Cách giảm ngứa cho trẻ bị tay chân miệng an toàn và các lưu ý

Rate this post

Các vết phát ban, bọng nước do tay chân miệng dễ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu nhưng nhiều bậc phụ huynh chưa biết cách giải quyết hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu cách giảm ngứa cho trẻ bị tay chân miệng qua bài viết sau đây nhé!

Bạn đang đọc: Cách giảm ngứa cho trẻ bị tay chân miệng an toàn và các lưu ý

Các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng

  • Sốt và các triệu chứng giống bệnh cúm: Trẻ em thường có triệu chứng sốt và kèm theo các triệu chứng giống bệnh cúm như ho khan, viêm họng, chảy nước mũi, đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy,…
  • Loét miệng: Những vết loét thường bắt đầu xuất hiện là những nốt nhỏ màu đỏ sau đó chúng phát triển thành những bóng nước rồi vỡ ra tạo thành những vết loét, thường thấy ở lưỡi hoặc ở miệng của trẻ.
  • Phát ban trên da: Các sang thương da này không làm cho trẻ bị đau hay ngứa và cũng không để lại sẹo khi đã lành. Nhưng nếu không được chăm sóc tốt, trẻ thường xuyên dùng tay gãi vết thương làm cho chúng bị nhiễm trùng, từ đó gây ngứa và khó chịu cho trẻ.

Cách giảm ngứa cho trẻ bị tay chân miệng an toàn và các lưu ý

Phát ban không được chăm sóc tốt có thể gây ngứa cho trẻ

Cách giảm ngứa cho trẻ bị tay chân miệng

Để giảm ngứa cho trẻ bị tay chân miệng, các bậc cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Giữ cho nốt ban thoáng mát, không nên ủ trẻ.
  • Không nên dùng các loại thuốc bôi nếu chưa có chỉ định của bác sĩ, nếu tình trạng ngứa kéo dài, bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ dùng thuốc kháng histamin (Chlorpheniramine, Theralene,…), kem chống ngứa (calamine) hoặc thuốc dị ứng dùng đường uống.
  • Vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên tắm rửa cho trẻ bằng nước sát khuẩn hoặc nước lá. Hoặc có thể chỉ dùng nước ấm lau người nhẹ nhàng.
  • Tẩy trùng các vật dụng, quần áo, đồ chơi của trẻ bằng nước sôi hoặc dung dịch sát khuẩn.
  • Dùng Antacid dạng gel chấm vào các vết sang thương ở miệng, giúp trẻ bớt khó chịu và ăn uống dễ dàng hơn.

Cách giảm ngứa cho trẻ bị tay chân miệng an toàn và các lưu ý

Vệ sinh thường xuyên có thể giúp trẻ tránh bị ngứa

Lưu ý khi giảm ngứa cho trẻ bị tay chân miệng

Lưu ý khi tắm rửa, vệ sinh cho trẻ

Nhiều phụ huynh quan niệm không được tắm cho trẻ bị tay chân miệng, nhưng đây là một sai lầm khiến trẻ chậm lành bệnh. Khi tắm rửa, vệ sinh cho trẻ, các cha mẹ cần lưu ý những điều sau đây để tránh làm nặng hơn bệnh tình của con mình như:

  • Khi tắm phải thật nhẹ nhàng, tránh xối nước làm vỡ các bóng nước dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm trùng ở trẻ.
  • Nên tắm trẻ trong phòng tắm kín gió, không nên để gió vào tránh làm trẻ cảm lạnh và sốt cao hơn.
  • Không được dùng nước quá nóng để tắm cho trẻ sẽ gây bỏng rát da và cũng như không được dùng nước quá lạnh để tránh để trẻ bị cảm. Nên dùng nước ấm vừa phải để tắm cho trẻ.
  • Tránh đụng vào các vết thương, vết loét, không được nặn hay làm vỡ bóng nước.
  • Dùng khăn mềm lau khô trẻ sau khi tắm xong.

Tìm hiểu thêm: 7 cách tăng sức đề kháng cho trẻ lúc giao mùa

Cách giảm ngứa cho trẻ bị tay chân miệng an toàn và các lưu ý

Dùng nước ấm và tắm thật nhẹ nhàng cho trẻ

Lưu ý khi dùng thuốc bôi cho trẻ

Trước khi dùng thuốc bôi cho trẻ, phụ huynh hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và cần lưu ý những điều sau đây:

  • Không nên dùng thuốc sát khuẩn để bôi lên da cho trẻ do các sang thương da ở trẻ bị tay chân miệng thường ít vỡ, nó sẽ tự thu nhỏ, khô dần rồi lành và không để lại sẹo. Chỉ sử dụng thuốc sát khuẩn khi các nốt to bị vỡ hoặc ở vị trí dễ bị nhiễm trùng.
  • Không sử dụng các thuốc bôi có chứa Corticoid vì có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh.
  • Không sử dụng thuốc bôi không rõ nguồn gốc, thuốc nam, thuốc bắc, thuốc đông y vì có thể gây tác dụng phụ kích ứng da làm trẻ ngứa hơn.

Cách giảm ngứa cho trẻ bị tay chân miệng an toàn và các lưu ý

Trẻ có thể bị kích ứng da nếu sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc

Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ

Để bảo vệ trẻ khỏi bệnh tay chân miệng có thể thực hiện một số cách phòng ngừa sau:

  • Rửa tay thường xuyên: hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng và khuyến khích trẻ rửa tay thường xuyên. Người lớn phải luôn rửa tay sau khi thay tã, sau khi đi vệ sinh, sau khi hắt hơi, xì mũi, trước và sau khi chăm sóc trẻ.
  • Tránh tiếp xúc gần người bệnh: không nên để trẻ tiếp xúc gần với người bị bệnh hoặc nghi nhiễm bệnh để làm giảm khả năng lây truyền virus và tránh để bệnh lây lan trong cộng đồng. Tránh tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết, những đồ dùng cá nhân,… của người bệnh.
  • Tránh đưa tay lên mắt, mũi và miệng: trẻ có thể vô tình chạm tay vào những vật dụng nhiễm mầm bệnh, nếu đưa tay lên mắt, mũi và miệng có thể làm cho trẻ bị bệnh.
  • Vệ sinh môi trường sống: thường xuyên vệ sinh những bề mặt, những đồ dùng chung và những vật dụng thường ngày của trẻ để giảm nguy cơ lây bệnh và tạo một môi trường sống sạch sẽ cho trẻ.

Cách giảm ngứa cho trẻ bị tay chân miệng an toàn và các lưu ý

>>>>>Xem thêm: Collagen là gì? 10 tác dụng của collagen đối với sức khỏe bạn nên biết

Thường xuyên vệ sinh nhà cửa để có một môi trường sống thật tốt

Để tránh tình trạng bệnh nặng hơn, cha mẹ cần lưu ý những điều khi tắm rửa, vệ sinh cho trẻ cũng như là khi sử dụng thuốc. Hy vọng bài viết sẽ mang đến những thông tin hữu ích nhất về cách giảm ngứa ở trẻ bị tay chân miệng. Nếu thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ đến mọi người xung quanh để cùng cập nhật những thông tin về sức khỏe!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *