Nguyên nhân thường gặp là do vấn đề dinh dưỡng hằng ngày. Thiếu kẽm thường không có biểu hiện rõ ràng, dễ gây nhầm lẫn bệnh khác nên khi phát hiện ra thường gây ra hậu quả sức khỏe nghiêm trọng
Contents
Thiếu kẽm ở trẻ em là gì?
Thiếu kẽm (Zinc deficiency) là tình trạng thiếu hụt lượng kẽm cần thiết để đáp ứng nhu cầu cho cơ thể, hoặc hàm lượng kẽm huyết thanh dưới mức bình thường.
Đối với trẻ em, nhu cầu kẽm hàng ngày từ 2,4 đến 19,2 mg/ngày tùy theo lứa tuổi và giá trị hàm lượng của kẽm trong khẩu phần. Thiếu kẽm là tình trạng khó nhận biết sớm và chuẩn đoán chính xác. Tuy nhiên, bạn có thể nhận biết thông qua một số dấu hiệu thiếu kẽm sẽ được trình bày ở phần dưới. Trẻ em là một trong những đối tượng có nguy cơ thiếu kẽm cao cần được quan tâm.
Nguyên nhân gây thiếu kẽm ở trẻ em
Nhận biết được nguyên nhân gây thiếu kẽm ở trẻ giúp mẹ phòng ngừa và phát hiện sớm các vấn đề liên quan sức khỏe, giúp bé phát triển khỏe mạnh. Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến thường gây thiếu kẽm:
– Do chế độ dinh dưỡng hằng ngày thường thiếu chất, đặc biệt ở vùng nông thôn
– Trẻ ăn kiêng và trẻ bú mẹ không hoàn toàn trong 6 tháng
– Trẻ bị tiêu chảy nặng, rối loạn chức năng tiêu hóa, trẻ hay nôn trớ
– Trẻ sinh non hoặc ốm nặng
– Phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú nếu mắc tình trạng thiếu kẽm cũng ảnh hưởng tới em bé
– Một số trẻ bẩm sinh đã bị thiếu kẽm
– Sử dụng một số thuốc (tetracylin, levofloxacin, amilorid, thiazid,..) làm giảm hấp thu kẽm
Biểu hiện, dấu hiệu thiếu kẽm ở trẻ
Chán ăn
Chán ăn là một dấu hiệu cho thấy lượng kẽm thấp trong cơ thể. Nguyên nhân là do khoáng chất này gắn chặt với sự thèm ăn, tăng lượng thức ăn và thúc đẩy quá trình lưu trữ chất béo. Nghiên cứu Khademian, 2014 cho rằng: việc bổ sung kẽm đã làm tăng lượng calo hấp thu ở những bệnh nhân mắc chứng biếng ăn
Hệ thống miễn dịch suy yếu
Mức độ kẽm huyết thanh giảm nhẹ cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch. Một phân tích tổng hợp của Rao cho thấy: kẽm tăng cường hệ miễn dịch giúp giảm thời gian điều trị và mức độ nghiêm trọng của cảm lạnh thông thường. Trong một nghiên cứu khác, khi sử dụng viên ngậm có 13.3mg kẽm gluconate giúp giảm nhanh các triệu chứng ho, sổ mũi, rát họng.
Giảm cân
Thiếu kẽm cũng là nguyên nhân gây giảm cân. Kẽm điều khiển hai hormon tiêu hóa kiểm soát sự thèm ăn và no là ghrelin và leptin. Khi cơ thể bị thiếu hụt, lượng hormon này giảm dần khiến trẻ biếng ăn và kết quả là giảm cân không chủ ý
Xem thêm: Bảng cân nặng trẻ sơ sinh
Tiêu chảy
Uống quá liều hay bị thiếu hụt kẽm đều gây ra tiêu chảy. Nguyên nhân là do kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch đường tiêu hóa. Thiếu kẽm có khả năng gây ra đi phân lỏng. Đồng thời, tiêu chảy cũng có thể làm cho tình trạng thiếu hụt trở nên trầm trọng hơn vì ngăn cản sự hấp thu kẽm
Chậm lành vết thương
Kẽm là nguyên tố cần thiết cho quá trình đông máu tại vết thương, tăng cường miễn dịch giúp bảo vệ vết thương và sửa chữa tế bào da để đưa chúng trở lại về trạng thái bình thường. Kẽm thậm chí còn quan trọng đối với sự hình thành sẹo và tổng hợp protein và collagen. Thiếu hụt kẽm có thể làm chậm quá trình lành vết thương
Chẩn đoán thiếu kẽm ở trẻ
Để chẩn đoán tình trạng thiếu kẽm, bác sĩ sẽ cần xem xét tiền sử sức khỏe. Họ sẽ đặt câu hỏi về chế độ ăn uống hàng ngày hoặc tình trạng bệnh lý
Xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nước tiểu cũng được dùng để kiểm tra nồng độ kẽm nhưng những phương pháp này có thể không cho kết quả chắc chắn. Điều này là do kẽm chỉ có một lượng nhỏ trong các tế bào của cơ thể nên máy móc khó phát hiện hơn
Tìm hiểu thêm: 7 công dụng của cây mật nhân đối với sức khỏe
Phòng ngừa thiếu kẽm ở trẻ
Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là nguồn bổ sung kẽm dồi dào và hiệu quả nhất. Người mẹ cũng cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm thực phẩm cần thiết để cơ thể không bị thiếu hụt kẽm. Vì vậy, trẻ sơ sinh nên bú sữa mẹ để cung cấp đầy đủ kẽm
Với trẻ nhỏ, ngoài đa dạng dinh dưỡng hằng ngày, mẹ cũng có thể bổ sung kẽm bằng chế phẩm bổ sung. Cần lưu ý liều lượng, cách dùng để phòng tránh các tác dụng không mong muốn do quá liều
Thiếu kẽm cũng có khả năng do tình trạng bệnh lý (tiêu chảy, nhiễm giun,..) gây ra. Tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần cho trẻ từ 2 tuổi trở lên giúp giảm nguy cơ tình trạng thiếu kẽm
Điều trị thiếu kẽm ở trẻ
Thiếu kẽm có thể được điều trị dễ dàng bằng việc bổ sung thông qua thực phẩm, giúp lượng kẽm trở về mức bình thường trong cơ thể. Mẹ có thể cung cấp thông qua những thực phẩm giàu chất kẽm như hàu, tôm cua, thịt đỏ, sữa, các loại hạt,…. hoặc bổ sung chế phẩm. Nên lựa chọn kẽm ở dạng zinc gluconate, zinc sulfate, zinc acetate vì đây là những muối dễ hấp thu nhất. Khi bổ sung bằng chế phẩm dạng uống, cần chú ý hàm lượng, dạng bào chế, nguồn gốc xuất sứ của sản phẩm để tránh hàng giả hàng nhái
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Hector thuộc nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Như vậy, thiếu kẽm sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự tăng trưởng của trẻ. Các dấu hiệu nhận biết đều không phải đặc trưng và thường dễ nhầm lẫn với bệnh khác. Vì vậy, nếu gặp một trong những dấu hiệu, biểu hiện đã đề cập trong bài, mẹ hãy đưa bé đến bác sĩ ngay để kiểm tra để có hướng giải quyết kịp thời