Cách phòng bệnh thường gặp vào mùa tựu trường và những lưu ý cho trẻ

Rate this post

Mùa tựu trường chính là là thời điểm chuyển giao mùa, vì thế có thể làm tăng nguy cơ các bệnh về hô hấp, tiêu hoá và bệnh truyền nhiễm xuất hiện ở trẻ nhỏ. Vậy làm sao để phòng bệnh thường gặp cho trẻ mùa tựu trường? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cho các bậc phụ huynh nhé!

Bạn đang đọc: Cách phòng bệnh thường gặp vào mùa tựu trường và những lưu ý cho trẻ

Bệnh tay chân miệng

Nguyên nhân

Bệnh tay chân miệng thường xuất hiện do sự lây lan của các virus thuộc nhóm đường ruột, trong đó có hai loại chính là virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71. Những người có nguy cơ cao nhất mắc bệnh tay chân miệng là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi do hệ miễn dịch của bé chưa hoàn thiện.

Nguyên nhân nhiễm bệnh thường liên quan tới đường tiêu hóa, bao gồm các trường hợp như sau:

  • Tiếp xúc với các giọt nước bọt, hạt bắn ra từ miệng và mũi của người bệnh sau khi họ ho hoặc hắt hơi.
  • Chạm vào các chất lỏng được tiết ra từ người bệnh, sau đó vô tình đưa tay lên mắt, mũi hoặc miệng của mình.
  • Tiếp xúc với các bề mặt mà người bệnh đã chạm vào trước đó chẳng hạn như cửa nắm tay, đồ chơi và nhiều vật dụng khác.

Cách phòng bệnh thường gặp vào mùa tựu trường và những lưu ý cho trẻ

Bệnh tay chân miệng có thể lay qua đường nước bọt khi nói chuyện

Triệu chứng

Việc nhận biết các triệu chứng trong từng giai đoạn này là quan trọng để nắm bắt tình hình sức khỏe của trẻ một cách hiệu quả. Bệnh tay chân miệng thường đi qua bốn giai đoạn chính:

  • Giai đoạn ủ bệnh (từ 3 – 7 ngày): Trẻ thường không có bất kỳ triệu chứng cụ thể nào, làm cho việc phát hiện bệnh trở nên khó khăn.
  • Giai đoạn khởi phát (từ 1 – 2 ngày): Trẻ sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như sốt nhẹ, đau họng, mệt mỏi và có thể bỏ bữa ăn. Giai đoạn này bạn có thể đưa trẻ đi khám để kịp thời can thiệp.
  • Giai đoạn toàn phát (từ 3 – 10 ngày): Trong giai đoạn này, các triệu chứng trở nên rõ ràng hơn. Trẻ sẽ phát triển các vết loét đỏ, phỏng nước đường kính khoảng 2-3mm trên niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng và làm trẻ từ chối ăn uống. Giai đoạn này bố mẹ hãy đưa trẻ đi nhập viện ngay lập tức.
  • Giai đoạn lui bệnh (sau 3 – 5 ngày khi triệu chứng bắt đầu): Trẻ bắt đầu hồi phục và không còn có các triệu chứng của bệnh nữa nếu không có biến chứng xảy ra.

Cách phòng bệnh thường gặp vào mùa tựu trường và những lưu ý cho trẻ

Khi bị bệnh tay chân miệng, bé nhà bạn có thể gặp triệu chứng sốt

Cách phòng ngừa

Để đảm bảo sức khỏe của trẻ, bố mẹ cần cố gắng tăng cường sức đề kháng giúp trẻ chống lại nguy cơ nhiễm bệnh, đồng thời thực hiện những biện pháp như sau:

  • Rửa tay thường xuyên: Đảm bảo cả trẻ em và người lớn rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi tiếp xúc với trẻ và trong suốt quá trình chăm sóc trẻ.
  • An toàn thực phẩm: Hãy đảm bảo thực phẩm được nấu chín kỹ và sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Hạn chế tiếp xúc: Không nên để trẻ chơi với đồ chơi, đồ vật hoặc tiếp xúc với các bề mặt đồ mà người bệnh đã tiếp xúc trước đó.
  • Vệ sinh đồ dùng: Lạu sạch các bề mặt và đồ dùng tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, tay nắm cửa, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường.
  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh: Tránh cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc những người nghi ngờ mắc bệnh tay chân miệng.[1]

Cách phòng bệnh thường gặp vào mùa tựu trường và những lưu ý cho trẻ

Bổ sung vitamin C giúp trẻ tăng sức đề kháng phòng ngừa bệnh

Bệnh thuỷ đậu

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường được lây trực tiếp từ người này sang người khác. Nguyên nhân chính gây ra bệnh này là sự tiếp xúc với virus varicella-zoster, chúng thường xâm nhập vào cơ thể thông qua niêm mạc của đường hô hấp như miệng, hầu họng và đôi khi cũng có thể xâm nhập qua đường tiêu hoá, kết mạc mắt.

Bệnh thủy đậu có khả năng lây truyền nhanh chóng từ người bệnh sang người khác, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 1 – 2 ngày trước khi người bệnh bắt đầu phát triển các vết mụn nước. Do đó, việc đề phòng và hạn chế tiếp xúc với người bệnh là rất quan trọng để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh thủy đậu.

Cách phòng bệnh thường gặp vào mùa tựu trường và những lưu ý cho trẻ

Khi mắc bệnh thủy đậu 1 – 2 ngày, bé nhà có thể nổi các mụn nước

Triệu chứng

Bệnh thủy đậu phát triển qua bốn giai đoạn với thời gian cụ thể như sau:

  • Giai đoạn ủ bệnh (từ 10 – 20 ngày): Giai đoạn này không có triệu chứng rõ ràng.
  • Giai đoạn khởi phát: Bắt đầu với sốt nhẹ, nhức đầu, mệt mỏi và phát ban đỏ. Các triệu chứng như hạch sau tai và viêm họng có thể xuất hiện trong 24 – 48 giờ đầu.
  • Giai đoạn toàn phát: Bệnh nhân có sốt cao, chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu, và các nốt ban đỏ bắt đầu xuất hiện, sau đó chuyển thành mụn nước. Các nốt ban này có thể gây ngứa, rát và xuất hiện khắp cơ thể và trong miệng.
  • Giai đoạn hồi phục (từ 7 – 10 ngày): Các mụn nước sẽ tự vỡ, khô lại và bong vảy trong quá trình hồi phục. Việc vệ sinh kỹ các vết thủy đậu và sử dụng thuốc trị sẹo và thâm rất quan trọng để tránh xuất hiện sẹo lõm sau khi mụn biến mất.

Cách phòng bệnh thường gặp vào mùa tựu trường và những lưu ý cho trẻ

Giai đoạn hồi phục bệnh thủy đậu, mụn nước sẽ tự động vỡ và khô lại

Cách phòng ngừa

Để chủ động trong việc phòng tránh bệnh Thủy đậu, Bộ Y tế và Cục Y tế dự phòng khuyến nghị các bậc phụ huynh cần chú trọng nâng cao sức đề kháng cho trẻ và đồng thời thực hiện các các biện pháp sau đây:

  • Tránh tiếp xúc gần với những người đang mắc bệnh thủy đậu để ngăn chặn sự lây lan.
  • Những người mắc bệnh thủy đậu cần nghỉ học hoặc làm việc ít nhất từ 7 đến 10 ngày kể từ khi xuất hiện triệu chứng để đảm bảo không lây lan bệnh cho người khác.
  • Sử dụng xà phòng và rửa tay thường xuyên, dùng các đồ dùng cá nhân riêng và thực hiện vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
  • Thường xuyên làm sạch, khử khuẩn nhà cửa, trường học và các vật dụng sinh hoạt bằng các chất sát khuẩn thông thường.
  • Tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu cho trẻ em từ 12 tháng tuổi để tăng cường sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc bệnh.[2]

Cách phòng bệnh thường gặp vào mùa tựu trường và những lưu ý cho trẻ

Tăng cường sức đề kháng cho bé bằng vitamin ở dạng siro giúp trẻ nhanh hấp thu

Ngộ độc thực phẩm

Nguyên nhân

Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi người ta tiêu thụ thức ăn hoặc đồ uống bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn hoặc virus. Có nhiều nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm, bao gồm:

  • Sán lá gan: Được tìm thấy trong các món ốc, gỏi cá sống và thực phẩm chưa qua chế biến.
  • Vi khuẩn Salmonella: Gây ra bệnh thương hàn, thường đi kèm với triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, sốt, chói mắt và tiêu chảy.
  • Vi khuẩn Clostridium botulinum: Thường tồn tại trong thịt cá ươn, có khả năng gây tổn hại cho hệ thần kinh trung ương và có thể gây tử vong.
  • Độc tố do tụ cầu Staphylococcus tiết ra: Có trong thịt gia cầm sống và sữa, gây ra các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, sốt, tiêu chảy và tăng nhịp tim.
  • Virus Norwalk và viêm gan A: Có thể xuất hiện trong các thực phẩm như rau sống, đồ nguội, hến, sò và ốc ở những nơi có nguồn nước bị ô nhiễm.
  • Chất bảo quản thực phẩm: Sử dụng không đúng cách có thể gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm.

Cách phòng bệnh thường gặp vào mùa tựu trường và những lưu ý cho trẻ

Sán lá gan là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc thực phẩm

Triệu chứng

Triệu chứng của ngộ độc thực phẩm thường xuất hiện sau khi người bệnh tiêu thụ thực phẩm hoặc đồ uống bị nhiễm độc. Chúng có thể phát triển chỉ sau vài phút hoặc vài giờ, hoặc thậm chí sau vài ngày khi cơ thể đã tiêu hóa hết thức ăn nhiễm độc.

Dựa vào nguyên nhân gây ra ngộ độc, triệu chứng có thể thể hiện như sau:

  • Ngộ độc do hóa chất trong thực phẩm: Triệu chứng có thể không chỉ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa mà còn tác động lên các cơ quan khác. Những biểu hiện thường gặp bao gồm chói mắt, đau đầu, trụy mạch và tim đập không đều.
  • Ngộ độc do vi sinh vật (virus, vi khuẩn, nấm mốc) có trong thực phẩm: Bệnh nhân thường trải qua các triệu chứng như khô môi, khát nước, tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, đổ mồ hôi nhiều, và sốt.
  • Ngộ độc do chất độc tự nhiên có trong thực phẩm: Khi chế biến măng, sắn, cóc, cá nóc mà không đúng cách, người bệnh có thể gặp các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.

Cách phòng bệnh thường gặp vào mùa tựu trường và những lưu ý cho trẻ

Ngộ độc thực phẩm có thể khiến cho tim đập không đều

Cách phòng ngừa

Để tránh ngộ độc thực phẩm, bạn cần xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống hợp lý, tập trung nâng cao khả năng miễn dịch và tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, ba mẹ có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Chọn thực phẩm tươi và nấu kỹ: Chọn thực phẩm tươi, không hỏng, mốc. Kiểm tra thịt, cá và sản phẩm động vật trước khi mua.
  • Giữ vệ sinh: Bảo quản thực phẩm và dụng cụ nấu nướng sạch sẽ. Rửa tay trước và sau khi tiếp xúc với thực phẩm.
  • Bảo quản thức ăn: Ăn thức ăn nhanh sau khi nấu hoặc bảo quản ở nhiệt độ an toàn. Đun lại thức ăn từ tủ lạnh trước khi ăn.
  • Sử dụng nước sạch: Uống nước sạch, đảm bảo nước đã đun sôi và bảo quản nước sạch sẽ.
  • Giữ vệ sinh cá nhân: Đảm bảo vệ sinh cá nhân đúng cách trước khi chuẩn bị thức ăn.
  • Giữ vệ sinh môi trường: Bảo vệ môi trường sống sạch sẽ và diệt côn trùng, gián, chuột.

Tìm hiểu thêm: 25 cách trị táo bón tại nhà vào ngày lễ và các lưu ý khi bị táo bón

Cách phòng bệnh thường gặp vào mùa tựu trường và những lưu ý cho trẻ

Với hệ miễn dịch khoẻ mạnh giúp bé chống lại các tác nhân gây bệnh

Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp

Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thường thấy ở trẻ nhỏ có thể được phân thành hai nhóm chính:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên: Chúng ta thường gặp các bệnh như viêm họng, viêm thanh quản, các loại cảm lạnh và cảm cúm thông thường.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp dưới: Bao gồm viêm phế quản và viêm phổi.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh viêm đường hô hấp thường xuất phát từ các tác nhân vi khuẩn hoặc virus như liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn và thậm chí là một số loại nấm gây viêm nhiễm tại các cơ quan đường hô hấp.

Đối với người có sức kháng yếu như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ cùng với những người mắc chứng suy giảm miễn dịch hoặc phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.

Ngoài ra, môi trường sinh hoạt, vui chơi đóng một vai trò quan trọng trong việc lan truyền bệnh. Những người thường xuyên sống trong môi trường ẩm ướt, không đảm bảo vệ sinh hoặc tiếp xúc với điều hòa ở nhiệt độ thấp là điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của các virus, vi khuẩn gây bệnh hô hấp và có nguy cơ cao mắc bệnh viêm đường hô hấp.

Cách phòng bệnh thường gặp vào mùa tựu trường và những lưu ý cho trẻ

Môi trường nhiều khói bụi làm cho bé nhà dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp

Triệu chứng

Nhiễm trùng đường hô hấp có thể xuất hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng này có thể bao gồm:

  • Nghẹt mũi và chảy nước mũi.
  • Đau họng.
  • Nhức đầu.
  • Đau cơ.
  • Ho và hắt hơi.
  • Mất khứu giác và vị giác.
  • Sốt cao.
  • Ù nhức tai.

Cách phòng bệnh thường gặp vào mùa tựu trường và những lưu ý cho trẻ

Nhiễm trùng đường hô hấp lâu có thể xuất hiện triệu chứng đau họng

Cách phòng ngừa

Tùy vào vị trí gây bệnh cụ thể mà việc điều trị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp có thể khác nhau. Nhưng để phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường hô hấp hiệu quả, an toàn, các mẹ cần tập trung tăng cường sức đề kháng cho trẻ thường xuyên.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số cách chữa bệnh sau để áp dụng cho bé nhà mình:

Nhiễm trùng hô hấp trên:

  • Cảm lạnh thông thường: Chỉ dùng thuốc thông mũi, thuốc hạ sốt và nghỉ ngơi tại giường thường có thể đẩy lùi bệnh.
  • Viêm xoang: Điều trị triệu chứng bằng thuốc giảm đau và chườm nóng lên vùng đau xoang bị ảnh hưởng và thuốc thông mũi để thúc đẩy dẫn lưu xoang.
  • Viêm họng: Sử dụng các loại kháng sinh như penicillin G, tetracycline điều trị triệu chứng được khuyến cáo đối với viêm họng do virus.

Nhiễm trùng hô hấp dưới:

  • Viêm phế quản và viêm tiểu phế quản: Sử dụng corticosteroid, thuốc giãn phế quản hoặc kháng sinh dự phòng cho một số bệnh nhân bị viêm phế quản mãn tính.
  • Viêm phổi: Nên tiêm ngừa phế cầu khuẩn cho những bệnh nhân có nguy cơ cao mắc bệnh nhiễm trùng phế cầu khuẩn bao gồm cả bệnh nhân cắt lách, người già và bất kỳ bệnh nhân nào bị suy giảm miễn dịch do bệnh tật hoặc điều trị nội khoa.[3]

Cách phòng bệnh thường gặp vào mùa tựu trường và những lưu ý cho trẻ

Bổ sung sản phẩm tăng cường sức đề kháng giúp hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh viêm đường hô hấp

Bệnh sốt xuất huyết

Nguyên nhân gây bệnh

Sốt xuất huyết là một bệnh cấp tính được gây ra bởi virus Dengue thông qua vết chích của muỗi nhiễm bệnh. Chúng thường sống trong những khu vực có nước đọng, đặc biệt là sau khi mưa và thường xuất hiện ở các khu vực có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Virus Dengue có bốn chủng huyết thanh khác nhau, gọi là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Khi một người nhiễm virus của một chủng nào đó, họ sẽ có sự miễn dịch với chủng virus đó suốt đời nhưng vẫn có khả năng mắc các chủng khác. Do đó, một người có thể mắc bệnh sốt xuất huyết nhiều lần trong đời.

Cách phòng bệnh thường gặp vào mùa tựu trường và những lưu ý cho trẻ

Sốt xuất huyết gây ra bởi virus Dengue qua vết chích của muỗi nhiễm bệnh

Triệu chứng

Sốt xuất huyết được truyền từ người sang người thông qua muỗi vằn, có thể gây ra cả các triệu chứng nhẹ hoặc nặng, tùy thuộc vào mức độ nhiễm bệnh và giai đoạn bệnh. Trong giai đoạn ủ bệnh, thời gian từ khi nhiễm bệnh đến khi xuất hiện triệu chứng (từ 3 đến 14 ngày), người bệnh có thể trải qua các triệu chứng như:

  • Sốt cao.
  • Phát ban trên cơ thể.
  • Đau nhức cơ và khớp.
  • Nhức đầu nặng.
  • Đau mắt.
  • Buồn nôn và nôn mửa.

Tuy nhiên, sốt xuất huyết cũng có thể dẫn đến các triệu chứng nặng và đe dọa tính mạng. Các triệu chứng nặng này có thể bao gồm nhịp tim nhanh, tiểu ít, chảy máu trong cơ thể và có thể dẫn đến tử vong. Khi đó, bạn nên đưa con nhỏ đến gặp bác sĩ để khám và điều trị kịp thời.

Cách phòng bệnh thường gặp vào mùa tựu trường và những lưu ý cho trẻ

Bệnh sốt xuất huyết có thể khiến bạn buồn nôn và thậm chí nôn mửa

Cách phòng ngừa

Để bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa bị muỗi đối bạn có các biện pháp như sau:

  • Sử dụng thuốc chống côn trùng như DEET và Picaridin.
  • Mặc áo sơ mi dài tay, quần dài giúp bảo vệ bé khỏi sự tấn công của muỗi và giảm nguy cơ bị đốt.
  • Thường xuyên kiểm tra, làm sạch các vật dụng chứa nước như lốp xe, chậu trồng cây.
  • Việc bỏ muối hoặc dầu vào bát nước dưới chân chạn tủ đựng chén bát và thay nước trong bình hoa và bình bông cũng có thể giúp ngăn muỗi đẻ trứng.[4]

Cách phòng bệnh thường gặp vào mùa tựu trường và những lưu ý cho trẻ

Sử dụng thuốc chống côn trùng để ngăn ngừa muỗi sinh sôi

Những lưu ý cho trẻ khi tựu trường

Việc trẻ em quay trở lại trường học sau một thời gian dài nghỉ học đòi hỏi sự chuẩn bị và quan tâm đặc biệt từ phía phụ huynh và giáo viên. Để đảm bảo rằng bé nhà bạn được bảo vệ và an toàn trong môi trường học tập, dưới đây là một số điều cần lưu ý:

  • Tạo thói quen rửa tay cho trẻ: Việc rửa tay là biện pháp quan trọng để ngăn ngừa việc lây lan vi khuẩn và các bệnh truyền nhiễm. Hãy tạo thói quen cho trẻ rửa tay thường xuyên, đặc biệt trước khi ăn, sau khi sử dụng nhà vệ sinh và sau khi tiếp xúc với bất kỳ vật thể hay bề mặt nào.
  • Dạy cho trẻ cách rửa tay đúng cách: Trẻ nên sử dụng xà phòng và nước ấm, sau đó rửa kỹ càng trong ít nhất 20 giây. Làm sạch cả bàn tay, các ngón tay và bên dưới móng tay. Nếu trường học của bé nhà bạn không có bồn rửa tay, hãy cung cấp cho trẻ một chai nước rửa tay khô có cồn để sử dụng khi cần.
  • Hướng dẫn trẻ cách ho và hắt hơi đúng cách: Trẻ cần biết cách hắt hơi vào khuỷu tay hoặc khăn giấy, không nên hoặc hắt hơi trực tiếp ra không khí. Điều này giúp tránh việc phát tán vi khuẩn, từ đó bảo vệ cả bản thân và người khác. Nếu có triệu chứng về sổ mũi hoặc hắt hơi, hãy khuyến nghị cho trẻ sử dụng khăn giấy một lần và sau đó ném chúng vào thùng rác.
  • Hướng dẫn trẻ tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng của mình: Nhắc nhở trẻ không nên chạm tay vào các bộ phận như mắt, mũi, miệng mà không rửa tay trước. Điều này giúp ngăn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua các niêm mạc và làm giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh.
  • Khuyên trẻ không chia sẻ đồ dùng và ly tách với bạn bè: Trong thời kỳ dịch bệnh, bạn nên khuyến khích trẻ không nên chia sẻ đồ dùng cá nhân như ly, đồ ăn, hoặc các vật phẩm cá nhân khác với bạn bè. Điều này giúp giảm nguy cơ tiếp xúc với các vi khuẩn từ người khác và ngược lại.

Cách phòng bệnh thường gặp vào mùa tựu trường và những lưu ý cho trẻ

>>>>>Xem thêm: Cách phòng ngừa lây nhiễm virus Corona bạn nên biết

Trẻ cần biết cách ho vào khăn giấy để tránh phát tán bệnh

Hy vọng bài viết này giúp ba mẹ hiểu hơn thông tin về các bệnh thường gặp mùa tựu trường để có thể bảo vệ bé con nhà mình tránh khỏi căn bệnh nguy hiểm này. Bố mẹ cần chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ để đảm bảo an toàn và giúp bé có thể bắt đầu năm học mới khỏe mạnh, phát triển toàn diện nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *