Lô hội là một món quà tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Thế nhưng sử dụng lô hội chăm sóc da như thế nào là đúng? Hãy theo dõi bài viết để biết cách sử dụng lô hội cho da an toàn và giảm kích ứng.
Bạn đang đọc: Cách sử dụng lô hội (aloe vera) cho da an toàn, giảm kích ứng
Lô hội (Aloe vera) còn được gọi là nha đam là loại cây mọng nước có nhiều gai nhọn, chúng có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và làn da. Lô hội được dùng rất phổ biến từ điều trị mụn trứng cả, bỏng da cho đến các vết rạn; đặc biệt, lô hội được coi là thảo dược tuyệt vời giúp dưỡng ẩm, nuôi dưỡng và làm dịu làn da.
Bạn có thể dùng gel lô hội – chất trong suốt và đắng giống như thạch ở bên trong lá trực tiếp lên da như một thảo dược cho da; hoặc kết hợp gel này với một số thành phần khác để làm nên công thức làm dịu da độc đáo.
Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm về tác dụng của lô hội với làn da, cũng như các công thức mà bạn có thể thực hiện tại nhà với lô hội để trị mụn trứng cá, vết rạn da và một số tình trạng da khác nhau.
Contents
Lợi ích của lô hội đối với da
Gel lô hội chứa ít nhất 75 chất dinh dưỡng và hợp chất thực vật có thể dùng trong chăm sóc sức khỏe. Với thành phần tuyệt vời như vậy, lô hội trở thành nguyên liệu tuyệt vời cho sức khỏe, sắc đẹp và thẩm mỹ. Dưới đây là một số lợi ích của lô hội đối với da [1]:
Dưỡng ẩm tự nhiên
Nha đam chứa các hợp chất thực vật có khả năng dưỡng ẩm tự nhiên vô cùng tốt. Lô hội có chứa thành phần polysaccharide acemannan, là một loại đường thực vật có tác dụng dưỡng ẩm cho da khô [2].
Gel lô hội cũng có hàm lượng nước cao và không gây nhờn rít, chính điều đó giúp nó trở thành một loại kem dưỡng ẩm tuyệt vời khi thoa trực tiếp lên da. Nam giới cũng có thể thoa gel lô hội sau khi cạo râu để giữ ẩm và tránh bị bỏng rát do dao cạo gây nên.
Hỗ trợ chống lão hóa và giảm nếp nhăn
Theo khoa học, lô hội có thể giúp làm giảm sự xuất hiện của nếp nhăn. Một nghiên cứu thực hiện trên 30 phụ nữ trên 45 tuổi uống bổ sung lô hội (liều thấp là 1200 mg/ngày, liều cao là 3600 mg/ngày) liên tục trong 90 ngày. Kết quả cho thấy các nếp nhăn trên mặt được cải thiện đáng kể ở cả hai nhóm và độ đàn hồi da mặt được cải thiện ở nhóm dùng liều thấp hơn [nguon title=”Dietary Aloe Vera Supplementation Improves Facial Wrinkles and Elasticity and It Increases the Type I Procollagen Gene Expression in Human Skin in vivo” link=”https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2883372/”][/nguon].
Lô hội cũng chứa chất chống oxy hóa có thể giúp chống lão hóa, vì những hợp chất này chống lại tác hại của tuổi tác của các gốc tự do trong cơ thể [4].
Làm dịu vết bỏng
Gel nha đam bôi lên vết bỏng giúp chữa lành khá hiệu quả. Một đánh giá khoa học của nhiều nghiên cứu cho thấy rằng gel lô hội thoa lên da giúp tăng tốc độc chữa lành vết bỏng độ 1 và độ 2 [5].
Làm dịu vết cháy nắng
Với đặc tính mát và khả năng làm dịu tự nhiên, gel lô hội được xem là một phương thuốc giúp làm dịu vết cháy nắng hiệu quả. Với đặc tính làm mềm da và hàm lượng nước cao giúp làm dịu da khô và bong tróc do cháy nắng [6].
Nha đam cũng chứa gibberellin – một loại hormone thực vật giúp kích thích sự phát triển của các tế bào mới và hỗ trợ chữa lành da.
Lô hội giúp trị mụn
Với đặc tính kháng khuẩn, khử trùng và chống viêm của nha đam đã làm cho loại cây trở thành một phương thuốc trị mụn hiệu quả khi bôi tại chỗ [7].
Một nghiên cứu cho thấy sự kết hợp giữa kem tretinoin – một loại thuốc trị mụn trứng cá thông thường và gel lô hội có hiệu quả hơn sử dụng kem tretinoin riêng lẻ trong việc trị mụn trứng cá nhẹ đến trung bình.
Thúc đẩy quá trình chữa lành da
Nhiều nghiên cứu cho thấy khả năng chữa lành vết thương của lô hội nhờ có acemannan – một loại đường thực vật có khả năng hỗ trợ đặc tính chữa lành tự nhiên của da [nguon title=”Antibacterial activities and antioxidant capacity of Aloe vera” link=”https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3729540/”][/nguon]. Do đó, lô hội được xem như một phương thuốc chữa trị các vết xước, vết cắt và phát ban nhẹ. Ngoài ra, hợp chất polyphenol trong nha đam cũng có đặc tính kháng khuẩn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng hiệu quả.
Giúp làm mờ vết rạn da
Lô hội cũng có thể giúp làm giảm sự xuất hiện của các vết rạn da, các vết rách nhỏ dưới bề mặt da. Hiện tượng rạn da xảy ra khi da bị căng ra quá giới hạn bình thường, chủ yếu gặp ở phụ nữ mang thai hoặc những người tăng và giảm cân nhanh chóng.
Bằng chứng khoa học không trực tiếp chỉ ra rằng lô hội giúp loại bỏ vết rạn da, nhưng khả năng thúc đẩy quá trình chữa lành da của acemannan có thể giúp làm mờ những vết này theo thời gian; đặc biệt là khi lô hội được sử dụng kết hợp với các chất khác, chẳng hạn như vitamin E.
Giảm các triệu chứng ngứa và da bong tróc
Nếu bạn bị bong tróc và ngứa da, thoa gel lô hội có thể giúp giảm nhẹ tình trạng. Chất gel lô hội mát lạnh sẽ giúp làm dịu da, giảm mẩn đỏ, sưng tấy và thúc đẩy quá trình hydrat hóa. Một nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả của lô hội tại chỗ đối với bệnh vẩy nến [9]. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu quy mô hơn nữa để có thể khẳng định tác dụng của lô hội đối với bệnh vẩy nến ở người.
Chăm sóc da đầu
Với đặc tính làm mềm da, lô hội có thể làm giảm ngứa da đầu và trị gàu tương đối tốt. Sự kết hợp của các enzym phân giải protein, đặc tính kháng khuẩn và chất làm mềm ẩm có thể giúp làm dịu da đầu và đẩy lùi các vi khuẩn gây ra vảy da chết của gàu.
Cách sử dụng lô hội tươi chăm sóc da
Công thức lô hội giúp dưỡng ẩm, chống lão hóa
Trong tất cả các công thức dưới đây, hãy đảm bảo gel lô hội được lấy từ cây lô hội tươi nguyên chất.
1/Dưỡng ẩm với gel lô hội nguyên chất
Thành phần:
– 1 muỗng gel lô hội nguyên chất
Hướng dẫn:
– Thoa trực tiếp gel lô hội lên mặt và cả cổ. Sử dụng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối khi đã làm sạch da. Lưu ý, tránh thoa gel lô hội vào vùng mắt của bạn.
2/Công thức chống lão hóa mắt với lô hội và vitamin E
Thành phần:
– 1 viên vitamin E
– 1 muỗng gel lô hội nguyên chất
Hướng dẫn:
– Dùng ghim chọc thủng viên vitamin E và ép dầu vào một chiếc bát nhỏ.
– Thêm vào chén 1 muỗng gel nha đam và dùng muỗng trộn đều hỗ hợp.
– Sau khi hỗn hợp đều, hãy dùng tay chấm nhẹ một chút hỗn hợp lên vùng da quanh mắt.
– Nên thoa hỗn hợp lên da hàng đêm trước khi ngủ để đạt hiệu quả tối ưu.
3/Tẩy tế bào chết với lô hội, mật ong và muối biển
Thành phần:
– 2 muỗng gel lô hội nguyên chất
– 1 muỗng mật ong nguyên chất
– 1/4 chén muối biển hữu cơ
Hướng dẫn:
– Cho muối biển vào 1 bát lớn, sau đó cho 2 muỗng gel lô hội vào và trộn đều để thành hỗn hợp sền sệt. Sau đó, thêm mật ong vào và trộn đều hỗn hợp một lần nữa.
– Sử dụng hỗn hợp vừa trộn như một sản phẩm tẩy tế bào chết cho da mặt hoặc toàn thân. Massage lên da thật đều và rửa sạch lại bằng nước ấm.
Công thức lô hội giúp trị mụn
Có 2 công thức từ lô hội kết hợp với một số thành phần giúp trị mụn trứng cá hiệu quả. Và gel nha đam cũng nên được lấy 100% từ cây nha đam tươi.
1/Mặt nạ lô hội, mật ong và nước hoa hồng
Thành phần:
– 1 muỗng gel lô hội nguyên chất
– 1 muỗng mật ong nguyên chất
– 1-2 muỗng cà phê nước hoa hồng (hoặc có thể thay thế bằng 1-2 muỗng cà phê nước cốt chanh)
Mật ong nguyên chất có tác dụng làm dịu da và ngăn ngừa vi khuẩn một cách tự nhiên. Ngoài ra nước hoa hồng cũng mang đến một mùi thơm dễ chịu cho công thức này. Nếu muốn, bạn có thể sử dụng nước cốt chanh thay cho nước hoa hồng để giúp làm sáng và sạch da. Nếu bạn có làn da nhạy cảm, hãy tránh sử dụng nước cốt chanh.
Hướng dẫn:
– Cho các thành phần gel lô hội, mật ong và nước hoa hồng (hoặc nước cốt chanh) để tạo thành hỗn hợp sền sệt.
– Dùng hỗn hợp mặt nạ vừa trộn đắp lên da mặt trong 20 phút. Sau đó, rửa sạch lại da mặt bằng nước ấm.
– Công thức này nên được sử dụng 3 lần mỗi tuần để có hiệu quả giảm mụn trứng cá.
2/Mặt nạ lô hội và vitamin E
Thành phần
– 1/4 cốc gel lô hội nguyên chất
– 10 viên nang mềm vitamin E
Dầu vitamin E có đặc tính chống oxy hóa và làm mềm da, đây là nguyên liệu vô cùng tốt để dưỡng ẩm và làm mờ các vết thâm trên da.
Hướng dẫn:
– Dùng ghim chọc thủng viên vitamin E và bóp phần dầu vào trong một cái bát nhỏ. Sau đó, thêm phần gel lô hội vào và trộn đều.
– Thoa hỗn hợp vừa trộn lên vùng da có mụn và để yên trong ít nhất 1 giờ. Sau đó, rửa sạch lại da với nước ấm.
– Nên dùng hỗn hợp này 2 lần mỗi ngày để có hiệu quả tốt nhất.
Tìm hiểu thêm: 12 cách kiềm chế cơn giận để tránh gây bất hoà trong các mối quan hệ
Công thức lô hội dành cho các vết rạn da
Mặc dù các nghiên cứu vẫn chưa khẳng định tác dụng của lô hội đối với vết rạn da, nhưng khả năng làm mờ nếp nhăn và dưỡng ẩm cho da của lô hội khiến đây trở thành một công thức đầy hứa hẹn. Nếu có những vết rạn do thai kỳ hoặc do tăng cân, hãy thử một số công thức dưới đây:
1/Hỗn hợp lô hội và bã cà phê
Thành phần:
– 2 muỗng gel lô hội nguyên chất
– 2 muỗng bã cà phê
Bã cà phê là nguyên liệu giúp tẩy tế bào chết trên da và có khả năng làm tăng lưu lượng máu vô cùng hiệu quả.
Hướng dẫn:
– Trộn bã cà phê với gel lô hội cho đến khi chúng trở thành một hỗn hợp đồng nhất. Sau đó thoa hỗn hợp lên vết rạn da, massage hỗn hợp trên da theo chuyển động tròn.
– Giữ nguyên hỗn hợp bã cà phê và lô hội lên da trong vòng 20 phút. Cuối cùng, rửa sạch da lại dưới vòi tắm hoa sen là được.
– Nên thực hiện lặp lại cách ngày để thấy được hiệu quả.
2/Hỗn hợp lô hội và dầu dừa
Thành phần:
– 1/3 cốc gel lô hội nguyên chất
– 1/2 chén dầu dừa hữu cơ nguyên chất
Hướng dẫn:
– Đánh đều dầu dừa và gel lô hội với nhau để tạo thành một hỗn hợp bông mịn. Dùng hỗn hợp thoa lên vết rạn, massage đều và để qua đêm.
– Hỗn hợp còn thừa, hãy để trong hộp kín và sử dụng hàng đêm cho đến khi vết rạn mờ đi.
Công thức lô hội chữa bỏng da
Như đã nêu ở trên, gel lô hội là nguyên liệu tuyệt vời giúp điều trị bỏng cấp độ 1. Thường thì vết bỏng cấp độ 1 thường gây đau và vùng da bên ngoài bị tấy đỏ. Lưu ý rằng, công thức lô hội chỉ dành cho những vết bỏng nhẹ, nếu quá nặng, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
1/Gel lô hội trị bỏng nhẹ
Thành phần:
– 1 chén nhỏ gel lô hội
Hướng dẫn:
– Trên vùng da bị bỏng, thoa một lớp dày gel lô hội nguyên chất. Thoa lại sau khi gel trên da đã khô. Nếu muốn, hãy dùng một miếng băng gạc lên trên lớp gel lô hội để cố định và giữ ẩm tốt hớn.
2/Hỗn hợp nha đam và cà rốt
Thành phần
– 2 củ cà rốt hữu cơ
– 1/2 cốc gel lô hội nguyên chất
Để ngăn ngừa sẹo do bỏng, hãy đắp hỗn hợp gel lô hội và cà rốt. Cả lô hội và cà rốt đều chứa vitamin A, C và E, có thể giúp chữa lành vết thương cũng như hiệu quả trong việc làm giảm mẩn đỏ và sưng tấy.
Hướng dẫn:
– Cà rốt bào nhuyễn cho vào bát, sau đó cho gel lô hội vào và trộn đều. Dùng hỗn hợp cà rốt và lô hội đắp lên vết bỏng và dùng băng quấn để gữ cố định.
– Sau khi hỗn hợp đã khô, hãy đắp lại hỗn hỗn hợp một lần nữa. Cuối cùng, rửa sạch da dưới vòi hoa sen và dùng khăn khô để lau sạch.
– Nên thực hiện cách ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Sử dụng lô hội tươi có an toàn không
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Thái Nakorn Patana của nước nào? Có tốt không?
Lá nha đam gồm ba phần vỏ, gel và mủ. Trong đó, gel nha đam được biết đến nhiều nhất với các lợi ích tốt cho sức khỏe và trong chăm sóc da.
Thoa gel lô hội tươi lên mặt hiện vẫn thường ít khi xảy ra các tác dụng phụ nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, một số người có thể gặp cảm giác châm chích hoặc bỏng rát sau khi sử dụng gel trên da khô hoặc da nhạy cảm.
Một số người có thể bị phản ứng dị ứng (viêm da tiếp xúc) với lô hội tại chỗ. Do đó, hãy thực hiện kiểm tra dị ứng hỗn hợp gel nha đam trước khi thoa lên mặt. Hãy thoa một lượng nhỏ gel lô hội hoặc hỗn hợp theo công thức có chứa lô hội vào bên trong cổ tay để kiểm tra phản ứng. Sau 24 giờ, nếu thấy da có biểu hiện ngứa, sưng tấy hoặc đổi màu thì không nên thoa lên mặt.
Nhìn chung, các chuyên gia da liễu đánh giá việc sử dụng gel lô hội trên da là an toàn. Nhưng nếu có bất cứ lo lắng nào về việc sử dụng lô hội trên da, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng.
Nếu thực hiện thoa gel lô hội hoặc các công thức chăm sóc da có thành phần lô hội trên da và gặp kích ứng, hãy nhanh chóng loại bỏ hỗn hợp trên da và rửa da sạch lại với nước ấm. Theo dõi da, nếu tình trạng kích ứng quá nhiều, hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị y tế.
Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin về lợi ích của nha đam đối với da cũng như cách thực hiện các công thức chăm sóc da với lô hội tươi hiệu quả. Hi vọng bạn sẽ có được cách sử dụng lô hội tươi cho da an toàn và giảm kích ứng!
Nguồn: Globalhealing, Medicalnewstoday
Có thể bạn quan tâm:
>>>>> Nha đam có thể làm giảm sự xuất hiện của sẹo mụn không?
>>>>> Bí quyết chăm sóc da để chống lão hoá