Sử dụng lá trầu không trị đau mắt đỏ là một trong những mẹo dân gian được rất nhiều người truyền tai nhau áp dụng. Vậy cách chữa đau mắt đỏ bằng lá trầu không có hiệu quả không, tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Chữa đau mắt đỏ bằng lá trầu không: Hậu quả khôn lường!
Contents
Đau mắt đỏ là bệnh gì?
Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là bệnh lý xảy ra tại màng trong suốt lót phần mí mắt trên lẫn dưới với các biểu hiện viêm, nhiễm trùng. Khi đó, các mạch máu nhỏ trong kết mạc bị sưng lên khiến lòng trắng mắt có màu đỏ hoặc hồng tuỳ theo mức độ.
Đau mắt đỏ có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, khởi phát một cách đột ngột ở một bên mắt sau đó lan sang mắt còn lại. Bệnh dễ lây lan từ người này sang người khác thông qua hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với dịch mắt của người bị bệnh.[1]
Bệnh thường sẽ khỏi hẳn sau 7 – 10 ngày nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị hợp lý thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như loét giác mạc, giảm thị lực, mù lòa.
Đau mắt đỏ biểu hiện các triệu chứng của viêm, nhiễm trùng tại kết mạc mắt
Nguyên nhân gây đau mắt đỏ
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây bệnh đau mắt đỏ [2]:
- Virus: Đa số các trường hợp đau mắt đỏ là do Adenovirus hoặc có thể do virus Herpes simplex và Varicella-zoster gây ra. Đau mắt đỏ do virus rất dễ lây lan và có thể bùng phát thành dịch.
- Vi khuẩn: Viêm kết mạc gây ra do các vi khuẩn như Staphylococcus auerus, Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenza,… Đau mắt đỏ do vi khuẩn thường gặp ở trẻ em hơn người lớn với các triệu chứng tương tự như ở virus (đau họng, sốt nhẹ, mệt mỏi,…).
- Do dị ứng: Đây là kết quả phản ứng hệ miễn dịch với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, cỏ, bụi, lông động vật,… Viêm kết mạc do dị ứng không lây nhiễm và thường xảy ra hơn ở những người mắc hen suyễn hay bệnh chàm.
- Do kích ứng: Các hóa chất hay dị vật khi rơi vào mắt cũng có thể gây đỏ và kích ứng mắt. Viêm kết mạc do kích ứng cũng có thể do sử dụng kính áp tròng bị nhiễm khuẩn hay do đeo quá lâu.
Adenovirus là tác nhân phổ biến gây bệnh đau mắt đỏ
Các triệu chứng đau mắt đỏ
Triệu chứng đau mắt đỏ có thể khác nhau đối với mỗi người tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là các triệu chứng điển hình của đau mắt đỏ:[3]
- Mắt cộm xốn như có dị vật trong mắt.
- Mắt đỏ ở một hay cả hai mắt.
- Cảm thấy ngứa và nóng rát ở mắt.
- Chảy nước mắt và sưng mí mắt.
- Mắt tiết nhiều ghèn làm kết dính hai mí mắt, nhất là lúc bạn mới ngủ dậy.
- Có thể kèm theo các triệu chứng khác tương tự bệnh cảm lạnh như đau họng, mệt mỏi, sốt,…
Đau mắt đỏ có thể xảy ra ở một hay cả hai mắt
Có nên dùng lá trầu không để chữa đau mắt đỏ?
Trong lá trầu không có chứa tinh dầu có hoạt tính kháng khuẩn như eugenol, chavicol. Kết hợp cùng với vị cay nồng, tính ấm và mùi thơm gắt nên lá trầu không được nhiều người sử dụng để đắp hoặc xông khi bị đau mắt đỏ.
Sau khi đắp hoặc xông, người bệnh sẽ có cảm giác dễ chịu và đỡ xốn mắt do đó dễ lầm tưởng rằng lá trầu không có tác dụng trị bệnh. Tuy nhiên, tinh dầu nóng chứa trong lá trầu không có thể gây bỏng giác mạc, loét giác mạc và nhiễm khuẩn nặng hơn.[4]
Vì vậy, khi phát hiện bệnh đau mắt đỏ bạn cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Bên cạnh đó, bạn cần tránh sử dụng lá trầu không hay các biện pháp dân gian khác chưa được khoa học chứng minh vì có thể khiến bệnh nặng thêm.
Tìm hiểu thêm: Cách chăm sóc mắt sau mổ đục thuỷ tinh thể tránh biến chứng nguy hiểm
Sử dụng lá trầu không trị đau mắt đỏ là một quan niệm sai lầm
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Người bị suy giảm miễn dịch (ung thư, HIV,…), trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị. Ngoài ra, người khoẻ mạnh bình thường nếu đau mắt đỏ kèm các triệu chứng dưới đây:[5]
- Mắt bị đỏ dữ dội.
- Đau mắt.
- Nhạy cảm với ánh sáng.
- Nhìn mờ mặc dù đã lau dịch tiết ra khỏi mắt.
- Các triệu chứng không cải thiện sau 24 giờ sử dụng kháng sinh.
Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ cần được đưa đi khám ngay
Cách điều trị đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ do virus
Đau mắt đỏ do virus thường tự khỏi sau 7 – 14 ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể kéo dài đến 3 tuần. Lưu ý, không tự dùng thuốc kháng sinh để điều trị đau mắt đỏ do virus mà có thể dùng thuốc nhỏ mắt, thuốc kháng virus theo chỉ định của bác sĩ.
Đau mắt đỏ do vi khuẩn
Viêm kết mạc do vi khuẩn thường cải thiện sau 2 – 5 ngày và khỏi hoàn toàn sau 2 tuần mà không cần dùng kháng sinh. Tuy nhiên, kháng sinh giúp rút ngắn thời gian nhiễm khuẩn, hạn chế các biến chứng và giảm sự lây lan sang người khác. Bạn cần sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc nhỏ mắt theo hướng dẫn của bác sĩ.
Đau mắt đỏ do dị ứng
Sử dụng thuốc kháng histamin (thuốc uống hay thuốc nhỏ mắt) giúp giảm đau mắt đỏ do dị ứng. Đồng thời, bạn cần tránh xa các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật,… để đảm bảo hiệu quả điều trị.[5]
Cách phòng ngừa đau mắt đỏ lây lan
Để chủ động phòng chống bệnh đau mắt đỏ, bạn cần thực hiện các biện pháp sau:
Đối với người chưa bị bệnh
- Hạn chế dụi tay vào mắt, mũi và miệng.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn trước khi đưa tay lên mắt.
- Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân hoặc nghi ngờ bị bệnh đau mắt đỏ.
- Sử dụng riêng vật dụng cá nhân.
- Vệ sinh mắt, mũi và họng mỗi ngày.
Đối với người đã bị bệnh
- Đến cơ sở y tế để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
- Không tự ý điều trị nếu chưa được sự đồng ý của nhân viên y tế.
- Không dùng chung khăn lau mặt hoặc khăn tắm với người khác.
- Không tụ tập ở nơi đông người.
- Tự cách ly bản thân với người thân để tránh lây nhiễm
>>>>>Xem thêm: Cách sử dụng toner (nước hoa hồng) hiệu quả trong quy trình dưỡng da
Không dùng chung khăm tắm là biện pháp cần thiết để ngăn ngừa đau mắt đỏ
Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về bệnh đau mắt đỏ. Lưu ý, không sử dụng lá trầu không để chữa bệnh mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được điều trị đúng cách.