Dịch Covid-19 đang có xu hướng gia tăng hiện nay và có khả năng gây nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, nhất là với người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ đang mang thai. Cùng tìm hiểu về cách chăm sức khỏe cho mẹ bầu trong mùa dịch Covid-19 qua bài viết sau đây!
Bạn đang đọc: Chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu trong mùa dịch COVID-19
Contents
Dấu hiệu nhiễm Covid-19 ở bà bầu
Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ thường rất nhạy cảm với các tác nhân có hại từ môi trường do giảm khả năng miễn dịch và dễ mắc các bệnh truyền nhiễm hơn so với bình thường.
Các triệu chứng khi nhiễm Covid-19 ở bà bầu thường xuất hiện sau khi tiếp xúc với nguồn lây từ 3 – 14 ngày (trung bình là 07 ngày) với đặc trưng:
- Sốt trên 38,5 độ C, kèm theo cảm giác sợ lạnh, rét run.
- Nghẹt mũi một hoặc hai bên, chảy nước mũi trắng trong, hắt hơi.
- Đau đầu, nhức mỏi cơ bắp.
- Giảm hoặc mất khứu giác, vị giác.
- Ngứa rát họng, ho khan hoặc ho đờm trắng.
- Rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng hoặc nôn mửa.
Chảy nước mũi là triệu chứng thường gặp ở sản phụ mắc Covid-19
Điều trị Covid-19 cho bà bầu như thế nào?
Trường hợp thai phụ có thể tự cách ly và điều trị tại nhà
Để có thể tự thực hiện cách ly tại nhà, thai phụ cần thỏa những điều kiện sau:
- Thai phụ có thể trạng sức khỏe tốt, chế độ ăn uống đầy đủ.
- Mắc các triệu chứng Covid-19 mức độ nhẹ, không có đau tức ngực hoặc khó thở.
- Không mắc đái tháo đường thai kỳ hoặc béo phì.
- Không mắc bệnh lý trước đó như bệnh về máu, hen phế quản, bệnh tim mạch, suy thận hoặc lupus ban đỏ hệ thống…
Tuy nhiên trong thời gian cách ly và điều trị tại nhà, thai phụ cần lưu ý một số điểm sau như:
- Thường xuyên theo dõi nhiệt độ, nhịp thở và độ bão hòa oxy trong máu qua máy SpO2, tối thiểu 2 lần/ngày.
- Nếu sốt trên 38,5 độ C có thể sử dụng thuốc hạ sốt (paracetamol) dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ.
- Uống đầy đủ lượng nước cần thiết (từ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày) hoặc bổ sung oresol để hạn chế mất nước.
- Lựa chọn thực phẩm tươi sạch, đa dạng mỗi ngày.
- Thường xuyên sát khuẩn tay và bề mặt thai phụ tiếp xúc để tránh lây bệnh cho người xung quanh.
Trường hợp thai phụ cần nhập viện điều trị
Thai phụ có những biểu hiện nhiễm Covid-19 mức độ nặng như:
- Nhịp thở trên 20 lần/phút hoặc chỉ số SpO2 dưới 96%.
- Khó thở hoặc tức ngực.
- Sốt cao trên 38.5 độ C và không giảm sau khi sử dụng thuốc hạ sốt.
- Môi hoặc đầu ngón tay tím lạnh.
- Thai phụ ngủ li bì, lừ đừ khó đánh thức.
- Ăn uống kém, chán hoặc bỏ ăn không rõ nguyên nhân.
- Buồn nôn, nôn nhiều (4 lần/giờ hoặc 6 lần trong 4 giờ).
- Đi ngoài kéo dài không cầm.
- Xuất hiện cơn co tử cung bất thường, cử động thai nhiều hoặc giảm so với bình thường.
- Ra máu âm đạo bất thường.
Ngoài ra, người bệnh đang điều trị các bệnh lý khác kèm theo cần đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám, tư vấn và theo dõi cho đến khi khỏi Covid-19.
Bà bầu cần được điều trị Covid-19 tại bệnh viện khi chỉ số SpO2 thấp dưới 96%
Một số thắc mắc về việc bà bầu bị Covid-19
Mẹ bầu bị Covid-19 con có bị ảnh hưởng không?
Hiện nay, chưa ghi nhận các báo cáo liên quan đến những ảnh hưởng như truyền bệnh sang thai nhi, sảy thai hoặc đẻ non… ở sản phụ mắc Covid-19.
Tuy nhiên, do hệ miễn dịch của cơ thể sản phụ có nhiều thay đổi nên người bệnh cần theo dõi và khám thai thường xuyên để kịp thời phát hiện và điều trị biến chứng (nếu có) sau nhiễm bệnh.
Mẹ bầu mắc Covid-19 nên khám thai thường xuyên để phát hiện sớm bất thường nếu có
Covid-19 ở thai phụ có nguy hiểm không?
Cơ thể thai phụ sau khi nhiễm Covid-19 sẽ xuất hiện hàng loạt phản ứng miễn dịch để tiêu diệt virus như người bình thường.
Bệnh chỉ nguy hiểm khi đáp ứng miễn dịch trở nên quá mạnh mẽ gây “cơn bão cytokine” hoặc xuất hiện các dấu hiệu của suy hô hấp như nhịp thở tăng, SpO2 giảm…
Tìm hiểu thêm: Ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu? Cách chăm sóc bệnh nhân
Sản phụ mắc Covid thấy khó thở, suy hô hấp là triệu chứng nguy hiểm
Có được cho con bú khi mẹ nhiễm Covid-19?
Sữa mẹ là nguồn cung cấp dưỡng chất và kháng thể quan trọng cho con trong giai đoạn đầu của cuộc đời. Ngoài ra, virus Covid-19 không truyền qua nhau thai và sữa từ mẹ sang con nên thai phụ có thể cho trẻ uống sữa mẹ sau sinh.
Nhưng sau khi ra đời, hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt nên dễ mắc Covid-19 nếu tiếp xúc với nguồn lây. Để trẻ được bú sữa mẹ giảm khả năng nhiễm bệnh cho trẻ mà các mẹ nên:
- Sát khuẩn tay và đầu vú sạch sẽ.
- Vắt sữa vào bình đã tiệt trùng cho trẻ uống.
- Lượng sữa còn dư, có thể được bảo quản trong tủ mát và hâm nóng lại trước khi cho trẻ uống.
Mẹ nhiễm Covid-19 nên vắt sữa cho trẻ uống để hạn chế lây bệnh
Chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mang thai thời Covid
Phụ nữ mang thai có thể thực hiện một số biện pháp sau để hạn chế lây nhiễm Covid-19 tại nhà như:
- Tiêm vaccine ngừa bệnh theo hướng dẫn của cơ sở y tế.
- Hạn chế tiếp xúc với người có triệu chứng sốt, ho, đau đầu, hắt hơi…
- Thường xuyên sát khuẩn tay.
- Hạn chế đưa tay lên mắt, mũi hoặc miệng.
- Đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài đường.
- Đi bộ nhẹ nhàng hoặc tập yoga để tăng cường thể lực.
- Ăn uống đa dạng các chất như thịt, trứng, cá, các chất béo có lợi từ dầu olive, hạt óc chó, hạt macca… đặc biệt bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu như sắt, kẽm, vitamin C…
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Éloge France Việt Nam của nước nào? Có tốt không?
Tiêm vaccine chống Covid-19 là cách giúp mẹ bầu hạn chế nhiễm bệnh
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn biết được cách chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu trong mùa dịch Covid-19. Hãy thực hiện các biện pháp phòng chống dịch và rèn luyện sức khỏe thể chất để hạn chế mắc bệnh nhé!