Cách giữ dáng cho mẹ bầu nhưng con vẫn phát triển toàn diện

Rate this post

Muốn giữ dáng đẹp để sau sinh về dáng như thời con gái mà con vẫn phát triển tốt trong quá trình mang thai, đây là một vấn đề không đơn giản và cực đau đầu với các mẹ bầu. Nhưng nó sẽ dễ hơn nếu bạn áp dụng các biện pháp sau.

Bạn đang đọc: Cách giữ dáng cho mẹ bầu nhưng con vẫn phát triển toàn diện

Ăn ít, ép cân, giảm tinh bột, thức ăn có nhiều chất béo không phải là cách giữ dáng tốt cho chị em nên sử dụng trong quá trình mang thai, bởi nó có thể gây thiếu chất, làm bé yêu phát triển không toàn diện cả về trí não và thể chất. Để duy trì vóc dáng hoàn hảo mà bé vẫn phát triển tối ưu, bạn cần thực hiện theo các mẹo:

Cần lên kế hoạch tăng cân trong thời kỳ mang thai phù hợp

Cách giữ dáng cho mẹ bầu nhưng con vẫn phát triển toàn diện

Vào giai đoạn mang thai, chị em nên có một kế hoạch tăng cân khoa học để đảm bảo sức khỏe của bé yêu mà cơ thể vẫn duy trì được cân nặng, vóc dáng lý tưởng, không bị béo phì. Không phải mẹ cứ tăng cân nhiều thì bé mới phát triển tốt, tăng cân quá mức ở mẹ có thể khiến mẹ bị tiểu đường thai kỳ.

Mục tiêu để tăng cân phù hợp cần có trong kế hoạch này:

Người ít cân có chỉ số BMI thấp hơn 19.8: Giới hạn mức cân năng tăng lên trong 13 đến 18 kg.

Người có cân nặng trung bình với chỉ số BMI từ 19.8 – 26: Nên tăng từ 11 đến 16 kg.

Người thừa cân có chỉ số BMI lớn hơn 26: Chỉ nên tăng từ 7 – 11 kg.

Các con số này chỉ mang tính chất ước lượng, tương đối bởi rất khó xác định lượng thực phẩm bạn nạp vào cơ thể chính xác nhưng bạn nên căn cứ vào các chỉ số trên để tính toán lượng thức ăn cần tiêu thụ phù hợp.

Hơn nữa các chị em mang thai nên duy trì nạp vào cơ thể khoảng 2000 calories/ngày vào 3 tháng đầu mang thai và thêm 200 calories/ngày vào 3 tháng cuối thai kỳ sẽ giúp cơ thể không béo mà còn đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho thai nhi.

Cách ăn uống để mẹ đẹp bé khỏe trong thời kỳ mang thai

Tìm hiểu thêm: 1 tô bánh canh bao nhiêu calo? Ăn bánh canh có mập không?

Cách giữ dáng cho mẹ bầu nhưng con vẫn phát triển toàn diện

>>>>>Xem thêm: Độ tuổi nào da bắt đầu lão hoá và cách nhận biết

Chia bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ từ 5 – 6 bữa thay vì chỉ ăn 3 bữa, ăn như vậy giúp bạn không ăn quá no và hạn chế được bệnh tiểu đường khi mang thai.

Thực đơn hằng ngày nên có nhiều các loại rau màu xanh đậm như rau bina, súp lơ, cần tay, cải bó xôi, măng tây,… chúng giàu chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa tốt, không làm tăng cân và tốt cho thai nhi.

Các loại trái cây ít đường, giàu vitamin như cam, dưa hấu, bưởi, dâu tây, cherry,… cũng được khuyến khích cho các mẹ bầu dùng thường xuyên.

Vẫn biết khi có thai chị em thường “thèm” những món không tưởng, hầu hết còn thích ăn đồ ăn vặt, đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ nhưng chúng lại là những thức ăn rất dễ làm bạn tăng cân nên nếu kiểm soát được sự thèm ăn của mình, các mẹ nên nhịn, còn nếu không nhịn được, hãy hạn chế tối đa và thay thế bằng các món đồ ăn lành mạnh hơn như hoa quả, sữa chua, các loại hạt, socola.

Uống từ 2.5 đến 3 lít nước/ngày, uống đủ nước để hỗ trợ tiêu hóa, giảm ăn vặt và bổ sung đủ nước ối cho bé phát triển tốt.

Ngoài ăn uống, chị em cũng nên tập luyện thể dục thường xuyên như đi bộ, các bài tập thể dục nhẹ nhàng, yoga… giúp cho cơ thể săn chắc, tăng sức khỏe để vượt qua thời kỳ thai nghén, hỗ trợ cho quá trình sinh đẻ dễ dàng, chóng hồi phục sau sinh hơn.

Hi vọng qua các chỉ dẫn này, các chị em đang mang thai sẽ không còn sợ mình bị béo phì, kém xinh khi có thai hay sau sinh nữa nhé. Áp dụng đúng, đảm bảo dáng đẹp, bé khỏe đấy.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *