Bệnh dại là 1 bệnh do virus từ động vật (chó, mèo) lây sang người thông qua chất dịch tiết (nước bọt). Khi virus này xâm nhập vào người bình thường trong khoảng 2 – 8 tuần sẽ phát bệnh, điển hình là các triệu chứng như đau nhức, sưng tấy ở vị trí bị cắn hoặc sốt, đau đầu, buồn nôn, la hét…khi gặp tình trạng này, người bệnh nên xử trí ra sao?
Bạn đang đọc: Cách xử lí khi bị bệnh dại
Cách xử lý và ngăn ngừa virus dại lây lan, phát triển
Cách 1: tiêm vắc-xin phòng bệnh khi chưa bị động vật cắn.
Các loại vắc-xin sẽ có tác dụng phòng bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này ít được nhiều người sử dụng do chi phí tiêm phòng khá tốn kém, quy trình phức tạp. Do đó, chỉ có những người làm trong ngành y hoặc chăn nuôi, có nguy cơ bị nhiễm bệnh cao mới dùng đến phương pháp này.
Cách 2: xử lý sau khi bị cắn
Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Nature Gift của nước nào? Có tốt không?
>>>>>Xem thêm: Bạch chỉ là gì? Những lợi ích của bạch chỉ đối với sức khoẻ
Sau khi bị động vật dại cắn, cần rửa sạch vết thương bằng nước xà phòng pha đặc, tiếp đó sát khuẩn bằng cồn. Trường hợp cần thiết, bạn có thể đến cơ sở y tế để khâu vết thương, điều trị dự phòng bằng kháng huyết thanh hoặc vắc-xin điều trị bệnh dại nhằm tránh virus dại lây lan khắp người.
Đồng thời, bạn cần theo dõi các triệu chứng của súc vật đã cắn mình và triệu chứng trên cơ thể mình. Nếu súc vật cắn bạn bị nhiễm dại sẽ có biểu hiện của bệnh trong vòng 5 – 7 ngày.
Vừa rồi là cách xử lý khôn ngoan khi mắc bệnh dại, tránh được những biến chứng do bệnh gây ra. Hy vọng, với những thông tin này sẽ giúp mọi người có thêm những biện pháp bảo vệ sức khỏe an toàn, hiệu quả cho bản thân và gia đình để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Nguồn tham khảo: vicare.vn