Hiến máu có tốt không? Có ảnh hưởng sức khoẻ không? Lưu ý khi hiến máu

Rate this post

Hiến máu là một hành động đẹp và cần thiết giúp các bệnh nhân có thể tiếp tục duy trì điều trị. Vậy hiến máu có tốt không, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Hiến máu có tốt không? Có ảnh hưởng sức khoẻ không? Lưu ý khi hiến máu

Hiến máu là gì?

Máu là một trong những thành phần quan trọng nhất của cơ thể. Đây là chế phẩm sinh học duy nhất mà con người chưa tổng hợp theo phương pháp nhân tạo được. Vì vậy, nguồn máu phục vụ điều trị cho những bệnh nhân thiếu máu chỉ có thể được lấy từ người hiến máu.

Hiến máu là một hành động tự nguyện, người hiến máu đồng ý cho máu của mình để truyền máu cho người bệnh, sau đó các tổ chức có chuyên môn thông qua các quá trình phân đoạn, tách và bảo quản tạo thành các chế phẩm máu, thường dùng trong bệnh viện để cứu sống người bệnh.

Hiến máu có thể bao gồm hiến máu toàn phần (các thành phần hữu hình của máu bao gồm hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu và huyết tương) hoặc tách chiết một thành phần duy nhất (ở nước ta hiện nay chỉ có gạn tiểu cầu).

Hiến máu có tốt không? Có ảnh hưởng sức khoẻ không? Lưu ý khi hiến máu

Hiến máu là hành động tự nguyện

Hiến máu có tốt không?

Thông thường, các tế bào máu sẽ được hình thành và phân hủy theo chu kỳ, dù có qua sử dụng hay không (với tế bào hồng cầu là 120 ngày, tế bào tiểu cầu hay bạch cầu là 3 tuần).

Vì vậy khi lấy đi một lượng máu thích hợp sẽ không tác động xấu đến quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể. Ngoài ra, việc hiến máu còn mang lại một số lợi ích mà ít người biết đến.

Giúp phát hiện các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn

Khi hiến máu bạn sẽ được kiểm tra sơ lược một số mục như huyết áp, nhịp tim, cân nặng, chiều cao giúp đánh giá cơ bản tình trạng cơ thể. Ngoài ra, trước khi hiến máu, bạn sẽ được tiến hành các xét nghiệm máu như nhóm máu, tổng phân tích tế bào máu và các xét nghiệm sàng lọc một số bệnh như HIV, viêm gan B, viêm gan C, giang mai.

Qua các xét nghiệm sẽ giúp đánh giá xem bạn có bị thiếu máu, bệnh lý tiềm ẩn về máu hay mắc các bệnh truyền nhiễm hay không.

Hiến máu có tốt không? Có ảnh hưởng sức khoẻ không? Lưu ý khi hiến máu

Hiến máu giúp phát hiện các bệnh truyền nhiễm qua xét nghiệm

Giảm dự trữ sắt có hại

Bệnh hemochromatosis (rối loạn hấp thu sắt) là bệnh khiến cơ thể hấp thu quá nhiều sắt từ các thực phẩm cung cấp. Sắt dư thừa sẽ được tích tụ tại các cơ quan như gan, tim, tuyến tuỵ, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ.

Chính vì vậy, hiến máu trong trường hợp này giúp thải bỏ lượng sắt thừa ra khỏi cơ thể. Đây là cách được ưu tiên sử dụng cho những bệnh nhân mắc phải căn bệnh hemochromatosis, giúp cải thiện tình trạng bệnh.

Hiến máu có tốt không? Có ảnh hưởng sức khoẻ không? Lưu ý khi hiến máu

Hiến máu giúp giảm dự trữ sắt có hại trong gan

Giảm nguy cơ bị đau tim

Theo một thống kê thì hiến máu ít nhất 1 lần mỗi năm có thể làm giảm 88% nguy cơ gặp phải các cơn đau thắt ngực liên quan đến tim so với người không hiến máu [1].

Một giả thuyết được nêu ra giải thích cho điều này là do hàm lượng sắt cao trong máu sẽ làm co mạch, gây áp lực lớn hơn đến các tế bào máu, khiến cho đường kính mạch máu giảm, các tế bào máu đôi khi không thể cung cấp đủ máu cho tim, từ đó gây ra cơn đau thắt ngực.

Hiến máu có tốt không? Có ảnh hưởng sức khoẻ không? Lưu ý khi hiến máu

Hiến máu giúp giảm nguy cơ đau thắt ngực

Giảm nguy cơ phát triển ung thư

Ở những người không mắc bệnh lý nào, không có mối liên quan giữa tần suất hiến máu và tỉ lệ giảm nguy cơ mắc các bệnh lý ung thư. Tuy nhiên, với những người có các bệnh lý khó thải sắt ra ngoài, việc hiến máu lại đóng vai trò quan trọng giúp họ giảm thiểu các nguy cơ mắc ung thư gan, ung thư phổi, ung thư tuỵ,…

Trong một nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng các bệnh nhân mắc PAD (thiếu máu cục bộ ở chi) thường xuyên hiến máu sẽ có nguy cơ mắc ung thư thấp hơn những bệnh nhân không hiến máu [2].

Hiến máu có tốt không? Có ảnh hưởng sức khoẻ không? Lưu ý khi hiến máu

Hiến máu giúp giảm nguy cơ ung thư phổi

Giúp gan khỏe mạnh

Gan là một trong những bộ phận quan trọng giúp điều hoà và cân bằng lượng sắt trong cơ thể. Chính vì vậy, việc hiến máu sẽ giúp thải trừ lượng sắt không cần thiết ra khỏi cơ thể, từ đó hỗ trợ lá gan khoẻ mạnh và không phải hoạt động quá mức để thải sắt thừa ra khỏi cơ thể [3].

Hiến máu có tốt không? Có ảnh hưởng sức khoẻ không? Lưu ý khi hiến máu

Hiến máu giúp thải bớt các chất độc hại giúp gan khỏe mạnh

Cải thiện trạng thái tinh thần của bạn

Lợi ích to lớn nhất của hiến máu sẽ khiến cho người hiến máu có tâm lý thoải mái, từ đó cải thiện và nâng cao trạng thái tinh thần.

  • Người hiến máu cảm thấy tự hào vì những cố gắng nhỏ bé của mình cũng giúp đỡ được cho nhiều người.
  • Tự tin hơn vào sức khỏe bản thân: do những người hiến máu bắt buộc phải là những người có sức khoẻ tốt.

Hiến máu có tốt không? Có ảnh hưởng sức khoẻ không? Lưu ý khi hiến máu

Hiến máu giúp bạn cảm thấy tự hào khi có thể giúp người khác

Các điều kiện để bạn được tham gia hiến máu

  • Điều đầu tiên và tiên quyết nhất: người hiến máu là người có sức khỏe tốt tình nguyện hiến máu.
  • Tuổi: từ 18 tuổi trở lên đến 60 tuổi.
  • Cân nặng: nữ từ 42kg, nam từ 45kg.
  • Huyết sắc tố: từ 120 g/l (nếu thấp hơn chỉ số này nên bổ sung các thực phẩm giàu sắt để đủ điều kiện hiến máu cho lần sau, cũng như đảm bảo sức khoẻ cho bản thân).
  • Không mắc các bệnh truyền nhiễm được sàng lọc như HIV, viêm gan B, viêm gan C, giang mai.
  • Lần gần nhất hiến máu: với hiến máu toàn phần là từ 84 ngày trở lên, với hiến thành phần máu (tiểu cầu) là từ 3 tuần trở lên.
  • Phụ nữ không có thai hoặc đã sinh con được trên 1 năm.

Hiến máu có tốt không? Có ảnh hưởng sức khoẻ không? Lưu ý khi hiến máu

Độ tuổi tham gia hiến máu là từ 18 đến 60 tuổi

Quy trình hiến máu

Có thể liệt kê 5 giai đoạn của quá trình hiến máu như sau:

Bước 1: Đăng ký tham gia hiến máu

  • Thông thường với các sự kiện sẽ có các tình nguyện viên vận động hiến máu, bạn có thể tham khảo các thông tin đi kèm để tiến hành lấy phiếu đăng ký, điền các thông tin trong phiếu hiến máu theo hướng dẫn.
  • Ngoài ra, có một số địa điểm như Viện Huyết học và truyền máu Trung Ương, bạn có thể sử dụng ứng dụng Hiến máu để đăng ký trực tuyến trước khi đến viện để chủ động hơn khi đi hiến máu.

Bước 2: Khám và tư vấn sức khỏe

  • Các bác sĩ sẽ tiến hành hỏi các tiền sử sức khỏe, giải đáp những băn khoăn, lo lắng của bạn về việc hiến máu.
  • Bác sĩ phân tích các yếu tố nguy cơ liên quan đến các bệnh truyền nhiễm.
  • Sau cùng, bác sĩ sẽ tiến hành đo các chỉ số cơ bản như huyết áp, nhịp tim, đánh giá sơ bộ thiếu máu bằng quan sát da, niêm mạc.

Bước 3: Xét nghiệm máu

  • Xét nghiệm huyết sắc tố: lớn hơn 120 g/l mới đủ điều kiện hiến máu. Dựa vào lượng huyết sắc tố cũng như cân nặng của từng người để đưa ra lượng máu sẽ hiến phù hợp.
  • Xét nghiệm nhanh virus viêm gan B.

Bước 4: Hiến máu

Mỗi người khi đã đạt đủ các điều kiện hiến máu sẽ mất khoảng 5 phút để hoàn thành toàn bộ quá trình hiến máu. Lượng máu có thể hiến sẽ tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ.

Bước 5: Sau hiến máu

  • Nghỉ ngơi tại chỗ ít nhất 10 phút, được phục vụ ăn nhẹ.
  • Nhận giấy chứng nhận hiến máu và các phần quà khác.

Hiến máu có tốt không? Có ảnh hưởng sức khoẻ không? Lưu ý khi hiến máu

Quy trình hiến máu

Đối tượng không nên hiến máu

Tuy mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng có một số đối tượng không nên thực hiện hiến máu để tránh những ảnh hưởng cho sức khỏe như:

  • Người vừa sử dụng bia, rượu hoặc các chất kích thích khác.
  • Người có các bệnh lý mạn tính về tim mạch, tiêu hoá, hô hấp,…
  • Người đang mắc các bệnh lý cấp tính: có các dấu hiệu nhiễm khuẩn như sốt, mệt mỏi,…
  • Người đã nhiễm HIV, viêm gan B, C và các bệnh truyền qua đường máu khác.
  • Người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV, viêm gan B, viêm gan C và các bệnh truyền qua đường máu khác trong 12 tháng gần đây.
  • Người có quan hệ tình dục không an toàn với nhiều người.
  • Người nghiện ma tuý.
  • Phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Người sử dụng kháng sinh trong vòng 1 tuần.
  • Người vừa nhổ răng số 8 (răng khôn) hoặc phẫu thuật trong vòng 1 năm.
  • Người thiếu yếu tố đông máu bẩm sinh.

Tìm hiểu thêm: Collagen là gì? 10 tác dụng của collagen đối với sức khỏe bạn nên biết

Hiến máu có tốt không? Có ảnh hưởng sức khoẻ không? Lưu ý khi hiến máu

Phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt không nên hiến máu

Trước khi hiến máu cần làm gì?

Đặt lịch hẹn hoặc ghi chú thời gian hiến máu

Thông thường, nếu hiến máu ở các chương trình hiến máu thì chỉ có một thời gian nhất định đã được ấn định từ trước. Nếu có ý định tham gia hiến máu, bạn nên đặt lịch trước, khi gần đến thời gian sẽ có các tình nguyện viên gọi điện nhắc nhở bạn thời gian hiến máu.

Hiến máu có tốt không? Có ảnh hưởng sức khoẻ không? Lưu ý khi hiến máu

Đặt lịch hẹn hiến máu để được tình nguyện viên nhắc nhở về lịch hiến máu

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

Bạn nên ăn một bữa ăn lành mạnh, cung cấp nhiều rau xanh và các nhóm chất cần thiết trước khi hiến máu. Đồng thời, nên tránh thức ăn có chứa nhiều chất béo hoặc nhiều đạm như các món chiên, rán, kem hoặc khoai tây chiên.

Hiến máu có tốt không? Có ảnh hưởng sức khoẻ không? Lưu ý khi hiến máu

Bổ sung nhiều rau xanh và hạn chế đồ ăn dầu mỡ trước khi hiến máu

Nghỉ ngơi và uống đủ nước

  • Bạn cần nghỉ ngơi đầy đủ, giữ một tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc trước khi hiến máu (ít nhất 6 tiếng, thường sẽ được khuyến cáo nên ngủ trước 22 giờ đêm ngày hôm trước khi đi hiến máu).
  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể để tránh mất nước, hoặc ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm trước khi hiến máu.

Hiến máu có tốt không? Có ảnh hưởng sức khoẻ không? Lưu ý khi hiến máu

Đêm trước hiến máu nên ngủ sớm, trước 22h, để tránh ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm

Lưu ý cần nhớ khi đi hiến máu

Mang theo giấy tờ tùy thân

Bạn phải mang theo giấy tờ tùy thân như CCCD, CMND hoặc bất kỳ giấy tờ tùy thân khác có mặt để chứng minh được danh tính, cũng như tuổi của bạn có đủ để hiến máu hay không.

Hiến máu có tốt không? Có ảnh hưởng sức khoẻ không? Lưu ý khi hiến máu

Mang theo giấy tờ tuỳ thân là điều cần thiết khi đi hiến máu

Chuẩn bị danh sách thuốc đang dùng

Bạn cần phải liệt kê đầy đủ các thuốc đang dùng trong thời gian gần đây, để có thể cung cấp cho bác sĩ những thông tin đầy đủ và quan trọng, tránh những hệ quả xấu trong và sau khi hiến máu. Ví dụ như khi dùng aspirin không được hiến tiểu cầu (do ảnh hưởng đến đông máu).

Hiến máu có tốt không? Có ảnh hưởng sức khoẻ không? Lưu ý khi hiến máu

Bạn nên chuẩn bị danh sách thuốc đang dùng trước khi hiến máu

Một số lời khuyên khác

  • Giữ tâm trạng thoải mái, trò chuyện với các tình nguyện viên.
  • Luôn có sẵn trà đường, bánh kẹo để bạn có thể ăn nhẹ trong lúc chờ hiến máu.
  • Nên mặc quần áo thoải mái, áo phông hoặc áo sơ mi có thể kéo lên quá khuỷu tay.
  • Nếu đã từng hiến máu, bạn có thể cung cấp thông tin của tay thường hay hiến máu để bác sĩ lấy ven dễ dàng hơn.

Hiến máu có tốt không? Có ảnh hưởng sức khoẻ không? Lưu ý khi hiến máu

Bạn có thể dùng trà đường, bánh kẹo khi chờ đợi hiến máu

Cần làm gì sau khi hiến máu?

Ăn nhẹ ngay sau khi hiến

Các thực phẩm được cung cấp sau khi hiến máu có tác dụng giúp bạn điều hoà tâm trạng sau khi hiến máu xong, ổn định đường trong máu và lượng nước trong cơ thể. Vì thế, hãy ăn nhẹ chút bánh kẹo, uống sữa ngay sau khi hiến máu.

Hiến máu có tốt không? Có ảnh hưởng sức khoẻ không? Lưu ý khi hiến máu

Ăn nhẹ sau hiến máu

Bổ sung thêm chất lỏng

Sau khi hiến máu, bạn nên cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể để giúp máu có thể đến các cơ quan tốt hơn, thúc đẩy đưa các nguyên liệu giúp tuỷ xương sản xuất ra các tế bào máu mới để bù lại các tế bào máu đã mất.

Hiến máu có tốt không? Có ảnh hưởng sức khoẻ không? Lưu ý khi hiến máu

Bổ sung thêm chất lỏng

Một số lời khuyên khác

  • Duỗi thẳng, tránh gập cánh tay trong vòng 15 phút.
  • Chỉ ra về khi thật sự cảm thấy thoải mái.
  • Nếu có các biểu hiện như mệt, chóng mặt, vã mồ hôi cần báo ngay cho nhân viên y tế hoặc tình nguyện viên.
  • Ăn uống, sinh hoạt như bình thường, không nên vì tâm lý vừa hiến máu xong mà cung cấp quá nhiều chất dinh dưỡng gây ra thừa chất cho cơ thể.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu sắt.
  • Tuyệt đối không được tháo băng cầm máu luôn, phải giữa ít nhất 4 – 6 giờ. Sau thời gian này nếu máu vẫn chảy, thì nâng cánh tay lên cao, băng ép lại vị trí lấy máu và tiếp tục giữ băng trong 6 giờ.
  • Nếu xuất hiện vết bầm tím, có thể sử dụng đá lạnh chườm lên vị trí lấy máu.

Hiến máu có tốt không? Có ảnh hưởng sức khoẻ không? Lưu ý khi hiến máu

>>>>>Xem thêm: Tác dụng của mật ong đối với vết thương

Nên bổ sung các thực phẩm giàu sắt sau khi hiến máu

Hiến máu cứu người là một trong những việc làm có ý nghĩa rất lớn, góp phần cứu sống rất nhiều người. Mong rằng, bạn sẽ lan toả tinh thần hiến máu tình nguyện cũng như bài viết này cho người thân và bạn bè nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *