Bạch hầu là một trong những tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp ít gặp nhưng gây những biến chứng nặng nề. Vậy có những biện pháp nào để phòng ngừa. Cùng tìm hiểu các biến chứng và biện pháp phòng ngừa bệnh bạch hầu qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Cách phòng chống bệnh bạch hầu và biến chứng bạn nên biết
Contents
Bệnh bạch hầu là gì?
Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm, chủ yếu gây bệnh ở đường hô hấp do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae sản sinh ra độc tố khiến niêm mạc mũi, họng bị bao phủ bởi lớp giả mạc dày.
Bệnh diễn biến nhanh, nếu không phát hiện kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm liên quan đến hô hấp, tim, phổi, thậm chí cả tử vong.[1]
Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây bệnh ở đường hô hấp
Bệnh bạch hầu lây nhiễm bằng cách nào?
Bệnh bạch hầu dễ dàng lây truyền từ người này sang người khác qua đường hô hấp. Ngoài ra, vi khuẩn có thể lây cho người lành khi tiếp xúc với vết loét của người bệnh.
Một số người có nguy cơ cao mắc bệnh bạch hầu là:
- Người có tiền sử tiếp xúc gần với người bệnh.
- Người tiếp xúc trực tiếp với chất tiết của người bệnh.[2]
Vi khuẩn bạch hầu lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp
Phòng chống bạch hầu bằng cách nào?
Tiêm ngừa vắc-xin đầy đủ
Phương pháp phòng bệnh bạch hầu chủ yếu là tiêm vắc-xin đầy đủ cho trẻ khi còn nhỏ theo đúng Chương trình tiêm chủng quốc gia.
- Tiêm các mũi 5 trong 1 bao gồm (bạch hầu – uốn ván – ho gà – HiB – viêm gan B) khi trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi.
- Tiêm nhắc lại 1 mũi 5 trong 1 khi trẻ 18 tháng tuổi.[3]
Ngoài ra, Tiêm chủng dịch vụ còn có loại vắc-xin 6 trong 1 (vắc-xin phối hợp phòng 6 bệnh bạch hầu – viêm gan B – HiB – ho gà – bại liệt – uốn ván). Vì vậy, các cha, mẹ có thể cân nhắc lựa chọn tiêm cho trẻ.
Tiêm phòng vắc-xin là cách tốt nhất để phòng bệnh
Chú ý vệ sinh cá nhân sạch sẽ
Cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ và hướng dẫn trẻ các biện pháp để hạn chế vi khuẩn lây lan nhất có thể:
- Rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ sau khi chơi đồ chơi, sau khi nắm tay hoặc sau khi tiếp xúc với người bệnh.
- Tập thói quen hạn chế cho tay lên mắt, mũi, miệng.
- Khi hắt hơi nên che miệng tránh cho vi khuẩn phát tán.
- Súc họng hàng ngày.[4]
Rửa tay bằng xà phòng để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh
Hạn chế tiếp xúc với nguồn lây
Khi phát hiện ra những người xung quanh có dấu hiệu mắc bạch hầu nên báo ngay cho trung tâm y tế để được cách ly và điều trị kịp thời.
Với những người tiếp xúc gần với người bệnh, cần phải khai báo đầy đủ và thực hiện theo đúng hướng dẫn của nhân viên y tế.
Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh nếu bắt buộc phải tiếp xúc. Sau đó cần tiến hành sát khuẩn và điều trị dự phòng.
Đeo khẩu trang để hạn chế tiếp xúc với vi khuẩn
Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống xung quanh
Với môi trường sống xung quanh cần phải thực hiện các hoạt động để môi trường sạch sẽ như:
- Thường xuyên vệ sinh lớp học.
- Đảm bảo lớp học trang bị đủ ánh sáng, tránh ẩm mốc.
- Nhà ở nên được vệ sinh thường xuyên, tránh tình trạng ẩm thấp.
Trường hợp có người thân bị mắc bệnh, cần tiến hành sát trùng tẩy uế tất cả các đồ vật có liên quan tới bệnh nhân. Tẩy uế và diệt khuẩn phòng bệnh nhân hàng ngày bằng các dung dịch cresyl, chloramin B. Các vật dụng cá nhân như bát đĩa, đũa, bàn chải, chăn màn, quần áo phải được luộc sôi.
Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ để tránh tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh bạch hầu
Tắc nghẽn đường hô hấp
Độc tố của vi khuẩn gây bệnh bạch hầu sẽ tác động vào vùng niêm mạc mũi, họng tạo thành giả mạc bao phủ vùng mũi, miệng, amidan, họng khiến cho đường hô hấp bị tắc nghẽn.
Giả mạc này rất khó loại bỏ, nếu không điều trị kịp thời sẽ lan ra và bịt kín đường thở, khiến cho người bệnh không đủ khí trao đổi gây nên suy hô hấp.[5]
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách thử tiểu đường tại nhà
Giả mạc có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp
Tổn thương thần kinh
Độc tố có thể tấn công vào các sợi thần kinh, đặc biệt là thần kinh vùng hầu họng, khiến cho chúng không thể dẫn truyền tín hiệu thần kinh đến cơ gây ra hiện tượng khó nuốt.
Ngoài ra, các độc tố này có thể làm ảnh hưởng đến dẫn truyền thần kinh vùng cơ hô hấp gây nên tình trạng khó thở. Trong trường hợp này, người bệnh có thể được chỉ định thở nội khí quản.[6]
Khó nuốt là triệu chứng hay gặp do tổn thương thần kinh
Viêm cơ tim
Vi khuẩn có thể theo máu di chuyển đến tim. Tại đây, độc tố được tiết ra sẽ gây ảnh hưởng đến các cấu trúc của tim khiến cơ thể xuất hiện những triệu chứng như:
- Rối loạn nhịp tim.
- Suy tim.
- Viêm cơ tim.
Biến chứng viêm cơ tim có thể xảy ra trong giai đoạn toàn phát của bệnh hoặc cũng có thể xảy ra chậm vài tuần sau khi bệnh đã khỏi.
Vi khuẩn có thể tấn công gây ra viêm cơ tim
Rối loạn chức năng ở bàng quang
Độc tố của vi khuẩn có thể tác động vào thần kinh kiểm soát chức năng của bàng quang khiến cho người bệnh xuất hiện những triệu chứng như:
- Tiểu nhiều lần.
- Tiểu rắt.
- Mất kiểm soát bàng quang.
Thông thường, các triệu chứng của bàng quang thường xuất hiện trước khi xuất hiện những dấu hiệu liên quan đến tim mạch và hô hấp.
Tổn thương thần kinh tại bàng quang gây nên tình trạng tiểu nhiều lần
Tê liệt cơ hoành
Cơ hoành là cơ quan hết sức quan trọng trong hô hấp của cơ thể. Khi vi khuẩn tấn công, cơ này thường bị liệt đột ngột gây nên suy hô hấp. Do đó, khi xuất hiện liệt cơ hoành cần phải điều trị nhanh chóng, kịp thời nếu không sẽ dẫn tới tử vong.
Biến chứng này thường diễn ra sau vài tuần mắc bệnh, kể cả khi người bệnh đã phục hồi sau nhiễm trùng ban đầu. Đây là triệu chứng xuất hiện sau các biến chứng khác.
Cơ hoành bị tê liệt gây ra khó thở
Viêm phổi hoặc suy hô hấp
Biến chứng này thường do hậu quả của liệt cơ hoành, triệu chứng khó thở sẽ biểu hiện thường xuyên hơn. Khi xuất hiện tình trạng khó thở do bít tắc, đồng thời điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào nhu mô phổi, viêm nhiễm dẫn tới viêm phổi hoặc suy hô hấp.
Viêm phổi là biến chứng có thể gặp do bạch hầu
Tử vong
Bạch hầu nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới tỷ lệ tử vong rất cao, chiếm tới hơn 50% tỷ lệ mắc bệnh. Ngoài ra, có 10% bệnh nhân phát hiện sớm và điều trị tích cực vẫn có thể tử vong do các biến chứng nguy hiểm vẫn có thể xuất hiện.
Tỷ lệ tử vong cao hơn ở trẻ em dưới 5 tuổi hoặc người lớn trên 40 tuổi.[6]
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Les Laboratoiries Servier Industries của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Điều trị bạch hầu không kịp thời có thể dẫn tới tử vong
Bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, chúng ta cần nâng cao cảnh giác, thực hiện tốt những biện pháp để phòng chống căn bệnh này xuất hiện. Các bậc phụ huynh nên thực hiện tốt Chương trình tiêm chủng mở rộng để giúp con em mình phòng bệnh hiệu quả.