Khi bước vào tuổi dậy thì, các bé gái đã biết chăm sóc cho nhan sắc của mình. Và một bộ tóc khỏe, bóng mượt là điều ao ước của hầu hết các bé gái, nhưng thật tiếc là ở độ tuổi dậy thì, mái tóc rất dễ bị tổn thương và gãy rụng. Vậy nguyên nhân nào gây nên điều bất tiện này và cách chữa trị như thế nào? Bạn vui lòng tham khảo bài viết dưới nhé!
Bạn đang đọc: Chứng rụng tóc ở nữ tuổi dậy thì
Mặc dù khỏe mạnh, không có bệnh ngoài da nhưng tại sao các em vẫn bị rụng tóc?
Ở dưới lớp da của con người có một lớp tế bào đặc biệt, gọi là lớp biểu mô. Chính từ lớp biểu mô đó mà tóc – và cả lông – sinh ra, mọc lên, rồi xuyên qua da ra ngoài, trở thành tóc và lông của con người. Điều đó cũng giống như cây lúa: cây lúa bắt rễ từ trong lòng đất, mọc lên, rồi xuyên qua mặt đất vươn ra ngoài. Lòng đất ví như lớp biểu mô, mặt đất ví như da.
Chúng ta đều biết: muốn cho cây lúa được tươi tốt, thì lòng đất phải nhận được đủ phân bón. Đối với tóc con người cũng thế: muốn cho tóc được mọc lên tốt, không bị rụng luôn luôn, thì lớp biểu mô dưới da, thì chất bổ dưỡng. Đối với lớp biểu mô dưới da, thì chất bổ dưỡng chủ yếu là một loại Vitamin, gọi là Vitamin B5, hoặc Acid Pantothénique.
Tóc của các em gái ở tuổi dậy thì mà bị rụng nhiều, là vì ở lớp mô của các em đã thiếu chất Vitamin B5 đó. Tại sao khi đến tuổi dậy thì nhiều em gái lại thiếu chất Vitamin B5 này? Là vì tuổi đó, rất nhiều bộ phận trong cơ thể các em bắt đầu phát triển mạnh: như ngực (vú), mông, cơ quan sinh dục… và sự phát triển các bộ phẩn này cũng đòi hỏi, cũng tiêu thụ hết nhiều Vitamin B5, mà các thức ăn hàng ngày đưa vào đã trở nên không đủ. Do đó, lớp biểu mô bị thiếu hụt chất Vitamin B5. Tóc các em bị rừng nhiều trong tuổi này là do vậy.
Tìm hiểu thêm: Hãng sản xuất Abbvie S.r.l của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Có thể làm gì để chữa trị chứng rụng tóc này?
Muốn chống rụng tóc thì phải dùng thêm Vitamin B5 và có nhiều trong
– Các loại đậu: đậu xanh, đậu đen, đậu nành… và mè đen.
– Các loại nấm, kể cả nấm rơm.
– Lòng đỏ trứng.
– Sữa ong chúa.
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu US Pharma của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Như vậy, các em gái ở tuổi dậy thì bị rụng tóc nhiều cần ăn thêm các thức ăn trên. Sau 2-3 tháng, khi lớp biểu mô đã được bồi dưỡng đủ bằng Vitamin B5, tóc các em sẽ bớt rụng dần, mọc thêm, và sẽ trở nên tốt, dài.
Còn nếu hiện tượng rụng tóc quá nhiều, mà gia đình lại “sốt ruột”, muốn chữa trị nhanh chóng, thì có thể cho em gái đó dùng thêm một loại thuốc, tên là Bépanthème. Liều trung bình cho một em gái ổ tuổi dậy thì là mỗi ngày 3 viên (mỗi viên có 100mg Vitamin B5). Em gái đó sẽ uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên. Uống liên tục hàng ngày. Trung bình, sau 3-4 tuần, sẽ thấy kết quả khả quan, hiện tượng rụng tóc sẽ giảm và tóc mới sẽ mọc lên.
Chứng rụng tóc ở nữ tuổi dậy thì mặc dù không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, tuy nhiên đối với các bé gái ở lứa tuổi dậy thì. Mái tóc yếu, dễ gãy rụng sẽ làm các bé thiếu tự tin thậm chí là mặc cảm. Hi vọng rằng những kiến thức ở trên có thể giúp các em phần nào hiểu được nguyên nhân và cách khắc phục chứng rụng tóc ở lứa tuổi dậy thì. Và chúc các em có một mái tóc khỏe mạnh và suôn mượt!
(Nguồn: Trích từ sách BỆNH TRẺ EM CÁCH PHÒNG TRÁNH VÀ ĐIỀU TRỊ – trang 114 đến 116)
Kenshin