16 cách trị ghẻ ngứa tại nhà đơn giản, hiệu quả, an toàn

Rate this post

Người bị ghẻ ngứa cần điều trị y tế để loại bỏ ký sinh trùng ghẻ, nhưng các biện pháp khắc phục tại nhà, chẳng hạn như dùng tinh dầu tràm trà hay dầu đinh hương, có thể giúp giảm tình trạng ngứa và khó chịu. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về các cách trị ghẻ ngứa tại nhà đơn giản mà hiệu quả nhé!

Bạn đang đọc: 16 cách trị ghẻ ngứa tại nhà đơn giản, hiệu quả, an toàn

16 cách trị ghẻ ngứa tại nhà đơn giản, hiệu quả, an toàn

Ghẻ ngứa là bệnh do nhiễm trùng ký sinh trên da

Lá trầu không

Trầu không có tác dụng diệt trùng tốt, dùng để trị mẩn ngứa do côn trùng cắn, bệnh chàm,… Các công dụng này có được là do trong trầu không chứa chavicol (một hợp chất phenol) giúp kháng khuẩn, chống viêm và sát trùng hiệu quả.

Cách nấu nước lá trầu không trị mẩn ngứa:

  • Rửa sạch một lượng lá trầu không vừa đủ, sau đó thái nhỏ lá ra.
  • Cho vào nồi nước đun khoảng 20 phút.
  • Vớt bã ra và đợi đến khi nước ấm thì sử dụng.
  • Mỗi tuần nên tắm khoảng 2 – 3 lần để giảm tình trạng kích ứng và ngứa ngáy do bệnh gây ra.

16 cách trị ghẻ ngứa tại nhà đơn giản, hiệu quả, an toàn

Trầu không có tác dụng làm sạch chỗ ghẻ tốt

Nước muối ấm

Người bị ghẻ ngoài việc điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì có thể áp dụng phương pháp dùng nước muối ấm để làm sạch da, giảm sự ngứa ngáy trên da.

Cách làm:

  • Hòa tan hoàn toàn 9g muối tinh vào 1 lít nước.
  • Dùng bông y tế thấm nước muối rồi thoa nhẹ nhàng vào các vùng bị ghẻ ngứa.
  • Bạn nên thực hiện 2 lần/ngày (sáng và tối) để giảm ngứa tốt hơn.

Tỏi

Tỏi được biết tới với tác dụng kháng khuẩn và chống viêm rất tốt. Chính vì vậy, thảo dược này sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và làm giảm tình trạng sưng đỏ da.

Các bước tiến hành:

  • Chuẩn bị 2 củ tỏi, đem lột sạch vỏ rồi cho vào bình thủy tinh.
  • Đổ rượu trắng khoảng 40 độ vào cho ngập tỏi rồi đậy nắp.
  • Tiến hành ngâm trong 7 – 10 ngày.
  • Vệ sinh sạch vùng da cần điều trị rồi thoa một ít rượu tỏi lên.
  • Để nguyên khoảng 10 phút rồi rửa sạch lại bằng nước.

Tuy nhiên, rượu tỏi chỉ nên áp dụng khi mụn nước chưa bị vỡchưa có dấu hiệu bội nhiễm. Do rượu tỏi có chứa cồn và hợp chất disulfide diallyl có thể khiến vùng da tổn thương bị xót, bỏng rát.

16 cách trị ghẻ ngứa tại nhà đơn giản, hiệu quả, an toàn

Tỏi được biết tới với tác dụng kháng khuẩn và chống viêm rất tốt

Nha đam

Nha đam nổi tiếng với khả năng làm dịu da, dưỡng ẩm và có đặc tính kháng khuẩn tốt. Nó thường được coi là an toàn khi sử dụng với rất ít tác dụng phụ được báo cáo.

Một nghiên cứu nhỏ từ năm 2009 nhận thấy nha đam cho hiệu quả tương đương với một thuốc theo toa chứa dược chất benzyl benzoate trong việc điều trị bệnh ghẻ.[1]

Cách làm:

  • Chuẩn bị một vài nhánh nha đam tươi đem rửa sạch rồi gọt bỏ vỏ.
  • Dùng thìa cạo lớp gel ở bên trong để sử dụng.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị ghẻ ngứa, lau khô rồi thoa nhẹ nhàng gel nha đam lên da.
  • Giữ nguyên lớp gel trên da khoảng 30 phút, sau đó rửa sạch lại bằng nước.

16 cách trị ghẻ ngứa tại nhà đơn giản, hiệu quả, an toàn

Nha đam nổi tiếng với khả năng làm dịu da, dưỡng ẩm và có đặc tính kháng khuẩn tốt

Gừng

Gừng chứa nhiều gingerol, một chất có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa và kháng khuẩn mạnh mẽ. Vì vậy, áp dụng mẹo chữa ghẻ từ gừng giúp sát trùng và làm giảm sưng đỏ ở vùng da bị bệnh.

Gừng có khả năng giãn mạch, tăng lượng protein toàn phầngamma globulin (một loại kháng thể giúp chống lại tác nhân gây bệnh) trên động vật thí nghiệm.

Do đó, nó giúp đưa các chất dinh dưỡng, các bạch cầu đến vùng da bị tổn thương cũng như tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

Đồng thời, gừng có khả năng ức chế hoạt tính histamin (một chất gây dị ứng) nên giúp giảm kích ứng, ngứa ngáy trên da.

Cách làm:

  • Chuẩn bị 2 củ gừng tươi, rửa sạch rồi thái lát.
  • Đun sôi khoảng 2 lít nước rồi thả gừng vào, tiếp tục đun thêm 2 phút.
  • Sau đó tiến hành đổ nước gừng ra chậu, chờ nước nguội bớt.
  • Ngâm, rửa vùng da bị ghẻ trong nước gừng.

16 cách trị ghẻ ngứa tại nhà đơn giản, hiệu quả, an toàn

Gừng chứa nhiều gingerol, một chất có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn tốt

Chanh

Axit citric trong chanh có tác dụng làm sạch dasát trùng hiệu quả. Tuy nhiên, nó có thể gây cảm giác xót, bỏng rát khi tiếp xúc với vết thương hở. Vì vậy, bạn chỉ nên áp dụng mẹo chữa ghẻ từ chanh khi mụn ghẻ nước chưa bị vỡ và lở loét.

Cách làm:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị ghẻ.
  • Vắt 1/2 quả chanh rồi pha thêm nước ấm theo tỷ lệ 1:1.
  • Thoa hỗn hợp này lên da và để yên trong khoảng 10 phút, sau đó rửa lại bằng nước ấm.

Lưu ý: Không nên thoa chanh lên vùng da vết thương hở, tránh gây nên các tình trạng nóng, rát.

16 cách trị ghẻ ngứa tại nhà đơn giản, hiệu quả, an toàn

Axit citric trong chanh có tác dụng làm sạch da và sát trùng hiệu quả

Tinh dầu tràm trà

Một vài nghiên cứu nhỏ cho thấy tinh dầu tràm trà có tác dụng chống viêm và sát trùng đồng thời làm giảm ngứa và giúp loại bỏ phát ban. Tuy nhiên, nó sẽ không hiệu quả trên những cái ghẻ đang đào hang sâu trong da của bạn.[2]

Cách làm:

  • Lấy một lượng nhỏ tinh dầu tràm trà.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị ghẻ.
  • Bôi một lớp mỏng tinh dầu tràm trà lên trên bề mặt da.
  • Vỗ nhẹ để tinh dầu thấm sâu vào lớp biểu bì da và phát huy tốt công dụng.

16 cách trị ghẻ ngứa tại nhà đơn giản, hiệu quả, an toàn

Tinh dầu tràm trà có tác dụng chống viêm và sát trùng tốt

Tinh dầu neem

Tinh dầu neem có chứa một lượng lớn chất chống ký sinh trùng azadirachtin. Azadirachtin làm gián đoạn chu kỳ hormone của ký sinh trùng, ngăn chặn sự phát triển của ghẻ và làm cho trứng của chúng không thể được thụ tinh.

Một nghiên cứu đã thử nghiệm tác dụng của neem trên chó. Hầu hết chúng đều được chữa khỏi trong vòng 2 tuần liên tục sử dụng dầu gội có chứa neem. Những con chó không hồi phục hoàn toàn đã có sự cải thiện lớn về số lượng ghẻ còn sót lại trên da.[3]

Bài thuốc trị ghẻ có chứa dầu neem nên được dùng hàng ngày mới đem lại hiệu quả tốt. Bạn nên bôi dầu neem lên vùng da cần điều trị vào ban đêm, sau khi đã tắm rửa sạch sẽ bằng nước ấm.

16 cách trị ghẻ ngứa tại nhà đơn giản, hiệu quả, an toàn

Tinh dầu neem có chứa một lượng lớn chất chống ký sinh trùng azadirachtin

Kẽm

Kẽm giúp làm giảm phản ứng oxy hóa và các chất trung gian gây viêm trong cơ thể. Khi bổ sung kẽm, nó sẽ kích thích hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả thông qua cách thúc đẩy hoạt động của tế bào T (tế bào quan trọng của hệ miễn dịch).

Kẽm không phải là thuốc điều trị trực tiếp bệnh ghẻ. Thay vào đó, bạn nên sử dụng kẽm để giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng thứ cấp có thể do vết thương hở trên da khi bạn gãi hay mụn nước bị vỡ.

Tinh dầu đinh hương

Tinh dầu đinh hương có tác dụng sát trùng, an thần và chống oxy hóa rất tốt. Một nghiên cứu trên lợn và thỏ vào năm 2010 cho thấy rằng tinh dầu đinh hương có hiệu quả trong việc tiêu diệt ký sinh trùng ghẻ.[4]

Cách sử dụng tinh dầu đinh hương:

  • Bạn hãy lấy một lượng nhỏ tinh dầu đinh hương.
  • Vệ sinh sạch vùng da bị tổn thương do ghẻ.
  • Bôi một lớp mỏng tinh dầu đinh hương lên trên bề mặt da.
  • Vỗ nhẹ để tinh dầu thấm sâu vào lớp biểu bì da và phát huy tốt công dụng.

16 cách trị ghẻ ngứa tại nhà đơn giản, hiệu quả, an toàn

Tinh dầu đinh hương có đặc tính sát trùng, an thần và chống oxy hóa

Giấm táo

Giấm táo có chứa axit acetic, con người đã sử dụng nó hàng ngàn năm nay như một chất khử trùng vết thương tự nhiên. Hơn nữa, giấm táo có thể cân bằng lại độ pH của da, từ đó giúp ngăn chặn các sinh vật xấu, giảm kích ứng da, ngứa ngáy.

Tuy nhiên, giấm táo có thể gây cảm giác bỏng rát trên vết thương hở. Những người bị xước da và chảy máu nên tránh điều trị bằng cách này.

Cách sử dụng:

  • Hòa giấm táo vào nước theo tỷ lệ 1:1 mỗi loại.
  • Chỉ thoa một lượng nhỏ mỗi lần sử dụng.

Tìm hiểu thêm: 6 dấu hiệu khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết

16 cách trị ghẻ ngứa tại nhà đơn giản, hiệu quả, an toàn

Giấm táo chứa axit acetic, có tác dụng khử trùng vết thương hiệu quả

Thay đổi thói quen sống

Giặt quần áo bằng nước nóng

Mặc dù không phải là cách điều trị trực tiếp, nhưng bạn nên giặt hết quần áo, chăn màn mà đã tiếp xúc với người bị ghẻ. Điều này sẽ loại bỏ những con ghẻ đang ẩn náu trong vải và ngăn chúng lây lan sang các vùng khác trên cơ thể hoặc sang những người khác.

Bạn nên ngâm vải trong nước nóng hơn 50 độ, sau khi giặt xong thì sấy khô ở nhiệt độ cao trong khoảng 10 – 30 phút.

16 cách trị ghẻ ngứa tại nhà đơn giản, hiệu quả, an toàn

Nên giặt quần áo thường xuyên bằng nước nóng

Thường xuyên hút bụi và làm vệ sinh xung quanh

Tương tự như giặt quần áo, hút bụi trong nhà sẽ không chữa khỏi trực tiếp bệnh ghẻ. Tuy nhiên, hút sạch bất kỳ con ghẻ nào có thể có trong tấm trải sàn sẽ giúp ngăn ngừa bệnh ghẻ lây lan sang người khác hoặc vùng khác trên cơ thể.

16 cách trị ghẻ ngứa tại nhà đơn giản, hiệu quả, an toàn

Hút bụi và làm vệ sinh xung quanh để loại bỏ con ghẻ trong môi trường

Luôn vệ sinh cơ thể sạch sẽ

Vào những ngày trời nóng, cơ thể toát ra nhiều mồ hôi kết hợp với bụi bẩn từ môi trường sẽ khiến da dễ bị viêm, làm nặng thêm tình trạng ghẻ lở.

Chính vì vậy, bạn cần tắm rửa thường xuyên để tránh làm bệnh nặng thêm, đồng thời, khi tắm cũng giúp loại bỏ một phần ký sinh trùng ghẻ trên người.

Ngoài ra, khi tắm bạn có thể thêm một số loại thảo dược kể trên để tăng khả năng tiêu diệt ký sinh trùng.

16 cách trị ghẻ ngứa tại nhà đơn giản, hiệu quả, an toàn

Tắm rửa thường xuyên giúp loại bỏ bớt con ghẻ trên da

Sử dụng các loại thuốc bôi trị ghẻ

Thời điểm bôi thuốc điều trị tốt nhất là vào ban đêm, do đây là thời điểm ghẻ hoạt động mạnh nhất. Bạn có thể rửa sạch thuốc vào buổi sáng ngày hôm sau.

Hãy chắc chắn rằng bạn tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ. Các thuốc thường được dùng để điều trị ghẻ bao gồm:

  • Thuốc bôi tại chỗ: Kem permethrin 5%, dung dịch DEP (diethyl-phtalat), benzyl benzoate 10-25%, ivermectin 1%, sulfur 6-33%, malathion 0,5%, kem crotamiton.
  • Thuốc toàn thân: Bao gồm thuốc giảm ngứa, kháng sinh, chống viêm. Tùy tình trạng của bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc việc kết hợp sử dụng.

16 cách trị ghẻ ngứa tại nhà đơn giản, hiệu quả, an toàn

Bác sĩ có thể sẽ hướng dẫn bạn bôi thuốc vào ban đêm khi ghẻ hoạt động mạnh nhất

Cách phòng bệnh ghẻ ngứa tái phát

Không sử dụng chung quần áo, đồ dùng cá nhân với người khác nếu bạn đang bị bệnh.

Không được gãi trong quá trình điều trị để tránh dịch mủ lan rộng sang các vùng khác gây viêm nhiễm.

Nếu bệnh ghẻ đã lây lan trong cộng đồng thì cần điều trị đồng thời tất cả những người mắc bệnh, để bệnh chóng lành, hạn chế lây nhiễm rộng hơn.

Khi nghi ngờ bản thân bị bệnh ghẻ, bạn cần chủ động đến gặp bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp, kịp thời.

16 cách trị ghẻ ngứa tại nhà đơn giản, hiệu quả, an toàn

Không được gãi trong quá trình điều trị để tránh lây lan sang vùng khác

Những lưu ý khi chữa ghẻ ngứa tại nhà

Bệnh ghẻ sẽ không khỏi chỉ trong một đêm và bạn có thể sẽ bị ngứa ngáy khó chịu trong một khoảng thời gian. Áp dụng các thói quen lành mạnh trong quá trình điều trị có thể giúp bạn thấy được hiệu quả nhanh hơn.

Hãy nghỉ ngơi và tập thể dục điều độ. Bạn cũng nên ăn uống lành mạnh nhất có thể vì tất cả những yếu tố này sẽ giúp bạn khỏi bệnh sớm hơn.

Hãy lưu ý rằng bệnh ghẻ dễ lây lan và nên nghiêm túc tuân thủ các biện pháp để đảm bảo bạn không lây nhiễm cho người khác.

16 cách trị ghẻ ngứa tại nhà đơn giản, hiệu quả, an toàn

Ăn uống lành mạnh để tăng cường sức khỏe giúp bệnh mau khỏi

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu:

  • Phát ban không rõ nguyên nhân kéo dài hơn 1 tuần.
  • Phát ban không rõ nguyên nhân tiến triển nhanh.
  • Xuất hiện các triệu chứng đặc trưng của bệnh ghẻ như phát ban đỏ, ngứa ngáy trên da.

16 cách trị ghẻ ngứa tại nhà đơn giản, hiệu quả, an toàn

Khi phát hiện các triệu chứng đặc trưng của bệnh ghẻ, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay

Các bệnh viện đa khoa uy tín

  • TP. HCM: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân Dân 115, Bệnh viện Từ Dũ,…
  • Hà Nội: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Trung ương Quân đội 118,…

16 cách trị ghẻ ngứa tại nhà đơn giản, hiệu quả, an toàn

>>>>>Xem thêm: 4 bài tập chống gù lưng, cong vẹo cột sống cho dân công sở

Bệnh viện Bạch Mai tại Hà Nội

Bài viết trên đã thông tin cho bạn về các cách trị ghẻ ngứa tại nhà đơn giản mà hiệu quả cũng như một vài lưu ý khi điều trị tại nhà. Nếu bạn thấy hay và hữu ích, đừng quên chia sẻ cho bạn bè và người thân cùng biết nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *