Cập nhật thông tin về biến thể mới XBB.1.16 của COVID-19

Rate this post

Kể từ năm 2020, khi đại dịch Covid-19 bùng nổ khắp thế giới thì chủng virus này đã không ngừng biến đổi và hình thành nhiều biến thể mới với các triệu chứng khác nhau cũng như tốc độ lây lan chóng mặt. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về biến thể mới XBB.1.16 của Covid-19 hiện nay.

Bạn đang đọc: Cập nhật thông tin về biến thể mới XBB.1.16 của COVID-19

Phát hiện biến thể mới XBB.1.16

Từ ngày 08/04 đến ngày 23/04 năm 2023, ngoài biến thể XBB.1.5 (hiện đã xuất hiện ở 95 quốc gia), Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hồ Chí Minh và viện Pasteur còn phát hiện được thêm các biến thể phụ khác của Omicron như XBB.1.16, XBB.1.9.1, XBB.1.16.1,…

Với khả năng lây lan mạnh cùng với việc người dân có phần lơ là trong công tác phòng chống dịch bệnh và tỷ lệ tiêm chủng ngừa Covid-19 tại nhiều địa phương chưa được đảm bảo thì khả năng bùng dịch trở lại là tương đối cao.

Thực tế, số ca nhiễm Covid-19 tại nước ta đang liên tục tăng từng ngày, khoảng 2.731 ca (26/04/2023) kéo theo tỷ lệ nhập viện và số ca chuyển nặng cũng tăng theo.

Cập nhật thông tin về biến thể mới XBB.1.16 của COVID-19

Biến thể XBB.1.16 đang được tìm thấy rộng rãi ở các nước Châu Á

Biến thể XBB.1.16 nguy hiểm như thế nào?

Biến thể XBB.1.16 có một vài đặc điểm sau khiến nó nguy hiểm hơn và cần được chú ý hơn những biến thể còn lại như:

  • Biến thể XBB.1.16 có khả năng đánh lừa hệ miễn dịch, tức là virus corona sẽ thay đổi để tránh sự nhận biết của hệ miễn dịch, làm cho nó khó bị phát hiện và tiêu diệt. Từ đó, làm cho hiệu quả của vaccine phòng ngừa Covid-19 giảm tác dụng.
  • Biến thể XBB.1.16 gây ra phản ứng mạnh trong cơ thể như sốt cao hơn hoặc viêm kết mạc mắt,…

Cập nhật thông tin về biến thể mới XBB.1.16 của COVID-19

Biến thể XBB.1.16 có thể gây sốt cao hơn những biến thể khác

Điểm khác biệt của biến thể XBB.1.16 so với các chủng khác

Biến thể XBB.1.16 là một biến thể phụ của Omicron nên khi mắc bệnh sẽ có những biểu hiện lâm sàng tương tự với thể bệnh này. Một số triệu chứng của biến thể Omiron thường gặp như: đau họng, ho khan, mệt mỏi,…

Tuy nhiên, điều đặc biệt là biến thể XBB.1.16 đã xuất hiện những đột biến mới trong gen mã hóa protein gai khiến khả năng lây nhiễm của nó cao hơn cả biến chủng Omicron trước đó làm tăng khả năng bùng dịch trở lại.

Cập nhật thông tin về biến thể mới XBB.1.16 của COVID-19

Biến thể XBB.1.16 có thể làm bùng phát dịch trở lại

Tốc độ lây lan nhanh hơn

Bên cạnh biến thể phổ biến và đáng được quan tâm XBB.1.15, thì một vài nghiên cứu đã chỉ fra rằng biến thể XBB.1.16 có tốc độ phát triển và lây lan cao hơn (1,17 – 1,27 lần so với Omicron) do khả năng tránh hệ thống miễn dịch của XBB.1.16 có phần hiệu quả hơn.[2]

Biến chủng XBB.1.16 đang là biến chủng Covid-19 phổ biến tại Ấn Độ, góp phần vào việc nâng số ca nhiễm bệnh tại nước này đạt 10.000 ca/ngày với tỷ lệ 4.2%. Ngoài ra, biến chủng này cũng đang ngày càng phổ biến tại các quốc gia lân cận Việt Nam như Thái Lan, Indonesia, Philippines,…

Cập nhật thông tin về biến thể mới XBB.1.16 của COVID-19

Tốc độ lây lan của biến thể XBB.1.16 cao hơn cả biến thể XBB.1.15 và Omicron trước đó

Các triệu chứng mới của COVID-19 khi mắc biến thể XBB.1.16

Các triệu chứng của XBB.1.16 ở người lớn

Các biểu hiện khi mắc biến thể XBB.1.16 ở người lớn thường không đặc hiệu và khá giống với mắc cảm cúm thông thường như:

  • Triệu chứng viêm đường hô hấp trên: có thể gặp ho, hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau họng,…
  • Sốt: thường dao động trong khoảng từ 38,5 đến 39 độ C trong 1 – 2 ngày.
  • Đau mỏi cơ bắp: có thể kéo dài trong từ 3 – 4 ngày sau đó sẽ tự hết.
  • Tiêu chảy cấp.
  • Mất khứu giác, vị giác: không phổ biến như biến chủng Delta.
  • Một số trường hợp sẽ gặp các triệu chứng nặng hơn như: khó thở, rối loạn nhịp thở, suy hô hấp hoặc viêm phế quản nặng,…

Tìm hiểu thêm: Ảnh hưởng của hậu COVID-19 đối với bệnh nhân tiểu đường? Có nguy hiểm không?

Cập nhật thông tin về biến thể mới XBB.1.16 của COVID-19

Ho có thể là triệu chứng khi mắc biến thể XBB.1.16

Các triệu chứng của XBB.1.16 ở trẻ em

Trẻ em khi nhiễm biến thể XBB.1.16, ngoài biểu hiện mắc bệnh khá giống với người lớn thì trẻ có thể quấy khóc nhiều, mệt mỏi, ăn uống kém,… Đặc biệt là trẻ có thể xuất hiện thêm biểu hiện ở mắt như chảy nước mắt, ngứa mắt, đau mắt đỏ hoặc viêm kết mạc.

Cập nhật thông tin về biến thể mới XBB.1.16 của COVID-19

Biến thể XBB.1.16 gây viêm kết mạc ở trẻ

Các triệu chứng của XBB.1.16 ở người cao tuổi và bệnh mãn tính

Các triệu chứng của người bệnh nhiễm biến thể XBB.1.16 có thể trở nên trầm trọng hơn và làm tăng nguy cơ phải nhập viện để điều trị ở các trường hợp sau:

  • Người trên 65 tuổi.
  • Người đang mắc các bệnh mãn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, suy thận mạn tính, xơ gan, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, suy tim,…
  • Người suy giảm miễn dịch như nhiễm HIV/AIDS.
  • Người ghép tạng hoặc đang điều trị các bệnh tự miễn (viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống,…).
    Cập nhật thông tin về biến thể mới XBB.1.16 của COVID-19

    Biến thể XBB.1.16 ở người lớn tuổi có thể xuất hiện các triệu chứng trầm trọng hơn

Cách phòng ngừa biến thể Covid-19 mới

Để phòng ngừa biến thể mới XBB.1.16 của Covid-19 thì bạn cần lưu ý một số biện pháp sau:

  • Tiêm chủng đầy đủ các mũi tăng cường vaccine phòng Covid-19.
  • Giữ khoảng cách tối thiểu 1m khi tiếp xúc với mọi người xung quanh.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường, nhất là khi sử dụng các phương tiện công cộng hoặc đi đến nơi đông người.
  • Ăn uống các thực phẩm sạch, tươi ngon và đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, nhất là các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu như vitamin C, vitamin E, kẽm, selenium,…
  • Vệ sinh, sát khuẩn môi trường xung quanh và bề mặt làm việc.
  • Làm sạch và thông thoáng không khí trong nhà hoặc cơ quan bằng việc mở cửa sổ thường xuyên hoặc sử dụng các thiết bị lọc không khí,…
  • Tăng cường thể chất và sức đề kháng bằng việc tập thể dục thể thao đều đặn.

Nếu nghi ngờ mắc Covid-19, bạn có thể sử dụng que test Covid để tự chẩn đoán và điều trị tại nhà nếu các triệu chứng của bệnh ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, nếu có các biểu hiện nặng hoặc các đối tượng có nguy cơ chuyển nặng cao, bạn có thể đến khám tại các cơ sở y tế tại địa phương.

Bạn có thể tham khảo một số địa chỉ khám và chữa Covid-19 sau đây:

  • TP.HCM: bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Đại học Y dược TP. HCM, bệnh viện Thống Nhất,…
  • Hà Nội: bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Quân đội Trung ương 108, bệnh viện Đại học Y Hà Nội,…

Cập nhật thông tin về biến thể mới XBB.1.16 của COVID-19

>>>>>Xem thêm: Xem ngay những loại trái cây tốt cho người bị gãy xương

Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường là cách phòng ngừa biến thể XBB.1.16 hiệu quả

Bài viết trên đã đem đến cho bạn những thông tin bổ ích về biến thể mới XBB.1.16 của Covid-19. Để phòng chống bệnh hiệu quả, bạn nên bổ sung đầy đủ lượng protein, vitamin và khoáng chất cần thiết, tích cực tập luyện thể dục để tăng thể trạng.

Nguồn: Healthline, HCDC, Hindustan Times.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *