Rượu bia là một trong những thức uống không thể thiếu của các cuộc vui. Đầy hơi (đầy bụng) là vấn đề rất phổ biến sau khi uống và thời gian kéo dài tình trạng này sẽ phụ thuộc vào mức độ đầy hơi cùng tần suất dung nạp rượu bia. Cùng tìm hiểu cách uống bia không bị đầy bụng trong bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Cách uống bia không bị đầy bụng và mẹo giảm đầy bụng do rượu bia
Contents
Vì sao bia rượu khiến bạn bị đầy hơi, trướng bụng?
Rượu bia là thức uống nhiều calo
Đa phần các loại thức uống có cồn như bia, rượu vang, rượu mạnh,… đều mang lại hàm lượng calo cao nên khi uống nhiều có thể gây ra các hiện tượng đầy hơi, tăng cân.
Nguyên do, 1g rượu cung cấp khoảng 7 calo cho cơ thể (tương đương khoảng 1 gram chất béo). [1]
Rượu bia là thức uống nhiều calo
Rượu bia gây kích ứng hệ tiêu hóa
Rượu bia có khả năng gây kích thích, viêm nhiễm và tổn thương niêm mạc dạ dày dẫn đến tình trạng viêm dạ dày cấp tính (tạm thời) hoặc mạn tính (kéo dài).
Nguyên nhân gây kích ứng hệ tiêu hóa: do rượu bia là thức uống có tính gây viêm, đồng thời có thể kích ứng hệ tiêu hóa thông qua việc làm cho dạ dày sản xuất nhiều axit hơn bình thường.
Đối với trường hợp mạn tính, có nguy cơ cao cơ thể sẽ bị loét dạ dày. Các triệu chứng thường gặp của tình trạng này là đầy hơi, đau bụng và cảm giác nóng rát trong bụng.
Rượu bia gây kích ứng hệ tiêu hóa
Rượu bia gây mất nước trong cơ thể
Rượu là một chất lợi tiểu, khiến cơ thể bạn loại bỏ chất lỏng ra khỏi máu thông qua hệ thống thận (bao gồm thận, niệu quản và bàng quang) với tốc độ nhanh hơn nhiều so với các chất lỏng khác.[2]
Nếu bạn không uống đủ nước khi uống rượu, bạn có thể bị mất nước nhanh chóng. Sau một đêm uống rượu bia, bạn có thể gặp trường hợp khuôn mặt hơi sưng phồng, nổi mẩn đỏ và cảm giác đầy bụng.
Rượu bia gây mất nước trong cơ thể
Đầy hơi sau khi uống rượu bia kéo dài bao lâu?
Đầy hơi do rượu bia có thể kéo dài vài ngày hoặc thậm chí vài tuần, tùy thuộc vào nguyên nhân gây kích ứng và viêm nhiễm. Mức độ cải thiện sẽ tùy thuộc vào tần suất uống rượu và mức độ đầy hơi của bạn.[3]
- Đầy hơi nặng: có xu hướng xuất hiện trong dạ dày trong tối đa ba ngày, nhưng việc tăng cân do rượu có thể kéo dài trong một tuần hoặc lâu hơn.
- Viêm dạ dày cấp tính: chỉ gây đầy hơi kéo dài trong thời gian ngắn. Trong hầu hết các trường hợp, viêm dạ dày cấp tính sẽ cải thiện chỉ sau vài ngày.
- Viêm dạ dày mạn tính: có thể gây đầy hơi và các triệu chứng liên quan kéo dài hàng tuần hoặc thậm chí hàng tháng. Các triệu chứng của viêm dạ dày mạn tính có thể ít được chú ý hơn và mất nhiều thời gian hơn để phát triển.
- Nghiện rượu mạn tính: sẽ gây ra nhiều hậu quả hơn là gây đầy hơi nghiêm trọng vì nó làm tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể.
Thời gian trình trạng đầy hơi phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Cách uống bia không bị đầy bụng, khó chịu
Uống nước
Nếu đã uống rượu bia, bạn nên uống nước lọc trước, trong và sau khi uống rượu để có thể giúp ngăn ngừa các tác động gây viêm của nó đối với cơ thể. Trong trường hợp đã cảm thấy đầy bụng khi uống rượu bia, hãy chuyển sang uống nước lọc. [nguon title=”5 Tips to Avoid
Alcohol Bloating (Drink water)” link=”https://www.donat.com/5-tips-to-avoid-alcohol-bloating/” date=”05/02/2024″][/nguon]
Uống nước để giảm khó chịu bụng
Tránh đồ uống có ga
Hạn chế trộn rượu, bia hoặc rượu mạnh với đồ uống có ga, vì điều này sẽ dẫn đến cơ thể tiêu thụ nhiều gas và đường hơn. Nhiều khí hơn có nghĩa là nhiều khí carbon dioxide đi vào cơ thể hơn và làm dạ dày căng phồng, gây ra chứng đầy hơi khó chịu do rượu bia. [nguon title=”5 Tips to Avoid
Alcohol Bloating (Avoid carbonated drinks)” link=”https://www.donat.com/5-tips-to-avoid-alcohol-bloating/” date=”05/02/2024″][/nguon]
Tránh đồ uống có ga để hạn chế đầy bụng
Không hút thuốc khi uống rượu
Hút thuốc khiến bạn tăng lượng không khí vào cơ thể. Hơn nữa, các chất độc trong khói thuốc lá gây viêm nhiễm trong dạ dày và ruột, khiến cơ thể bị đầy hơi và khó chịu. [nguon title=”5 Tips to Avoid
Alcohol Bloating (Quit smoking while drinking)” link=”https://www.donat.com/5-tips-to-avoid-alcohol-bloating/” date=”05/02/2024″][/nguon]
Không hút thuốc khi uống rượu
Uống chậm
Hãy uống thật chậm và tránh uống cạn đồ uống có cồn, điều này sẽ giúp giảm nguy cơ nuốt không khí dư thừa. [nguon title=”5 Tips to Avoid
Alcohol Bloating (Drink slowly)” link=”https://www.donat.com/5-tips-to-avoid-alcohol-bloating/” date=”05/02/2024″][/nguon]
Tìm hiểu thêm: Vì sao máy đo nồng độ oxy trong máu cần thiết với bệnh nhân COVID-19?
Uống chậm sẽ giảm thiểu mức độ đầy hơi
Không ăn quá mặn
Những loại thực phẩm chứa nhiều muối sẽ khiến cơ thể bạn giữ nước nhiều hơn và dẫn đến đầy hơi nặng. Bạn nên lựa chọn những thực món ăn ít mặn và lành mạnh hơn, đặc biệt là thực phẩm giàu kali. [nguon title=”5 Tips to Avoid
Alcohol Bloating (Do not overindulge in salty foods)” link=”https://www.donat.com/5-tips-to-avoid-alcohol-bloating/” date=”05/02/2024″][/nguon]
Hạn chế ăn những món quá mặn
Cách chữa đầy hơi do uống rượu bia
Uống nước chanh ấm
Nước ấm pha với nửa quả chanh và một chút ớt cayenne sẽ rất hữu hiệu trong việc giải độc cơ thể và nhanh chóng làm dịu chứng đầy hơi của bạn.
Uống nước chanh ấm giảm đầy hơi
Dùng men vi sinh
Dùng men tiêu hóa hoặc men vi sinh có thể giúp bạn tiêu hóa thức ăn và đồ uống nhanh chóng hơn. Với việc sử dụng thường xuyên có thể thúc đẩy vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh và giúp bạn ít bị đầy hơi hơn.
Dùng men vi sinh chữa tình trạng đầy bụng
Vận động nhẹ nhàng
Việc di chuyển xung quanh có thể giúp cơ thể bạn đối phó với chứng đầy hơi hiệu quả nhất. Bằng cách này, hệ thống tiêu hóa của bạn sẽ thức dậy và giúp bạn loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể.
Vận động nhẹ nhàng đẩy lùi đầy hơi nhanh chóng
Lưu ý khi gặp phải tình trạng đầy hơi do uống rượu bia
Lưu ý khi bị đầy hơi
- Loại bỏ hoặc giảm thực phẩm gây đầy hơi khỏi chế độ ăn uống của bạn như sữa, thực phẩm béo, đường nhân tạo, đậu, đậu Hà Lan, đậu lăng, bắp cải, hành tây, bông cải xanh, thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt, nấm,…
- Duy trì chế độ ăn uống và cân nặng lành mạnh, thúc đẩy thói quen đại tiện tốt và tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm các triệu chứng trướng bụng, đầy hơi.
- Hãy uống rượu bia với mức độ trong tầm kiểm soát để tránh tình trạng đầy hơi, ảnh hưởng hệ tiêu hoá kèm theo những ảnh hưởng tiêu cực khác đối với sức khoẻ.
Lưu ý khi bị đầy hơi do bia rượu
Khi nào cần gặp bác sĩ?
- Cảm thấy đầy hơi trong 3 tuần trở lên.
- Cảm thấy đầy hơi thường xuyên (hơn 12 lần một tháng).
- Đã cố gắng thay đổi chế độ ăn uống của mình nhưng vẫn cảm thấy đầy hơi.
- Cơ thể bị sưng hoặc có khối u trong bụng.
- Bị đầy hơi kèm theo bị ốm, tiêu chảy, táo bón, sụt cân hoặc có máu trong phân.
- Khó khăn khi di chuyển hoặc thực hiện các hoạt động hàng ngày vì bị đầy hơi.
Lưu ý khi gặp phải tình trạng đầy hơi do bia rượu
Trên đây là những cách giúp bạn tránh tình trạng đầy bụng khi uống rượu bia và những lưu ý cần biết. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ đến với người thân và bạn bè của mình nhé!
Does Alcohol Dehydrate You?
https://www.healthline.com/health/does-alcohol-dehydrate-you
What to know about alcohol bloating
https://www.medicalnewstoday.com/articles/325778
5 Tips to AvoidAlcohol Bloating (Drink water)
5 Tips to AvoidAlcohol Bloating (Avoid carbonated drinks)
5 Tips to AvoidAlcohol Bloating (Quit smoking while drinking)
5 Tips to AvoidAlcohol Bloating (Drink slowly)
5 Tips to AvoidAlcohol Bloating (Do not overindulge in salty foods)
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: Lịch phục vụ Tết Nguyên Đán 2023 của Kenshin