Bên trong cơ thể người cũng có sỏi, phổ biến hơn cả có lẽ là sỏi thận nhưng đã bao giờ bạn biết đến sỏi mật chưa? Nguyên nhân sỏi mật hình thành là gì? Xin mời bạn đọc cùng Kenshin tìm hiểu qua bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
Bạn đang đọc: Cảnh báo nguyên nhân sỏi mật phổ biến hàng đầu bạn nên biết
Contents
Mật chứa quá nhiều cholesterol
Lượng cholesterol có trong dịch mật là lượng dư thừa được tạo ra trong quá trình chuyển hóa chất béo tại gan vận chuyển vào túi mật để trung hòa và đào thải.
Thông thường, mật của bạn chứa đủ lượng muối mật để hòa tan cholesterol do gan bài tiết ra.
Nhưng có thể vì một vài lý do mà gan của bạn bài tiết nhiều cholesterol hơn lượng mật có thể hòa tan thì cholesterol sẽ dư thừa rồi sau đó chúng tích tụ lại hình thành các tinh thể và cuối cùng thành sỏi. Đây gọi là sỏi cholesterol.
Ở chiều ngược lại, khi lượng cholesterol đổ vào túi mật là bình thường nhưng lượng muối mật được tạo ra lại ít hơn thì khả năng hình thành sỏi cũng có thể xảy ra.
Mật chứa quá nhiều bilirubin
Bilirubin là một chất hóa học được tạo ra khi cơ thể bạn phá vỡ các tế bào hồng cầu. Vì nhiều nguyên nhân khác nhau như xơ gan, nhiễm trùng đường mật và một số rối loạn về máu mà khiến gan của bạn tạo ra quá nhiều bilirubin.
Cũng giống như cholesterol, khi bilirubin dư thừa thì chúng cũng có khả năng tích tụ và góp phần hình thành sỏi mật.
Túi mật không rỗng hoàn toàn
Túi mật của bạn cần có khả năng tiết hết mật hoàn toàn để hoạt động bình thường. Một vài trường hợp khi túi mật không thải hết mật hoàn toàn ra mà còn sót lại một phần, lượng mật mới được đổ vào túi mật và lại tiếp tục để lại một lượng nhỏ mật.
Khi tình trạng xảy ra thường xuyên sẽ làm cho lượng còn dư lại đó ngày một đặc hơn và có thể hình thành sỏi.
Việc nhịn ăn hay ăn uống không điều độ (không ăn chất béo,…) sẽ dẫn đến mật lắng đọng trong túi mật tạo thành cặn bùn túi mật nhanh hơn và khó tiết hết hoàn toàn mật ở những lần sau.
Tìm hiểu thêm: Dược phẩm Hoa Linh của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi mật
Bạn sẽ có nguy cơ bị sỏi mật cao hơn nếu có một hay nhiều yếu tố nguy cơ sau đây:
- Có tiền sử gia đình về việc mắc sỏi mật.
- Là phụ nữ.
- Trên 40 tuổi.
- Là người Mexico và Mỹ.
- Béo phì.
- Có chế độ ăn nhiều chất béo và cholesterol nhưng ít chất xơ.
- Ít vận động hay tập thể dục.
- Sử dụng thuốc tránh thai hoặc liệu pháp thay thế hormone.
- Có thai.
- Bị bệnh tiểu đường.
- Bị bệnh đường ruột như Crohn.
- Bị thiếu máu huyết tán hoặc xơ gan.
- Dùng thuốc để giảm cholesterol của bạn.
- Giảm cân nhanh trong thời gian ngắn.
- Đang trong chế độ ăn kiêng.
Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ:
Sỏi mật có thể không gây ra dấu hiệu hoặc triệu chứng. Nếu sỏi mật nằm trong ống dẫn và gây tắc nghẽn, các dấu hiệu và triệu chứng dẫn đến có thể bao gồm:
- Đau đột ngột ở phần trên bên phải của bụng.
- Đau dữ dội nhanh chóng ở giữa bụng, ngay dưới xương ức.
- Đau lưng giữa hai bả vai của bạn.
- Đau ở vai phải của bạn.
- Buồn nôn hoặc nôn mửa.
- Cơn đau do sỏi mật thường có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ.
Nếu bạn phát triển các dấu hiệu và triệu chứng của biến chứng sỏi mật nghiêm trọng, chẳng hạn như:
- Đau bụng dữ dội không ngớt.
- Vàng da và vàng mắt.
- Sốt cao kèm theo ớn lạnh.
>>>>>Xem thêm: 4 bài tập chống gù lưng, cong vẹo cột sống cho dân công sở
Các xét nghiệm bệnh sỏi mật
Xét nghiệm máu:
Chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể lấy mẫu máu của bạn và gửi mẫu đến phòng thí nghiệm để xét nghiệm. Xét nghiệm máu có thể cho thấy các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc viêm túi mật, tuyến tụy hoặc gan .
Xét nghiệm hình ảnh:
Các chuyên gia y tế sẽ có thể sử dụng các xét nghiệm hình ảnh để tìm sỏi mật bao gồm:
- Siêu âm: Là xét nghiệm hình ảnh tốt nhất để tìm sỏi mật. Siêu âm giúp xác định hình dạng và kích thước sỏi mật.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): Chụp CT sử dụng sự kết hợp của tia X và công nghệ máy tính để tạo ra hình ảnh của tuyến tụy, túi mật và đường mật của bạn.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Máy MRI sử dụng sóng vô tuyến và nam châm để tạo ra hình ảnh chi tiết về các cơ quan và mô mềm của bạn mà không cần chụp X-quang. MRI có thể cho thấy sỏi mật trong các ống dẫn của đường mật .
- Cholescintigraphy: Sử dụng một chất phóng xạ an toàn tiêm vào tĩnh mạch. Sau đó chụp ảnh chất phóng xạ khi nó di chuyển qua đường mật để chẩn đoán các cơn co thắt bất thường của túi mật của bạn hoặc sự tắc nghẽn trong đường mật.
- Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP): đi ống nội soi có gắn camera, đi qua dạ dày, xuống tá tràng, đoạn đổ vào của ống mật chủ và ống tuỵ, sau đó bơm thuốc cản quang vào ống mật và chụp Xquang để xác định các đặc tính của sỏi mật. Ống nội soi này khác với ống nội soi dạ dày ở chỗ: ống nội soi dạ dày là camera nhìn phía trước, ống nội soi mật tuỵ ngược dòng là camera nhìn phía bên. Sau đó sử dụng một ống khác để bơm thuốc cản quang vào hệ thống mật và tiến hành chụp Xquang.
Tham khảo địa chỉ khám và điều trị bệnh sỏi mật
Nếu có nhu cầu đến bệnh viện để làm các xét nghiệm về bệnh sỏi mật, bạn nên tham khảo các bệnh viện lớn như:
- Tại thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Gia Định, Bệnh viện Bình Dân, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y Dược TP,…
- Tại thành phố Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện 108, Bệnh viện 103, Bệnh viện Việt Đức,…
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về sỏi mật và những nguyên nhân hình thành sỏi. Nếu thấy bài viết hay, hãy chia sẻ ngay cho người thân của mình bạn nhé.
Nguồn: Webmd, Mayoclinic, niddk