Cách sử dụng gừng chữa cảm cúm

Rate this post

Khi trái gió trở trời, thời tiết thay đổi dễ làm chúng ta mắc phải một số bệnh như cảm lạnh, cảm cúm. Chúng ta có thể nhanh chóng phòng và điều trị thuyên giảm các triệu chứng ngay tại nhà khi bệnh chưa trở nặng. Sau đây là một số phương pháp dân gian từ gừng khá hiệu quả được mọi người tin dùng.

Bạn đang đọc: Cách sử dụng gừng chữa cảm cúm

Gừng là gia vị phổ biến đối với người Việt chúng ta, có lẽ góc bếp của gia đình nào cũng có vài củ gừng nhỏ. Việc sử dụng gừng vào các món ăn, đồ uống đã không còn xa lạ. Ngoài ra đã có nhiều nghiên cứu khoa học thấy được gừng có thể chống viêm và kháng lại các vi khuẩn, virus gây bệnh trên đường hô hấp như cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng… Vậy hãy theo dõi xem vị thuốc này có thể chữa các triệu chứng cảm cúm như thế nào nhé

Cách dùng gừng tươi chữa cảm cúm

Cách sử dụng gừng chữa cảm cúm

Gừng ngoài dùng để làm gia vị còn là vị thuốc quý được sử dụng nhiều trong dân gian. Khi cảm lạnh, đau họng, ho hay ngứa cổ bạn chỉ cần gọt vỏ, rửa sạch và thái một miếng gừng nhỏ rồi ngậm từ từ sau đó nhai nhỏ. Khi ăn gừng chú ý nuốt phần nước một cách từ từ để nó thấm vào cổ họng. Bạn cũng có thể nuốt cả phần bã khi đã nhai nát.. Việc này sẽ làm dịu cơn đau họng, khiến cổ họng bạn ấm lên và có thể giảm cơn ho rất nhiều. bạn có thể thực hiện cách này 2 đến 3 lần mỗi ngày cho đến khi cơn đau họng không còn làm phiền đến bạn.

Tuy nhiên gừng khá cay, nồng mùi gia vị và tính ấm nóng, nên nếu ai không chịu được cay, người dị ứng, mẫn cảm vứi gừng thì không nên làm theo cách này.

Một cách khác để dùng gừng tươi giảm các triệu chứng cảm cúm và tốt cho mùa lạnh là thêm vào trong các món ăn. Chúng ta có thể thêm vài nhánh gừng nhỏ vào trong một số món như cá kho hay món gà…Gừng không chỉ giúp làm tăng hương vị hấp dẫn cho món ăn mà tính ấm nóng từ gừng còn hỗ trợ tiêu hóa, làm ấm người và giải cảm.

Ví dụ: dùng gừng trong món cháo để chữa cảm cúm. Sau đây là cách chế biến món cháo giải cảm từ gừng tươi, hành lá và lá tía tô

Nguyên liệu: Gừng tươi 2 củ nhỏ cỡ 10g, 1 nắm lá tía tô, một ít hành lá, gạo, trứng gà.

Cách dùng: Các nguyên liệu trên đem đi rửa sạch và thái nhỏ. Chuẩn bị sẵn một nồi cháo hoa sau đó cho các nguyên liệu đã được sơ chế vào, đảo đều rồi múc ra tô để người bệnh ăn khi còn nóng. Có thể cho thêm vào bát cháo lòng đỏ trứng gà để bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho người bệnh.

Cách dùng trà gừng chữa cảm cúm

Cách sử dụng gừng chữa cảm cúm

Nhấm nháp một ly trà gừng nóng là một phương pháp chữa các triệu chứng của cảm lạnh, cảm cúm tại nhà rất đơn giản và phổ biến. Nước trà ấm chứa tinh dầu gừng có thể làm dịu cổ họng bị viêm, hơn nữa với hương vị thơm ngon thì đây là cách làm dịu đi những triệu chứng của cảm cúm như ho, đau họng, hắt hơi.. một cách hiệu quả.

Gừng cũng được cho là có đặc tính kháng khuẩn, có thể giúp chống lại virus và vi khuẩn gây bệnh. Vậy nên chỉ cần giã nát một củ gừng nhỏ,cho vào một chút nước sôi rồi đậy nắp trong vòng 5 phút để các tinh chất từ gừng có thể lan tỏa. Sau đó bạn có thể cho thêm chút mật ong, hoặc vài lát chanh để có vị dễ uống cũng như tăng cường tính kháng khuẩn. Ngoài ra bạn có thể mua trà gừng dạng túi lọc, hoặc dạng bột được đóng gói sẫn để tiện lợi sử dụng. Bạn chỉ nên uống loại trà này tối đa 3 lần mỗi ngày vì tính nóng của củ gừng có thể khiến dạ dày bạn khó chịu nếu sử dụng quá nhiều.

Ngoài cách pha trà gừng đơn giản ở trên thì bạn cũng có thể biến tấu thêm cho món trà gừng bằng cách cho thêm một vài loại thảo dược vừa thơm ngon lại tốt cho sức khỏe như quế, táo tàu, kỷ tử, cam thảo..

Nguyên liệu: Trà đen túi lọc 1-2 gói, gừng tươi 1 củ, mật ong: 3 thìa cà phê (hoặc bạn cho 1.5 thìa cà phê dường nâu). 1 mẩu nhỏ quế khô. Táo tàu, kỳ tử, cam thảo…

Cách làm: Sơ chế sạch sẽ nguyên liệu. Đun 250ml nước sôi sau đó cho táo, quế, kỷ tử, cam thảo vào đun sôi trong vòng 5-8p. Sau đó cho trà túi lọc và gừng vào rồi tắt bếp. Cho mật ong ở bước cuối cùng, đợi 5p nữa và cho ra cốc và có thể sử dụng.

Xông hơi với gừng để chữa cảm cúm

Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Nấm Linh Chi Song Phương của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật

Cách sử dụng gừng chữa cảm cúm

Ngoài cách dùng trực tiếp gừng tươi, pha trà gừng thì xông hơi cũng là một cách phổ biến mà dân gian hay dùng để chữa các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm. Tinh dầu gừng được hít vào khi xông sẽ khiến cơ thể cảm thấy thoải mái và giúp giải cảm một cách hiệu quả.

Nguyên liệu: gừng củ ,lá chanh, lá sả, vỏ bưởi, hương nhu, ngải cứu, tía tô, kinh giới, bạc hà, lá gừng, lá nghệ,… bạn có thể dùng một vài loại hoặc tất cả các loại trên kết hợp

Cách làm: Rửa sạch các nguyên liệu, Vò các loại lá và đập nát các củ rồi cho vào nồi nước. Nấu sôi, vặn lửa nhỏ chờ sôi thêm 10-15p để các tinh dầu có thể lan tỏa tốt hơn. Đặt nồi nước xông trước mặt, trùm chăn kín rồi từ từ mở hé vung nồi cho hơi nước thoát ra, sao cho độ nóng vừa ở mức chịu đựng được và tránh bị bỏng. Hít thở mạnh và sâu để hương tinh dầu vào sâu trong phế nang.

Cách dùng thực phẩm chức năng chứa gừng chữa cảm cúm

Cách sử dụng gừng chữa cảm cúm

>>>>>Xem thêm: Những lưu ý khi đi ăn bên ngoài trong thời gian dịch Covid-19

Vì gừng có rất nhiều lợi ích dối với sức khỏe nên hiện nay gừng được sản xuất thành kẹo nhai, viên ngậm, thuốc siro hay viên nang chứa các chiết xuất từ gừng và được sử dụng rộng rãi vì tính tiện lợi và đảm bảo.

Khi trời trở lạnh bạn có thể uống bổ sung các viên thực phẩm chức năng chứa chiết xuất từ gừng để phòng ngừa cảm cúm. Hơn nữa khi cảm cúm bạn cũng có thể uống thêm các loại thực phẩm chức năng này vì gừng có thể kích thích hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể bạn chống chọi tốt hơn trước vi khuẩn, virus gây các bệnh lên đường hô hấp.

Tuy nhiên bạn nên dùng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất, không tự ý sử dụng, vừa không có hiệu quả tốt trong chữa bệnh và có thể đem lại những phản ứng phụ không mong muốn.

Mong rằng qua bài viết trên bạn có thể tận dùng gừng tươi, các thực phẩm chức năng từ gừng để hỗ trợ chữa các triệu chứng cảm cúm, giúp nhanh chóng khỏi bệnh và tăng cường sức khỏe.

Nguồn: healthline, tracuuduoclieu.vn

Có thể bạn quan tâm:

>>>>> Gừng giúp chữa cảm cúm như thế nào?

>>>>> Phân biệt cảm lạnh với cảm cúm

  • Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *