Cát cánh là gì? Lợi ích của cát cánh đối với sức khỏe

Rate this post

Cát cánh được biết đến với tác dụng trị ho, long đờm, viêm họng rất hiệu quả. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu về cát cánh, những công dụng của nó đối với sức khỏe và lưu ý khi sử dụng loại dược liệu này ở bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Cát cánh là gì? Lợi ích của cát cánh đối với sức khỏe

Cây cát cánh có tác dụng khứ đàm, khai thông phế khí, bổ phế, tốt cho hầu họng. Vì thế, vị thuốc tự nhiên này thường được sử dụng điều trị viêm họng, tiểu tiện không lợi, ho có nhiều đờm và một số bệnh lý khác.

Cát cánh là gì?

Cát cánh là gì? Lợi ích của cát cánh đối với sức khỏe

Cây cát cánh còn có tên gọi khác là kết canh, mộc tiện, bạch dược, phù hổ hay cánh thảo. Tên khoa học của nó là Platycodon grandiflorum thuộc họ hoa chuông Campanulaceae.

Loài cây này có nguồn gốc từ khu vực Đông Bắc của Châu Á, phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên.

Đây là một loại cây lâu năm thường trồng ở vùng núi và cánh đồng. Cát cánh cao từ 40 đến 100 cm, có rễ dày, nhựa trắng chảy ra khi thân cây bị cắt.

Lá dài từ 5 đến 12 cm, mọc vòng hoặc đối xứng nhau, không có cuống, phiến lá hình trắng, mép lá có răng cưa to và lá trên thân mọc cách.

Hoa cát canh có hình chuông, màu xanh lam và mép có 5 thùy, các thùy có gân nổi rõ. Hoa thường mọc vào tháng 5-8, quả hình trứng ngược vào mùa ở tháng 7 đến tháng 9 hàng năm.

Rễ củ nạc, bên ngoài có màu vàng nhạt và là bộ phận dùng làm dược liệu.

Cát cánh thu hoạch vào tháng 2 – 8 hàng năm. Sau thu hoạch, chúng được rửa sạch và sau đó đem phơi hoặc sấy khô.

Vị thuốc cát cánh có chứa nhiều thành phần hóa học như Methyl 2-O-Methylplatyconate-A, Platycodin C, D, A, Polygalin acid, Platycogenic acid, b-D-Glucoside, a-Spinasteryl, a-Spinasterol,…Ngoài ra, chúng còn chứa calci, chất xơ, sắt, khoáng chất, protein và vitamin.

Lợi ích của cát cánh đối với sức khỏe

Trong y học hiện đại

Cát cánh là gì? Lợi ích của cát cánh đối với sức khỏe

Trong y học hiện đại, cát cánh có những tác dụng dược lý như sau:

Tác dụng nội tiết: nước được sắc từ dược liệu cát cánh có khả năng làm giảm đường huyết của thỏ, đặc biệt là đối với những con thỏ được gây tiểu đường nhân tạo.

Chống nấm: nước sắc từ cây cát cánh có thể gây ức chế được hầu hết các loại nấm gây bệnh trên da.

– Saponin có trong thảo dược có tác dụng làm giảm đau, kháng viêm, giải nhiệt, ức chế miễn dịch, chống viêm loét dạ dày và an thần.

Hệ hô hấp: sử dụng nước sắc cát cánh cho mèo và chó đã được gây mê, người ta nhận thấy rằng niêm mạc phế quản tăng tiết dịch. Do vậy, cây thuốc cát cánh có khả năng làm long đờm và giảm ho hiệu quả.

Trong chuyển hóa lipid: sử dụng nước sắc từ cát cánh cho chuột uống, kết quả cho thấy giúp làm giảm cholesterol trong gan và đồng thời thúc đẩy chuyển hóa cholesterol trong cơ thể.

Huyết học: thành phần saponin có trong cây thuốc cát cánh có tác dụng giúp tán huyết mạnh. Tuy nhiên, thành phần này thường bị phân hủy khi sử dụng qua đường uống.

Theo Y học cổ truyền

Tìm hiểu thêm: Viêm tai ngoài kiêng ăn gì? 6 thực phẩm cần tránh xa

Cát cánh là gì? Lợi ích của cát cánh đối với sức khỏe

Cây thuốc cát cánh có vị cay tính hơi ôn (theo Bản Kinh), vị đắng không có độc và tính bình (theo Dược Tính Bản Thảo), vị cay đắng và tính hơi ấm (theo Trung Dược học). Theo Đông y cát cánh có những tác dụng như:

Trừ hàn nhiệt, bổ máu, tốt cho thanh quản, ngũ tạng.

Trị ho, long đàm, bổ phế và tiêu mủ.

Giảm đầy bụng, ứ huyết

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cát cánh:

Chữa ho nhiều đờm: Cát cánh 9g, sắc uống, chia 2 phần, uống trong ngày. Dùng trong trường hợp ho nhiều đờm, buồn bực khó chịu trong ngực, đau họng, khản tiếng…

Chữa sưng phổi: Cát cánh 50g, cam thảo 100g. Sắc 2 nước, trộn lẫn, uống ngày 1 thang, chia 2 lần. Dùng cho người phổi sưng nôn ra mủ, vết thương mung mủ nhưng chưa loét.

Viêm phổi, viêm phế quản mạn tính: Rau diếp cá 36g, cát cánh 15g. Sắc 2 nước, trộn lẫn, uống ngày 1 thang chia 2 lần.

Viêm amidan cấp tính: Cát cánh 10g, sinh địa 30g, cam thảo 5g, mạch môn đông 12g. Sắc 2 nước, trộn lẫn, uống ngày 1 thang, chia 2 phần, uống trong ngày.

Viêm họng cấp tính: Rễ sơn đậu 20g, cát cánh 10g, hoa kim ngân 6g, mạch môn đông 8g. Sắc 2 nước. Uống ngày 1 thang, chia 2 phần, uống trong ngày.

Viêm thanh quản: Cát cánh sao 5g, kha tử nướng 5g, cam thảo sao 2g, thục địa 6g. Sắc 2 nước, uống ngày 1 thang, chia 2 phần, uống trong ngày.

Viêm phổi ho đờm, có mủ: Cát cánh 15g, nhân hạt bí đao 12g, rau giấp cá 30g, cam thảo 6g. Sắc 2 nước, uống ngày 1 thang, chia 2 phần, uống trong ngày.

Giảm ho, tiêu suyễn: Huyền sâm 9g, mạch môn đông 9g, cát cánh 9g, cam thảo 3g. Các vị trên nghiền thành bột mịn, trộn đều, rây nhỏ, chia làm 2 gói, mỗi lần 1 gói, hãm với nước sôi trong bình kín. Bài thuốc này giảm ho tiêu suyễn, dùng cho người bị ho do phế âm bất túc.

Liều dùng và lưu ý khi sử dụng cát cánh:

Cát cánh là gì? Lợi ích của cát cánh đối với sức khỏe

>>>>>Xem thêm: Cây cỏ mỹ là gì? 8 tác hại gây “chết người” và các thông tin cần biết

Bài thuốc dùng cát cánh ở dạng bột uống hoặc thuốc nước sắc,… tùy thuộc vào mục đích sử dụng, liều lượng có thể từ 4-12 gram.

Một số lưu ý khi sử dụng bài thuốc có chứa cát cánh:

– Người bị lao phổi, ho lâu ngày, viêm phế quản ho khan ít đờm, kiêng uống riêng 1 vị cát cánh với lượng nhiều và thời gian kéo dài.

– Người viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày kiêng uống nhiều cát cánh.

– Không uống quá liều lượng.

– Cát cánh kỵ thịt heo.

– Âm hư ho lâu ngày đi kèm với ho ra máu không nên dùng cát cánh.

Hy vọng những thông tin hữu ích trong bài viết trên giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu cát cánh và những công dụng của nó mang lại cho sức khỏe. Để sử dụng cát cánh an toàn và hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc người có chuyên môn trước khi sử dụng.

Nguồn: suckhoedoisong, wikipedia

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *