Cảm giác đắng miệng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau, bao gồm rối loạn tiêu hóa, viêm loét miệng, rối loạn nội tiết và cả tình trạng tâm lý. Hãy cùng tìm hiểu đắng miệng là bệnh gì và nguyên nhân điển hình gây đắng miệng qua bài viết sau đây nhé!
Bạn đang đọc: Đắng miệng là bệnh gì? 14 nguyên nhân điển hình của đắng miệng
Contents
- 1 Đắng miệng bệnh là gì? Các nguyên nhân gây đắng miệng
- 1.1 Hội chứng bỏng rát miệng (BMS)
- 1.2 Khô miệng
- 1.3 Trào ngược dạ dày – thực quản
- 1.4 Tác dụng phụ của các thuốc điều trị
- 1.5 Cảm lạnh hoặc nhiễm trùng xoang
- 1.6 Nấm miệng
- 1.7 Nhiễm trùng đường hô hấp
- 1.8 Thay đổi nội tiết tố
- 1.9 Sử dụng một số thực phẩm chức năng
- 1.10 Hóa trị và xạ trị
- 1.11 Tình trạng thần kinh bị tổn thương
- 1.12 Tiếp xúc với hóa chất
- 1.13 Vệ sinh răng miệng kém
- 1.14 Căng thẳng
- 2 Cách điều trị đắng miệng hiệu quả
- 3 Khi nào gặp bác sĩ?
Đắng miệng bệnh là gì? Các nguyên nhân gây đắng miệng
Đắng miệng bệnh là một tình trạng bệnh lý khiến người bệnh cảm thấy vị đắng trong miệng, ngay cả khi không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì có vị đắng.
Tình trạng này có thể xảy ra đột ngột hoặc kéo dài trong nhiều ngày, tuần hoặc thậm chí là nhiều tháng. Có nhiều nguyên nhân gây đắng miệng bệnh, bao gồm:
Hội chứng bỏng rát miệng (BMS)
Hội chứng bỏng rát miệng gây ra cảm giác bỏng rát, đau, khô miệng, miệng có vị đắng hoặc vị kim loại.
Sự tổn thương của các dây thần kinh vị giác ở bệnh nhân BMS có thể tạo ra cảm giác đau và đắng trong miệng. [1]
Hội chứng bỏng rát miệng làm tổn thương dây thần kinh vị giác gây đắng miệng
Khô miệng
Khi lượng nước bọt giảm đi, không đủ để duy trì độ ẩm trong miệng, các mô và niêm mạc trong miệng có thể khô hơn và dễ bị kích thích.
Điều này có thể làm cho vị giác của bạn bị ảnh hưởng, gây ra cảm giác đắng hoặc khó chịu. [2][1]
Khi lưỡi hay niêm mạc miệng bị khô sẽ dẫn đến tình trạng đắng miệng
Trào ngược dạ dày – thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản xảy ra khi cơ vòng dạ dày – thực quản hoạt động không bình thường khiến acid dịch vị hay thậm chí là thức ăn trào ngược lên thực quản.
Acid dịch vị tiếp xúc với các mô trong miệng và gây ra vị đắng trong miệng. [3][2]
Acid dạ dày bị trào ngược lên cổ họng gây ra đắng miệng
Tác dụng phụ của các thuốc điều trị
Một số loại thuốc như thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), thuốc tim mạch và các loại thuốc điều trị ung thư có thể gây ra tác dụng phụ là cảm giác đắng trong miệng.
Bản chất thuốc có vị đắng hoặc do các hoạt chất có vị đắng trong thuốc được bài tiết vào nước bọt. [3] [2]
Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) có tác dụng phụ là gây đắng miệng
Cảm lạnh hoặc nhiễm trùng xoang
Khi bạn bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng xoang, các xoang của bạn có thể bị tắc nghẽn. Điều này làm cho dịch tiết trong xoang không thoát ra được và tích tụ lại hay dịch có thể chảy xuống khoang miệng và gây cảm giác đắng miệng.
Ngoài ra, vi khuẩn sinh sôi từ dịch tích tụ hay hoạt chất từ quá trình viêm sẽ làm thay đổi vị giác, gây đắng miệng. [3]
Dịch từ trên các xoang chảy xuống khoang miệng có thể gây ra vị đắng
Nấm miệng
Nấm Candida albicans là một loại nấm thường gây ra nhiễm trùng miệng. Hoạt chất tiết ra từ phản ứng viêm hay vi khuẩn sinh sôi và phát triển từ dịch bị tích tụ đều có thể làm hình thành các chất gây mất cân bằng vị, gây ra cảm giác đắng. [2]
Nấm sinh sôi và phát triển trong miệng gây cảm giác đắng miệng
Nhiễm trùng đường hô hấp
Khi bạn bị nhiễm trùng đường hô hấp, vi khuẩn hoặc virus có thể tạo ra các chất cặn trong miệng và gây ra cảm giác đắng.
Trong quá trình điều trị nhiễm trùng đường hô hấp, bạn có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc kháng sinh. Một số loại thuốc có thể gây ra hiện tượng đắng miệng, được coi là tác dụng phụ. [2]
Vi khuẩn đi vào đường hô hấp để lại các chất cặn bã gây đắng miệng
Thay đổi nội tiết tố
Phụ nữ thường trải qua các giai đoạn bị thay đổi nội tiết tố như thời kỳ mang thai hoặc mãn kinh.
Một số hormone như estrogen và progesteron có thể ảnh hưởng đến mức pH của các chất lỏng trong cơ thể, bao gồm cả nước bọt và dịch tiêu hóa. Sự biến đổi này có thể là nguyên nhân làm cho miệng trở nên khô và gây ra cảm giác đắng hay thay đổi vị giác.
Ngoài ra, rối loạn hormone còn ảnh hưởng đến hoạt động của các dây thần kinh, gây ra cảm giác đau và đắng trong miệng. [2]
Do thay đổi nội tiết tố nên phụ nữ có thai dễ bị đắng miệng hay thay đổi vị giác
Sử dụng một số thực phẩm chức năng
Một số sản phẩm chức năng chứa nhiều khoáng chất kim loại như sắt, kẽm, đồng, crom. Khi sử những sản phẩm với liều lượng cao có thể gây ra tình trạng đắng trong miệng. [2]
Thực phẩm chức năng có nhiều khoáng chất kim loại sẽ gây ra vị đắng trong miệng
Hóa trị và xạ trị
Hóa chất trong quá trình hóa trị hoặc phương pháp xạ trị có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến nước bọt. Điều này dẫn đến sự giảm thiểu sản xuất nước bọt, làm cho miệng khô và cảm giác đắng.
Ngoài ra, một số hợp chất hóa chất hoặc tia X có thể gây kích ứng làm tổn thương vùng niêm mạc miệng và lưỡi. Do đó, bạn có thể thay đổi khẩu vị và nhạy cảm hơn với vị đắng. [3][2]
Hóa trị và xạ trị có thể làm thay đổi vị giác và nhạy cảm với vị đắng
Tình trạng thần kinh bị tổn thương
Khi dây thần kinh bị tổn thương do chấn thương hoặc viêm nhiễm, thông tin về vị giác từ miệng không được truyền đi chính xác. Điều này có thể làm cho các loại hương vị trở nên lẫn lộn và gây ra cảm giác đắng.
Khả năng cảm nhận vị có thể sai nếu dây thần kinh vị giác bị tổn thương
Tiếp xúc với hóa chất
Hóa chất có thể kích ứng hoặc làm tổn thương các mô trong miệng như lưỡi, niêm mạc gây đau khó chịu và nhạy cảm với vị đắng.
Ngoài ra, vấn đề này còn có thể gây ra phản ứng viêm, giải phóng các chất gây vị đắng. [2]
Hóa chất có thể làm tổn thương các mô và niêm mạc, tăng sự nhạy cảm với vị đắng
Vệ sinh răng miệng kém
Khi không chăm sóc răng miệng đúng cách, vi khuẩn có thể tích tụ và phát triển trong khoang miệng. Những vi khuẩn bài tiết các chất thải gây ra mùi hôi và có thể làm cho miệng có vị đắng.
Ngoài ra, vi khuẩn còn có thể xâm nhập vào niêm mạc miệng. Đây là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra nhiễm trùng và cảm giác đắng miệng.
Bên cạnh đó, còn có các mảnh vụn thức ăn mắc lại giữa các rãnh của lợi. Các vụn thức ăn bị phân hủy, bị lên men gây ra sự khó chịu và tạo ra cảm giác đắng trong miệng. [2][3]
Tìm hiểu thêm: Ứng phó với mệt mỏi sau Covid-19
Vệ sinh răng miệng kém khiến vi khuẩn tích tụ và gây cảm giác đắng trong miệng
Căng thẳng
Dưới áp lực căng thẳng, cơ thể sản xuất các hormone như cortisol và adrenalin, có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và chức năng của tuyến nước bọt. Điều này, khiến bạn phải trải qua triệu chứng khô miệng và đắng miệng.
Ngoài ra, sự stress có thể gây ra các vấn đề về dây thần kinh cảm nhận và ảnh hưởng đến cảm giác trong miệng.
Căng thẳng có thể làm thay đổi vị giác hoặc nhạy cảm với vị đắng
Cách điều trị đắng miệng hiệu quả
Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng cẩn thận
Vệ sinh răng miệng đúng cách là một yếu tố quan trọng để giảm cảm giác đắng trong miệng.
Bạn hãy chải răng ít nhất 2 lần/ngày, mỗi lần ít nhất hai phút và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng. Điều này giúp loại bỏ vi khuẩn và mảnh vụn thức ăn gây ra cảm giác đắng. [3]
Vệ sinh răng miệng cẩn thận để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn gây đắng miệng
Nhai kẹo cao su không đường và uống nhiều nước
Nhai kẹo cao su không đường có thể tăng tiết nước bọt, giúp làm sạch miệng và loại bỏ cảm giác khô miệng và đắng.
Uống nhiều nước trong ngày cũng có tác dụng tương tự, vì việc này có khả năng rửa trôi các thành phần gây ra cảm giác đắng trong miệng. [3]
Nhai kẹo cao su giúp loại bỏ vụn thức ăn gây đắng miệng
Giảm tiêu thụ thực phẩm có vị kim loại hoặc vị đắng
Một số loại thực phẩm chứa kim loại hoặc có hàm lượng chất gây đắng cao (thực phẩm chức năng) có thể là nguyên nhân gây ra cảm giác đắng trong miệng.
Các loại thực phẩm như cà phê, chocolate đen có hàm lượng chất đắng cao hay hải sản sống, cá biển chứa nhiều kim loại cũng nên hạn chế tiêu thụ. [3]
Bạn nên giảm tiêu thụ các loại thực phẩm đắng như cà phê, chocolate đen
Bổ sung vitamin C
Khi bạn tiêu thụ vitamin C, chúng tương tác với các chất gây đắng hoặc vi khuẩn trong miệng và làm thay đổi pH của môi trường. Môi trường axit có thể loại bỏ được một số vi khuẩn.
Ngoài ra, vitamin C cũng có khả năng hỗ trợ quá trình tái tạo và phục hồi mô niêm mạc miệng bị tổn thương. Điều này có thể làm giảm viêm loét, từ đó làm giảm sự nhạy cảm với vị đắng.
Bạn có thể bổ sung vitamin C thông qua việc ăn nhiều trái cây và rau xanh tươi như cam, quýt, kiwi, dứa và rau cải xanh.
Vitamin C có thể giúp cải thiện tình trạng đắng trong miệng
Xây dựng chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng
Một khẩu phần ăn giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất sẽ giúp duy trì sức khỏe răng miệng và giảm cảm giác đắng trong miệng.
Bạn nên ăn các loại thực phẩm như rau xanh, hoa quả (như chuối, lê,…), ngũ cốc nguyên hạt (như yến mạch) và các nguồn protein lành mạnh (như thịt gà, cá, đậu hũ) trong khẩu phần hàng ngày. [3]
Bổ sung nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp giảm cảm giác đắng trong miệng
Thêm gia vị vào món ăn
Bạn có thể sử dụng gia vị như chanh, đường, hành tây, gừng,… trong các món ăn để làm giảm vị đắng trong miệng.
Những loại gia vị này có khả năng làm tăng hương vị và kích thích nước bọt, từ đó giúp loại bỏ cảm giác đắng. [3]
Thêm gia vị vào món ăn sẽ giúp cải thiện vị đắng trong miệng
Khi nào gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Có một số dấu hiệu bệnh đắng miệng mà bạn nên gặp bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác. Dưới đây là một số dấu hiệu cần lưu ý:
- Đắng miệng kéo dài hoặc bị thay đổi vị giác.
- Triệu chứng tổn thương miệng như viêm nướu, loét miệng, sưng hoặc đau trong miệng.
- Triệu chứng khác kèm theo như sút cân, mệt mỏi, sốt. [3]
Khi đắng miệng kéo dài hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị nguyên nhân gây bệnh
Chẩn đoán
Xác định nguyên nhân chính xác gây ra vị đắng trong miệng của bạn là một quy trình gồm nhiều bước, bao gồm: Khai thác tiền sử bệnh, đánh giá các loại thuốc đang sử dụng, kiểm tra các vấn đề tổn thương ở vùng đầu, cổ và khoang miệng.
Sau đó, bác sĩ có thể yêu cầu một vài xét nghiệm bổ sung như:
- Kiểm tra vị giác: bệnh nhân được yêu cầu nếm các dung dịch có vị ngọt, mặn, chua và đắng để xác định và đánh giá cảm nhận vị giác.
- Xét nghiệm nước bọt: được thực hiện nếu nghi ngờ nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm.
- Chụp CT hoặc MRI: được thực hiện trong các trường hợp chấn thương đầu có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh vị giác, gây ra thay đổi hoặc mất cảm giác vị giác.
- Xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nước tiểu: được thực hiện để chẩn đoán bất kỳ tình trạng bệnh lý tiềm ẩn nào. [3]
Xét nghiệm nước bọt được yêu cầu khi nghi ngờ đắng miệng do nhiễm trùng
Các bệnh viện đa khoa uy tín
Nếu gặp các dấu hiệu như trên, bạn có thể đến ngay các cơ sở y tế gần nhất, các phòng khám hay bệnh viện chuyên khoa Tai mũi họng. Hoặc bất kỳ bệnh viện đa khoa nào tại địa phương để được thăm khám kịp thời.
Ngoài ra, có thể tham khảo một số bệnh viện lớn, uy tín dưới đây để được chẩn đoán và tư vấn điều trị phù hợp, tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra:
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Y Dược TPHCM, Bệnh viện nhân dân 115.
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa.
Bạn nên đến thăm khám ở các bệnh viện đa khoa uy tín
Hy vọng qua bài viết trên bạn có thể hiểu thêm về nguyên nhân gây đắng miệng và cách chữa trị. Nếu bạn thấy thông tin này hữu ích thì hãy chia sẻ để mọi người cùng có thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!
Can a cavity cause a bad taste in the mouth?
https://www.medicalnewstoday.com/articles/321438
Reasons for Bitter Taste in Mouth and Ways to Treat It
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: Aurobindo của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật