Tay chân miệng là một bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Một số dấu hiệu thường gặp như: sốt, viêm họng, loét miệng, ăn không ngon và phát ban,… Hãy cùng Kenshin tìm hiểu rõ về các triệu chứng tay chân miệng nhé!
Bạn đang đọc: Dấu hiệu bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ em và người lớn là gì?
Contents
Sốt
Trẻ nhỏ bị tay chân miệng có thể bị sốt nhẹ hoặc sốt cao, một số trẻ không sốt.
Nếu trẻ sốt cao (trên 39 độ C) và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng.
Sốt ở trẻ bị tay chân miệng
Viêm họng
Viêm họng là dấu hiệu đặc trưng ở trẻ bị bệnh tay chân miệng.
Cảm giác khô họng, ngứa ngáy, nóng rát ở phía sau cổ họng thường là dấu hiệu của viêm họng.
Nhưng nó cũng có thể là triệu chứng đầu tiên của các tình trạng nghiêm trọng hơn, vì vậy bạn nên theo dõi xem nó phát triển như thế nào.
Hình ảnh viêm họng
Các vết phồng rộp
Xuất hiện các vết phồng rộp như bong bóng, có chất lỏng tích tụ dưới lớp biểu bì. Vết rộp có thể có mủ, máu hay huyết thanh.
Chúng nổi dạng đơn lẻ hay theo cụm, có thể ngứa hoặc đau ít hay nhiều. Không nên làm vỡ vết phồng rộp sẽ gây tình trạng nhiễm trùng, lây lan.
Các vết phồng rộp ở tay
Cảm thấy không khỏe, ăn mất ngon
Nhiễm trùng đột ngột có thể gây sốc cho cơ thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Một số bệnh có liên quan chặt chẽ hơn với tình trạng khó chịu như tay chân miệng, bệnh cúm, viêm gan,…
Sự thèm ăn của bạn có thể giảm nếu sức khỏe cơ thể không tốt, sức đề kháng kém.
Trẻ ăn không ngon, chán ăn
Mệt mỏi, cáu kỉnh, đau đầu
Ăn không ngon, biếng ăn khiến sức đề kháng giảm dẫn tới mệt mỏi đồng thời các vết phồng rộp, mụn nước khiến trẻ bị đau trở nên cáu kỉnh.
Tìm hiểu thêm: Rau đắng đất có tác dụng gì? 11 bài thuốc chữa bệnh từ rau đắng đất
Bé mệt mỏi, cáu kính, khóc quấy
Loét miệng và cổ họng, phát ban biến thành mụn nước
Vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2 – 5mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, chán ăn, lười bú sữa, hay chảy dãi.
Rát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối,…
Điều này cũng là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, ăn mất ngon trong khi bị bệnh.
Vết lở loét niêm mạc miệng
Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối cũng có thể ở mông xuất hiện những nốt ban đỏ trên da.
Vết ban tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày), sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm. Đặc điểm các ban này thường không ngứa, không đau.
Phát ban ở tay, chân và trên mặt
Dấu hiệu sớm cảnh báo diễn biến nặng
- Trẻ quấy khóc liên tục và kéo dài, bật tỉnh rồi khóc vào ban đêm . Đây là dấu hiệu cảnh báo biến chứng nhiễm độc thần kinh.
- Sốt cao li bì 48 giờ, không đáp ứng với thuốc hạ sốt paracetamol. Cho thấy mức độ viêm nặng trong cơ thể trẻ.
- Dễ giật mình cũng là dấu hiệu nhiễm độc thần kinh.
Trẻ sốt cao kéo dài, uống thuốc hạ sốt không giảm
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu
- Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi có hệ miễn dịch yếu, bị lở miệng, viêm họng dẫn đến ăn khó khăn.
- Trẻ sốt cao li bì, dễ dẫn tới co giật.
- Liên hệ bác sĩ nếu bé không cải thiện sức khỏe sau 10 ngày.
Các xét nghiệm, chẩn đoán
- Phân lập virus từ bệnh phẩm: phân, dịch họng, dịch nốt phồng rộp.
- Phản ứng huyết thanh xác định hiệu giá kháng thể đặc hiệu bằng phản ứng trung hoà, miễn dịch huỳnh quang.
- Xét nghiệm RT – PCR phát hiện ARN của virus.
Các bệnh viện tham khảo
Nếu trẻ có các dấu hiệu trên, bạn nên đưa bé đến Khoa Nhi để được chẩn đoán và điều trị:
- Khu vực thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Nhi Đồng 1, Bệnh viện Nhi Đồng 2, Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố, Bệnh viện Nhiệt đới,…
- Khu vực Hà Nội: Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương,…
Hy vọng bài viết này sẽ mang đến cho bạn những kiến thức về bệnh tay chân miệng. Hãy cùng chia sẻ cho người thân và bạn bè cùng biết nhé!
Dấu hiệu nhận biết sớm trẻ mắc bệnh tay chân miệng
Hand-foot-and-mouth disease
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hand-foot-and-mouth-disease/symptoms-causes/syc-20353035
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: Phương pháp điều trị ung thư tinh hoàn bạn nên biết