Hen phế quản là bệnh đường hô hấp nguy hiểm, bệnh diễn tiến nhanh và có thể gây tử vong. Vào những ngày thời tiết lạnh như mùa mưa rất dễ xuất hiện những cơn hen cấp. Cùng tìm hiểu một số biện pháp phòng tránh dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: 11 Biện pháp phòng tránh bệnh hen phế quản mùa mưa
Contents
- 1 Tránh các dị nguyên
- 2 Sử dụng máy lọc không khí
- 3 Không hút thuốc lá, tránh khói thuốc thụ động
- 4 Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng
- 5 Duy trì tâm lý thoải mái, ổn định
- 6 Giữ ấm cơ thể, không tắm mưa
- 7 Đeo khẩu trang mỗi khi ra đường
- 8 Hạn chế/không tiếp xúc người đang mắc bệnh đường hô hấp
- 9 Tập thể dục nhẹ nhàng
- 10 Thận trọng trong việc sử dụng thuốc
- 11 Dùng thuốc dự phòng hen đều đặn
- 12 Khi nào cần gặp bác sĩ
- 13 Một số bệnh viện uy tín
Tránh các dị nguyên
Phần lớn nguyên nhân gây ra những đợt hen cấp là do người bệnh vô tình tiếp xúc với dị nguyên như mạt bụi, nấm mốc, phấn hoa, chất tẩy rửa, vảy da, lông của thú cưng (chó, mèo, chim,…). Biện pháp tốt nhất là nên thường xuyên chú ý vệ sinh môi trường ở sạch sẽ, tránh xa các dị nguyên, không nuôi thú cưng khi trong nhà đã có người mắc bệnh.
Lông chó là dị nguyên có thể gây khởi phát cơn hen
Sử dụng máy lọc không khí
Khi sử dụng máy lọc không khí tại nhà sẽ làm giảm đáng kể một số dị nguyên có khả năng gây kích ứng đường thở như bụi, nấm mốc, vi khuẩn, lông thú cưng,… Bên cạnh đó, không khí môi trường trong lành cũng sẽ giảm bớt các triệu chứng của bệnh hen.
Sử dụng máy lọc khí giúp loại bỏ các dị nguyên
Không hút thuốc lá, tránh khói thuốc thụ động
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ nhập viện và tử vong ở người bệnh hen. Đồng thời, làm tăng tốc độ suy giảm chức năng hô hấp, làm giảm hiệu quả của thuốc dự phòng. Khói thuốc chứa nhiều hóa chất gây kích ứng niêm mạc đường hô hấp. Những người bị hen nếu hút thuốc hay hít phải khói thuốc thụ động từ người khác hút thuốc, tình trạng viêm cũng sẽ nặng thêm lên và đưa đến cơn hen cấp.
Do đó, bạn không nên hút thuốc lá, đặc biệt không hút ở những địa điểm như bệnh viện, trường học, nhà văn hoá, bến xe, bến tàu, rạp chiếu phim,… để bảo vệ sức khỏe cho bản thân cũng như mọi người xung quanh.
Không nên hút thuốc lá, nhất là những người mắc bệnh hen
Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với những người mắc bệnh hen. Tăng đề kháng giúp người bệnh hen chống lại các bệnh hô hấp khác như cảm lạnh, cúm, viêm phế quản, viêm phổi,… bằng cách xây dựng một chế độ ăn dinh dưỡng, bổ sung vitamin và khoáng chất, nhất là vitamin C.
Cũng lưu ý tránh các thức ăn đã từng gây dị ứng, hoặc có thành phần sulfite – thường thấy trong các chất bảo quản thực phẩm như khoai tây, tôm, hoa quả khô, bia, rượu đã qua chế biến vì thường gây các cơn hen.
Chế độ ăn dinh dưỡng giúp người bệnh hen khoẻ mạnh
Duy trì tâm lý thoải mái, ổn định
Cảm xúc như lo lắng, tức giận, sợ hãi hay sự kích động làm co thắt phế quản và khởi phát cơn hen. Do đó, người bệnh cần giữ cho mình tâm lý thoải mái, ổn định, tránh việc căng thẳng quá mức.
Tâm lý thoải mái góp phần giúp kiểm soát cơn hen tốt hơn
Giữ ấm cơ thể, không tắm mưa
Không khí lạnh chính là tác nhân dễ khiến bạn mắc đợt cấp của hen phế quản, vì vậy hãy hạn chế đi ra ngoài khi trời mưa, thời tiết lạnh. Nếu bắt buộc phải ra ngoài, bạn cần trang bị khăn, nón, găng tay, vớ (tất), áo choàng, áo mưa để giữ ấm cơ thể. Một số thức uống như trà gừng, trà sả, trà chanh nóng,… có thể giúp bạn giữ ấm cho cơ thể mùa mưa lạnh.
Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Synmedic của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Uống trà gừng giúp giữ ấm cơ thể khi trời lạnh
Đeo khẩu trang mỗi khi ra đường
Tình trạng ô nhiễm môi trường kéo theo sự gia tăng các bệnh hô hấp. Các tác nhân khói, bụi từ các phương tiện giao thông, nhà máy, xí nghiệp, công trình có thể gây kích ứng, co thắt phế quản làm khởi phát cơn hen. Đeo khẩu trang đạt chuẩn là cách để hạn chế tối đa khói bụi tiếp xúc trực tiếp với đường thở.
Luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh khói bụi
Hạn chế/không tiếp xúc người đang mắc bệnh đường hô hấp
Các bệnh đường hô hấp như cảm lạnh, cúm, viêm xoang,… lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp với nhau. Việc hạn chế/không tiếp xúc người đang mắc bệnh đường hô hấp đồng nghĩa với việc giúp tránh được các tác nhân gây ra cơn hen cấp như vi khuẩn, vi-rút,…
Một số bệnh hô hấp lây nhiễm qua việc tiếp xúc giữa người với người
Tập thể dục nhẹ nhàng
Tập thể dục đều đặn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, ở người mắc bệnh hen thì cần hết sức lưu ý, bởi sự gắng sức có thể là nguyên nhân khởi phát cơn hen cấp. Người bệnh chỉ nên thực hiện những bài tập nhẹ nhàng, từ từ, không gắng sức và nên sử dụng thuốc giãn phế quản trước khi vận động thể lực.
Đi bộ có lợi cho sức khoẻ của người mắc bệnh hen
Thận trọng trong việc sử dụng thuốc
Nguyên tắc khi điều trị bất kỳ bệnh lý nào bằng thuốc cũng cần sự chỉ định và hướng dẫn sử dụng của bác sĩ, dược sĩ. Một số thuốc có thể làm khởi phát cơn hen như aspirin, thuốc chống viêm giảm đau không steroid (piroxicam, ibuprofen, indomethacin,…), thuốc chống tăng huyết áp (thuốc chẹn beta, ức chế men chuyển), một số kháng sinh,…
>>>>>Xem thêm: 13 điều kiêng kỵ khi mang thai các mẹ cần lưu ý
Một số loại thuốc uống gây ra cơn hen cấp cho người mắc bệnh hen
Dùng thuốc dự phòng hen đều đặn
Nhiều người bệnh hen có xu hướng ngưng dùng thuốc dự phòng hen khi cảm thấy các triệu chứng đã thuyên giảm. Tuy nhiên, điều này làm tăng tần suất xuất hiện các cơn hen cấp, thậm chí làm nặng thêm tình trạng bệnh. Thuốc dự phòng cơn hen phải được dùng hàng ngày ngay cả khi không còn triệu chứng và dùng ít nhất 3 đến 6 tháng.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Bạn nên đến gặp bác sĩ trong các trường hợp sau:
- Ho, khò khè, khó thở kéo dài nhiều ngày đến 1 tuần mà không cải thiện.
- Bạn có tiền sử hen phế quản và cần theo dõi bệnh.
- Bạn mắc bệnh hen phế quản và các triệu chứng của bệnh nghiêm trọng hơn bình thường.
- Các biện pháp điều trị đang áp dụng không cải thiện tình trạng bệnh.
Một số bệnh viện uy tín
Khi có các biểu hiện như các trường hợp liệt kê trên, bạn nên đến các cơ sở y tế gần nhất hoặc đến các khoa hô hấp ở các bệnh viện uy tín để được thăm khám và chữa trị kịp thời:
- TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Đại học Y Dược, bệnh viện Nhân dân 115,…
- Hà Nội: Bệnh viện Phổi Trung ương, bệnh viện Trung ương Quân đội 108, bệnh viện Đại học Y Hà Nội,…
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đến quý bạn đọc những thông tin bổ ích về biện pháp phòng tránh bệnh hen phế quản. Hãy chú ý tránh xa các dị nguyên, luôn giữ ấm cơ thể và đến gặp bác sĩ khi có các triệu chứng bất thường nhé!