Các dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu và giai đoạn cuối dễ nhận biết

Rate this post

Suy thận là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm. Vậy làm sao để nhận biết tình trạng này. Cùng tìm hiểu dấu hiệu suy thận qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Các dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu và giai đoạn cuối dễ nhận biết

Suy thận là gì ?

Thận là cơ quan quan trọng có chức năng lọc máu, loại bỏ những tạp chất và độc tố ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Ngoài ra, thận cũng giúp điều chỉnh huyết áp, duy trì cân bằng nước và điện giải, sản sinh một số hormone cần thiết cho sức khỏe.

Suy thận là tình trạng suy giảm chức năng thận, có thể diễn ra đột ngột gọi là suy thận cấp hay kéo dài qua nhiều giai đoạn gọi là suy thận mạn hay bệnh thận mạn.

  • Suy thận cấp: là tình trạng suy giảm nhanh chóng mức lọc cầu thận. Nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì chức năng thận có thể khôi phục lại hoàn toàn.
  • Suy thận mạn: là tình trạng chức năng thận bị suy giảm kéo dài trên 3 tháng. [1]

Suy thận mạn được chia thành 5 giai đoạn dựa vào mức lọc cầu thận (GFR) như sau:

  • Giai đoạn 1 (GFR > 90 mL/phút): Thận có tổn thương nhẹ nhưng vẫn hoạt động tốt.
  • Giai đoạn 2 (GFR khoảng 60 – 89 mL/phút): Có sự suy giảm nhẹ chức năng thận, tuy nhiên thận vẫn hoạt động bình thường nên không có triệu chứng rõ ràng.
  • Giai đoạn 3 (GFR khoảng 30 – 59 mL/phút): Thận bị tổn thương ở mức trung bình, có sự tích tụ các chất thải trong máu.
  • Giai đoạn 4 (GFR khoảng 15 – 29 mL/phút): Thận tổn thương nặng và gần như không còn khả năng hoạt động.
  • Giai đoạn 5 (GFR

Các dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu và giai đoạn cuối dễ nhận biết

Suy thận là tình trạng suy giảm chức năng thận

Dấu hiệu suy thận

Dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu

Ở giai đoạn đầu, người bệnh hầu như không có bất kỳ triệu chứng nào, do đó rất khó có thể phát hiện bệnh ở giai đoạn này. Một số dấu hiệu có thể gặp bao gồm:

  • Tiểu máu: xuất hiện máu trong nước tiểu nên có thể phát hiện màu nước tiểu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: thường xuyên xuất hiện tình trạng tiểu rắt, tiểu buốt, sốt cao, rét run, đau hông lưng.
  • Phù: thường xuất hiện tại tại bàn chân, mắt cá chân.
  • Nước tiểu có bọt: do màng lọc cầu thận bị tổn thương nên protein rò rỉ vào nước tiểu.
  • Huyết áp: cao hơn 140/90 mmHg.[2]

Các dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu và giai đoạn cuối dễ nhận biết

Phù chân là dấu hiệu thường gặp trong các giai đoạn của suy thận

Dấu hiệu suy thận giai đoạn cuối

Ở giai đoạn cuối, khi thận không còn thực hiện được các chức năng và xuất hiện các biến chứng khó tránh khỏi như thiếu máu, tăng huyết áp, phù nhiều hơn, tăng kali máu, các bệnh về xương khớp người bệnh có thể gặp các dấu hiệu sau:

  • Mệt mỏi, khó tập trung: thận tạo ra hormone kích thích cơ thể sản xuất hồng cầu, khi thận suy, lượng hồng cầu trong cơ thể giảm, gây thiếu máu và mệt mỏi kéo dài.
  • Chán ăn: do tích tụ nhiều tạp chất trong máu dẫn đến hôi miệng, làm thức ăn có vị như kim loại hoặc đắng…
  • Giảm số lần đi tiểu, tiểu ít: do thận mất khả năng loại bỏ chất lỏng khỏi cơ thể.
  • Chuột rút: có thể đi kèm cảm giác co giật cơ, yếu cơ, đau và đôi khi cảm thấy như bị kim đâm trên tay và một số vùng khác.
  • Phù tay, chân: ở giai đoạn cuối, tình trạng sưng tấy trở nên nặng hơn và đôi khi là toàn bộ cơ thể.
  • Buồn nôn, đau bụng: do chất độc hại không được đào thải, tích tụ lại bên trong cơ thể gây các triệu chứng trên đường tiêu hóa.[3]

Các dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu và giai đoạn cuối dễ nhận biết

Giai đoạn cuối của suy thận, do chất độc bị tích tụ nên người bệnh sẽ có cảm giác buồn nôn

Ai dễ bị suy thận?

Suy thận là bệnh nguy hiểm mà bất kỳ ai cũng có khả năng mắc phải, nhưng một số nhóm sau đây sẽ có nguy cơ cao hơn:

  • Người bị tiểu đường: đường huyết cao có thể làm tổn thương cầu thận – cấu trúc quan trọng giúp thận lọc các chất độc hại.
  • Người bị cao huyết áp: do gây áp lực lớn tại các mạch máu nhỏ trong thận, làm tổn thương cấu trúc của cầu thận.
  • Gia đình có người bị suy thận.
  • Người có bệnh tim: khi tim không thực hiện được tốt chức năng thì lượng máu cung cấp cho thận sẽ thay đổi và dễ khiến cơ quan này tổn thương.
  • Người béo phì: sẽ dễ mắc các bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa như tiểu đường và cao huyết áp.
  • Người hút thuốc: thuốc lá gây tăng huyết áp, lâu dài sẽ làm tổn thương các tế bào thận dẫn đến suy thận. Đồng thời đây còn là yếu tố nguy cơ khiến nhiều người mắc các bệnh lý về phổi, ung thư. [4]

Tìm hiểu thêm: Thực phẩm bổ sung chất xơ cho cơ thể

Các dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu và giai đoạn cuối dễ nhận biết

Người bị đái tháo đường rất dễ mắc suy thận

Suy thận có chữa được không?

Nếu người bệnh bị suy thận cấp, chỉ cần xác định và điều trị kịp thời nguyên nhân gây bệnh thì thận có thể sẽ hồi phục hoàn toàn chức năng của mình.

Tuy nhiên, với người bị suy thận mạn tính, các cấu trúc của thận gần như bị ảnh hưởng hoàn toàn nên không thể hồi phục. Các phương pháp điều trị chỉ xoay quanh vấn đề làm chậm diễn tiến bệnh và bảo vệ chức năng còn lại của thận. [1]

Cách chẩn đoán suy thận

Bên cạnh việc thăm khám lâm sàng, khai thác các triệu chứng cũng như biến chứng của suy thận và các tiền sử liên quan, bác sĩ có thể chỉ định những xét nghiệm cận lâm sàng như:

  • Xét nghiệm máu: để kiểm tra chức năng của thận, độ lọc cầu thận ước tính eGFR, đánh giá các tình trạng thiếu máu, rối loạn điện giải, chuyển hóa trong cơ thể.
  • Xét nghiệm nước tiểu: tìm kiếm và xác định lượng protein có trong nước tiểu.
  • Chẩn đoán hình ảnh: bao gồm siêu âm, chụp cắt lớp vi tính nhằm đánh giá cấu trúc và kích thước thận.

Xét nghiệm suy thận ở đâu?

Khi xuất hiện những dấu hiệu chỉ báo suy thận, người bệnh nên đến các bệnh viện chuyên khoa Thận – Tiết niệu hoặc bất kỳ bệnh viện đa khoa nào tại địa phương để được thăm khám kịp thời.

Ngoài ra, có thể tham khảo một số bệnh viện lớn, uy tín dưới đây để được chẩn đoán và tư vấn điều trị phù hợp, tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra:

  • Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Gia An 115, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM.
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Lão khoa Trung Ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Thanh Nhàn.

Làm thế nào để làm chậm diễn tiến của suy thận?

Để điều trị tốt tình trạng suy thận mạn, giúp ngăn ngừa thêm các tổn thương mới, người bệnh cần thực hiện những biện pháp sau:

  • Thăm khám định kỳ để theo dõi chức năng thận.
  • Kiểm soát tốt đường huyết và huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường, cao huyết áp.
  • Khi phải sử dụng các thuốc giảm đau nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Hạn chế các thực phẩm giàu protein, giảm lượng muối trong mỗi bữa ăn.
  • Giữ BMI phù hợp dao động từ 18 – 22 kg/m2.
  • Bỏ thuốc lá. [1]

Các dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu và giai đoạn cuối dễ nhận biết

Người bệnh phải tuân thủ chỉ định sử dụng thuốc của bác sĩ để tránh biến chứng liên quan tới thận

Suy thận sống được bao lâu?

Không có con số cụ thể nào thống kê được thời gian sống của người suy thận. Thời gian sống của người bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Giai đoạn phát hiện bệnh.
  • Sự tuân thủ và đáp ứng với điều trị.
  • Tình trạng bệnh nhân như tuổi, giới tính, bệnh lý đi kèm.

Nếu bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn sớm, bệnh nhân tuân thủ tốt liệu trình điều trị cũng như thường xuyên thăm khám thì chất lượng cuộc sống và tuổi thọ có thể được cải thiện đáng kể.

Các dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu và giai đoạn cuối dễ nhận biết

>>>>>Xem thêm: 7 cách chữa đau đầu sau khi uống bia rượu trong dịp tết và các lưu ý

Giai đoạn phát hiện suy thận ảnh hưởng đến thời gian sống của người bệnh

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các dấu hiệu để phát hiện tình trạng suy thận. Đây là một vấn đề cần được theo dõi và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm. Nếu thấy bài viết hay, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *